Nhóm “The Friends” và dòng nhạc cổ điển Việt Nam
2006.08.22
Phương Anh, phóng viên đài RFA
Khoảng chừng một năm nay, ở vùng Nam California, Hoa Kỳ, có khá nhiều người biết đến ban nhạc “The Friends” và nhắc đến họ với lòng cảm mến. Tuy mới xuất hiện, nhưng “The Friends” đã chinh phục được rất nhiều khán giả yêu nghệ thuật, nhất là những ai thích loại nhạc xưa, hay còn gọi là nhạc tiền chiến.
Điều đặc biệt hơn cả là ban nhạc này thành lập chỉ với mục đích vì nghệ thuật, không mang tính chất thương mại. Họ đến với nhau hoàn toàn cùng chung một chí hướng: gìn giữ dòng nhạc xưa của Việt Nam ở hải ngoại. Mục Câu Chuyện Hàng Tuần kỳ này xin gửi tới quí vị các chi tiết lý thú về ban nhạc “The Friends” này.
Theo lời của anh Luân Vũ, là con trai của họa sĩ Trịnh Cung, thì anh cùng người chị là Vương Hương, một nhạc sĩ chơi đàn piano nổi tiếng, đã thành lập ban nhạc “The Friends” từ lâu. Anh cho hay:
“Nhóm “The Friends” được thành lập từ năm 2001. Ngoài chị của em là Vương Hương, còn một người bạn Mã Lai chơi cello, và thêm hai người bạn nữa chơi violin và viola. Lúc đầu tụi em chỉ đến với nhau như những người bạn để cùng nhau tập dợt và chơi nhạc chỉ là “hobby” thôi.
Khi tụi em gặp anh Sĩ Dự là người đàn anh trong lãnh vực nhạc ở miền Nam California, thì cùng chí hướng với em là muốn tạo một “group”, gồm những người không phải là ca sĩ chuyên nghiệp, những nhạc công học ra trường, nhưng có nghề nghiệp khác, qui tụ lại thành một nhóm và lấy tên là “The Friends.”
Duy trì dòng nhạc thính phòng của Việt Nam
Có thể nói nhóm “The Friends”, thực sự chỉ bắt đầu hoạt động mạnh vào đầu năm 2005, sau một thời gian ngưng khá dài vì nhu cầu đời sống. Khi bắt đầu sinh hoạt trở lại, cả ba người đầu đàn là nhạc sĩ Lê Sĩ Dự, Vương Hương và Luân Vũ đã cố gắng qui tụ thêm các bạn trẻ sinh ra hay lớn lên tại Hoa Kỳ với mục đích:
Hiện bây giờ tụi em gồm có khoảng 16 người, 5 ca sĩ nam, 5 ca sĩ nữ, cộng thêm khoảng chừng 6 nhạc công. Chỉ có lòng đam mê mới xích tụi em lại gần nhau. Những người chính trong nhóm như em, chị Vương Hương và anh Lê Sĩ Dự thì mỗi tuần gặp nhau một lần để tìm những chủ đề mới, tìm những tài năng mới và tổ chức những buổi trình diễn mang các chủ đề riêng.
“Là muốn duy trì dòng nhạc thính phòng của Việt Nam, bởi vì nhạc Việt Nam là một kho tàng. Từ những nhạc xưa, nhạc tiền chiến, có giai điệu rất hay, trong khi đó, các bạn trẻ phần đông, sinh sống ở Mỹ, lớn lên ở Mỹ hầu như không biết đến nhạc xưa của Việt Nam. Một số tụi em sinh trưởng ở đây, một số lớn lên ở Mỹ, rất yêu thích nhạc tiền chiến, cho nên muốn duy trì nó.”
Sau một thời gian hoạt động trở lại, hiện nay, nhóm The Friends sinh hoạt ra sao, anh Luân Vũ cho biết:
“Hiện bây giờ tụi em gồm có khoảng 16 người, 5 ca sĩ nam, 5 ca sĩ nữ, cộng thêm khoảng chừng 6 nhạc công. Chỉ có lòng đam mê mới xích tụi em lại gần nhau.
