Tạp chí văn chương mạng Da màu (phần 1)
2007.04.22
Minh Thuỳ, đặc phái viên đài RFA
Da màu là tạp chí văn chương trên mạng do một số cây viết yêu văn chương hợp lại hình thành gần một năm nay. Với những tác phẩm truyện dài, truyện ngắn (Fiction and non-fiction) truyện chớp (Flash), truyện thình lình (Sudden fiction) của nhiều nhà văn, nhà thơ Việt Nam và ngoại quốc được đưa lên mạng bằng cả hai ngôn ngữ Anh và Việt, tạp chí Da màu đang thu hút sự chú ý của bạn đọc trong và ngoài nước. Minh Thùy thực hiện buổi phỏng vấn hôm nay với nhà văn Đặng Thơ Thơ của tạp chí Da màu.

Từ số ra mắt đầu tiên vào tháng 8 năm 2006, với chủ đề Màu da và Ngôn ngữ đến nay Tạp chí Da màu đã đi đến số 23 mới nhất của tháng 4 với chủ đề Chiến tranh. Theo ban biên tập Da màu: Viết về chiến tranh và hậu quả của chiến tranh là một nổ lực chống lại sự lãng quên.
Chủ đề này trùng hợp với tháng ghi nhớ những biến động của tháng tư năm 1975 ở Việt Nam, tạp chí Da màu được sự ủng hộ của các bạn văn trong và ngoài nước gửi đến hơn 50 tác phẩm văn thơ. Điều này chứng tỏ Da màu sau gần 1 năm xuất hiện trên mạng đã thu hút được cảm tình và sự chú ý của bạn đọc.
Minh Thùy có dịp nói chuyện với chị Đặng Thơ Thơ, là tổng biên tập hiện nay và đầu tiên của tạp chí Da màu. Xin giới thiệu thêm, tạp chí ban Biên tập Da màu tập hợp nhiều nhà văn, nhà thơ từ các nước, chức vụ Tổng biên tập được chuyền giao cho mỗi thành viên chỉ 1 năm để mỗi người đều có thể thu thập kinh nghiệm cho tay nghề ở cương vị người đầu đàn chịu trách nhiệm chung cho tạp chí.
Ý nghĩa
Minh Thùy: Chào chị Thơ Thơ, chị có thể cho biết lý do nào tạp chí của chị đã hình thành trang mạng văn chương này, với cái tên khá đặc biệt là Da màu? Cái tên này bắt nguồn từ đâu, có ý nghĩa gì đặc biệt không?
Đặng Thơ Thơ: Cái tên Da màu là do mục tiêu của chúng tôi là muốn tạo một diễn đàn văn chương mang tính toàn cầu hóa. Đặc điểm của thời đại chúng ta là hiện tượng di dân giữa các lục địa, từ đó dẫn đến sự pha trộn giữa các màu da, chủng tộc và ngôn ngữ.
Cái tên Da màu là biểu tượng cho thời đại mới, khi thế giới chúng ta sống không chỉ đơn giản phân chia thành màu trắng hay không trắng nữa, thế giới bây giờ giống như một lễ hội tưng bừng với tất cả tiếng nói, màu da, chủng tộc khác biệt cùng chung sống, có ảnh hưởng qua lại với nhau. Một số ngưòi nghĩ rằng Da màu xuất phát từ mặc cảm tự ti về màu da của chúng ta.
Cái tên Da màu là biểu tượng cho thời đại mới, khi thế giới chúng ta sống không chỉ đơn giản phân chia thành màu trắng hay không trắng nữa, thế giới bây giờ giống như một lễ hội tưng bừng với tất cả tiếng nói, màu da, chủng tộc khác biệt cùng chung sống, có ảnh hưởng qua lại với nhau. Một số ngưòi nghĩ rằng Da màu xuất phát từ mặc cảm tự ti về màu da của chúng ta.
Minh Thùy: Có nhiều độc giả cũng ngạc nhiên, lấy làm lạ về cái tên Da màu như thế?
Đặng Thơ Thơ: Có nhiều người nói rằng đặt cái tên Da màu nghe có vẻ tự ti. Thật sự mình và các bạn nghĩ rằng màu da không có gì đáng để tự ti, tự tôn, hổ thẹn hay kiêu hãnh.Cái điều Da màu muốn gợi ý, khai phá là tạo chỗ đứng cho văn chương của những người viết da màu cần để cạnh và song song với văn chương da trắng, ngang hàng với nhau.