Những người chính trong nhóm như em, chị Vương Hương và anh Lê Sĩ Dự thì mỗi tuần gặp nhau một lần để tìm những chủ đề mới, tìm những tài năng mới và tổ chức những buổi trình diễn mang các chủ đề riêng.
Trước khi trình diễn, thì tụi em có 3 tuần, mỗi buổi tối, gặp nhau sau 8 giờ rưỡi tối, tập cho đến 1, 2 giờ khuya mới về. Có những người sáng phải dậy từ 5 giờ sáng để đi làm. ”
Cũng theo lời anh Luân Vũ, lúc ban đầu, ban nhạc chưa có nhiều ca sĩ và chỉ trình diễn ở những phạm vi rất nhỏ. Sau đó, tình cờ, anh tìm được một quán cà phê có khu vườn, và khung cảnh rất “Việt Nam”. Người chủ quán tốt bụng này đồng ý để ban nhạc chơi tại đây, không tính tiền, rồi sau đó, còn đề nghị trình diễn hàng tuần.
Nhưng vì đời sống bận rộn, ai cũng phải lo mưu sinh nên chỉ thực hiện được mỗi tháng một lần với những chủ đề khác nhau như Lãng Mạn Muà Hè, Động Hoa Vàng, Đón Xuân Cùng Văn Cao. Trong những lần trình diễn như thế, ngoài việc tập dượt các bài nhạc, mọi người trong ban nhạc The Friends còn cố gắng thiết kế sân khấu sao cho phù hợp với chủ đề. Luân Vũ cho hay:
“Chẳng hạn thiết kế ngôi chùa một cột trên thân cây dừa ở quận Cam trong chương trình chủ đề “Hà Nội Xưa”, “Phố Thu” thì làm cảnh lá vàng rơi, design những bức tranh, để vừa triển lãm tranh, vừa chơi nhạc.”
Chinh phục thính giả
Là một người dẫn đầu cho các em thì Dự giải thích cho các em về bài hát đó, sự sâu sắc của bài hát đó như thế nào để khi các em hát nhạc tiền chiến. Đây là một sự kết hợp vô cùng hài hoà giữa Tây và Đông. Mục đích chính là muốn nuôi dưỡng những bài nhạc đó về sau, nếu chúng ta không nuôi dưỡng nó thì sẽ bị mất đi.
Đặc biệt, sau lần trình diễn lần đầu tiên bán vé với chủ đề Phố Thu, The Friends đã thực sự chinh phục được sự yêu mến của khán giả, nên đến chương trình chủ đề Phúc Âm Buồn Của Trịnh, được tổ chức để tưởng nhớ đến nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, đã qui tụ đến gần 1500 khán giả. Khi được hỏi vì đâu, ban nhạc The Friends lại thành công như thế, nhạc sĩ Lê Sĩ Dự cho biết: “Nhóm lúc đầu chỉ có hai người thôi, chơi những bài cổ điển, sau này, khi Dự về sinh hoạt với nhóm, Dự gom thêm các em không phải là ca sĩ, nhưng phải có giọng hát về nhạc tiền chiến, nhạc xưa. Từ đó nhóm The Friends đã lớn mạnh dần.
Nhóm The Friends gặp nhiều khó khăn vì các em đều có giọng hát được đào tạo từ trường lớp, nhưng các em không quen với nhạc Việt Nam nhiều, nhất là loại nhạc tiền chiến là loại nhạc khó hát vô cùng. Nhưng rất may là các em đều có sự cố gắng và không phải đến vì khán giả, vì các em yêu các bài hát đó và muốn hát các bài đó.
Một vài em tốt nghiệp ở Việt Nam, còn hầu hết tốt nghiệp ở bên Mỹ. Các em gặp rất nhiều khó khăn trong việc chuyển tải dòng nhạc Tây phương. Làm sao bài nhạc đó mang tính cách châu Âu nhưng không bị lỗi copy những phần trình tấu của nhạc classic cũng như tây phương vô Việt Nam.
Có nghĩa là các em phải soạn những bài nhạc mang âm hưởng của mình và mang âm hưởng của Tây phương. Âm hưởng đó không được mang âm hưởng của Bethoveen. v..v.. chỉ mang âm hưởng của classical, nhạc jazz vô dòng nhạc Việt Nam, chứ không thể kiếm một đoạn classical rồi bỏ vào trong nhạc Việt Nam. Đó là điều rất khó. Nhưng Dự rất mừng vì các em đều làm được điều đó hết.”
Để chuyển tải được hồn của các bài nhạc tiền chiến, nhạc sĩ Lê Sỹ Dự đã bỏ rất nhiều công lao để giúp cho các em. Anh nói: “Là một người dẫn đầu cho các em thì Dự giải thích cho các em về bài hát đó, sự sâu sắc của bài hát đó như thế nào để khi các em hát nhạc tiền chiến. Đây là một sự kết hợp vô cùng hài hoà giữa Tây và Đông. Mục đích chính là muốn nuôi dưỡng những bài nhạc đó về sau, nếu chúng ta không nuôi dưỡng nó thì sẽ bị mất đi.”
Sự đam mê
Riêng với nhạc sĩ Vương Hương, người chuyên soạn những giai điệu cho những người chơi đàn và các ca sĩ, thì điều quan trọng là cô đã nhận thấy sự đam mê của giới trẻ hiện nay với thị trường âm nhạc Việt Nam tại hải ngọai. Cô nói:
“Những gịong ca này đã đẩy tụi em đến sân chơi chung với nhau. Đó là cái đam mê vì nghệ thuật. Hy vọng tương lai gần đây, em sẽ kết hợp đựơc thêm tài năng khác của giới trẻ ở hải ngọai, cùng chung một sân chơi, nhất là dòng nhạc Việt Nam, những tác giả đã trải qua chiến tranh và những đau khổ, mất mát, nên những bài hát đó có nhiều thời gian và kỷ niệm.
Em rất quí và muốn giữ gìn những dòng nhạc đó cho thế hệ mai sau, để hiểu tại sao cha ông ta đã viết những bài nhạc đó như thế nào và họ có thể đam mê và tiếp tục gìn giữ nó.”
Em phải đi làm, âm nhạc thì em rất thích, nhưng cái này chỉ là một hobby để vui chơi. Tụi em chỉ là một nhóm yêu văn nghệ và tụi em muốn duy trì nhạc Việt Nam, âm nhạc thính phòng, vì bên này rất hiếm.
Đến đây, Phương Anh mời quí vị nghe một đoạn nhạc trong Liên Khúc Ru do Vương Hương hòa âm, tiếng đàn violin của Luân Vũ và cello của Nguyễn Thị Hậu: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Với những ca sĩ đến góp mặt trong ban nhạc The Friends, thì tất cả đều có công ăn việc làm ổn định. Có người là bác sĩ, kỹ sư, có người còn là sinh viên y khoa, có người kinh doanh buôn bán thật giỏi. Họ không phải là những người chuyên hát “karaoke”.
Chơi nhạc chỉ là hoppy
Với giọng hát thiên phú, họ đã chinh phục được khán giả y như những ca sĩ chuyên nghiệp. Phương Anh đã liên lạc với anh Lưu Minh Thắng, trước đâu là học sinh của trường nghệ thuật Hà Nội, và đến Mỹ định cư vào năm 1997. Anh cho hay:
“Thường tụi em hay hát về nhạc thính phòng, gồm có những bản nhạc thời tiền chiến, hoặc những bài nhạc của Từ Công Phụng, Ngô Thuỵ Miên. Em thích loại nhạc này từ lâu, qua những chương trình của nhóm biểu diễn, qua một người bạn nhạc sĩ, rủ em đến nghe The Friends, và thế là em tham gia với nhóm.
Em phải đi làm, âm nhạc thì em rất thích, nhưng cái này chỉ là một hobby để vui chơi. Tụi em chỉ là một nhóm yêu văn nghệ và tụi em muốn duy trì nhạc Việt Nam, âm nhạc thính phòng, vì bên này rất hiếm.”
Riêng với Xuân Quang, cùng với gia đình đến Mỹ từ năm 1989. Khi đó, Xuân Quang vừa tròn 15 tuổi. Nhưng có lẽ, do ảnh hưởng của gia đình nên đã thích nhạc Việt Nam và trở thành một trong những ca sĩ đầu tiên của nhóm. Anh nói: “Khoảng tháng 7 năm ngoái, bọn em lại chơi với nhau, bắt đầu bằng chương trình “Lãng Mạn Muà Hè”. Em biết Luân Vũ thôi, thường thì em trình diễn những bài nhạc xưa, cổ điển.
Từ hồi nhỏ, em ảnh hưởng của gia đình, ba em cũng là một người kéo đàn violin, chỉ chơi những bài nhạc cổ điển, em đã nghe từ nhỏ, nên thấy nhạc đó rất hay, nơi những cung bậc, hay những lời lẽ rất có ý nghĩa.”
Đến đây mời quí vị nghe tiếng hát của Xuân Quang: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Ngoài ra, anh cũng cho biết vì sao lại gắn bó với ban nhạc The Friends: “Điều quan trọng là ai cũng có biệt tài riêng của họ và đến với nhau không bằng hình thức thương mãi.
Âm nhạc và nghệ thuật là điểm cao nhất, anh em lắng nghe ý kiến của nhau. Có gì sai thì nói thẳng thắn nói ra, nên một người muốn cầu tiến và thực sự có tính nghệ sĩ thì chấp nhận những chuyện đó.”
Với ban nhạc The Friends, những bản nhạc Việt Nam tuy rất xưa nhưng lại “rất mới” với họ. Vì họ là những người trẻ, sinh ra hay lớn lên tại Hoa Kỳ, được học và hấp thụ nền âm nhạc Tây phương, lại chưa từng được nghe nói về dòng nhạc tiền chiến Việt Nam.
Thế nhưng, với sự cảm nhận và yêu chuộng nhạc Việt Nam, họ đã hy sinh thời giờ và công sức để mong sao duy trì dòng nhạc ấy cho thế hệ mai sau ở hải ngoại. Phương Anh xin dừng nơi đây và xin chia tay với quí vị trong giọng hát của Bích Vân và tiếng đàn piano của Vương Hương
Những bài liên quan
- Lớp tiếng Việt của Hội Giáo Dục Trẻ Em vùng Hoa Thịnh Đốn
- Lạm dụng tình dục ở trẻ em
- Ý kiến của phụ huynh trong vấn đề giáo dục hiện nay
- Tổ chức nhân đạo quốc tế giúp chỉnh hình miễn phí tại Việt Nam
- Trại họp bạn Hướng Đạo Việt Nam toàn thế giới lần thứ 8
- Graham Holiday và trang web noodlepie.com
- Nghề hàng mã ở Huế
- Hội nghị của thanh niên trẻ người Mỹ gốc Việt tại Virginia
- Bác sĩ Phạm Gia Cổn và phương pháp nâng cao cuộc sống
- Dự án Di Sản Người Mỹ Gốc Việt của Viện bảo tàng Smithsonian
- Huỳnh Trung Đà Giang, nữ sinh thắng giải nhất cuộc thi do đài NBC4 tổ chức
- Phim Mùa Len Trâu và đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh
- Làm thế nào để ngăn chận nạn buôn người ở Việt Nam?
- Tình trạng của các nạn nhân buôn người ở một số quốc gia
- Nạn trẻ em mại dâm ở Việt Nam
- Nghĩa trang Đồng Nhi ở Nha Trang
- Trung tâm massage của người khiếm thị ở Sài Gòn
- Hà Nội ngày nay: Các quan chức và những cô “con nuôi”
- Nhóm Xướng Nghĩa Nhân Đạo
- Lớp học tình thương ở Vạn Đò, Kim Long, Huế
- Trung Tâm Phân Tích ADN và công nghệ di truyền ở Việt Nam
- Phố “Tây Ba Lô” ở Sài Gòn (phần 2)
- Phố “Tây Ba Lô” ở Sài Gòn (Phần 1)
- Xem bói ngày Tết
- Biếu xén trong dịp Tết của người Việt ở trong nước