Da màu muốn thúc đẩy, giới thiệu sự tương tác qua lại giữa các nền văn chương thiểu số, di dân, ngoại vi bên lề dòng chính, văn chương gốc châu Á, châu Phi nên những người viết cho Da màu đều có ý thức là tất cả các màu da đều có tiếng nói như nhau, đều đồng đẳng với nhau trong lãnh vực văn chương và đời sống.
Chủ trương, mục tiêu
Minh Thùy: Thơ Thơ có thể cho biết chủ trương, mục tiêu của tạp chí Da màu là như thế nào? Ngoài những sáng tác văn chương thông thường Da màu có những tiết mục nào khác với các tạp chí văn chương khác không?
Đặng Thơ Thơ: Da màu chủ trương một diễn đàn không biên giới, mở rộng cho mọi khuynh hướng sáng tác, mọi tác giả và khai phá đúng nghĩa. Mục tiêu của Da màu là thúc đẩy sự cảm thông và chấp nhận những dị biệt bắt nguồn từ văn hóa, ngôn ngữ, phái tính, màu da hay từ lịch sử, địa lý, chính kiến. Chúng ta tạo một sân chơi đúng nghĩa để tất cả tiếng nói đều được lắng nghe.
Mục tiêu nữa là giới thiệu văn chương Việt Nam đến thế giới và ngược lại giới thiệu văn chương thế giới vào Việt Nam qua ngã song ngữ và dịch thuật. Nếu có sự khác biệt thì có thể phát xuất từ khuynh hướng và phong cách của ban Biên tập và cộng tác viên.
Có thể nói Da màu khác với Talawas vì Da màu nghiêng về sáng tác văn chương, Talawas nghiêng về thời sự chính trị. Da màu khác với Tiền vệ vì Tiền vệ nặng về tính học thuật và các sáng tác nhắm vào mục tiêu thực hành các quan điểm mỹ học đương thời. Còn Da màu có chủ trương khai phá cách nhìn mới về thế giới thông qua văn chương và mục tiêu của Da màu là xóa bỏ biên giới trong văn chương.
Mục tiêu nữa là giới thiệu văn chương Việt Nam đến thế giới và ngược lại giới thiệu văn chương thế giới vào Việt Nam qua ngã song ngữ và dịch thuật. Nếu có sự khác biệt thì có thể phát xuất từ khuynh hướng và phong cách của ban Biên tập và cộng tác viên.
Minh Thùy: Trên tạp chí Da màu tôi thấy có những tác phẩm bằng tiếng Anh, có những bài thơ song ngữ, bên cạnh đó có những truyện chớp (Flash) hay truyện thình lình (Sudden-fiction) thường là những sáng tác ngắn gọn, chừng độ vài chục hàng, như vậy thì có gì khác với những truyện thật ngắn từng xuất hiện trong văn chương trước đây không?
Đặng Thơ Thơ: Cám ơn Minh Thùy đã nhắc đến thể loại truyện Chớp, là thể loại mà Da màu muốn thúc đẩy khuyến khích các tác giả tiếp tục sáng tác. Sự khác biệt giữa truyện Chớp hay là truyện thình lình có thể phân biệt là do số lượng chữ. Một truyện ngắn có thể từ 5 trang đến 30 trang thì truyện thình lình có thể từ 1 trang rưỡi cho đến 4 trang và truyện chớp thì có thể từ vài chữ đến tối đa 2000 chữ.
Truyện chớp đòi hỏi kỹ thuật thể hiện riêng để diễn tả tính cách đột ngột, bất ngờ, chớp nhoáng và những ý tưởng đưa ra phải thật mạnh, thật ấn tượng. Thường mỗi tác giả có một quan niệm riêng về truyện chớp và viết truyện chớp theo định nghĩa riêng của họ.
Như nhà thơ Thường Quán thì định nghĩa truyện chớp là diễn biến trong một sát na. Lưu diệu Vân thì cho đó là cảm xúc của một chớp mi, nó rất là nhanh, rất thoáng qua, nhưng nó ghi lại rất lâu trong ký ức người đọc. Truyện chớp còn có thể với nhiều tên khác như truyện bưu thiếp (postcard-fiction) skinny-fiction, tạm dịch truyện gầy giơ xương, truyện bỏ túi, truyện trong lòng bàn tay hay truyện khói bay.
Bí quyết để viết truyện chớp thì cần có một đề tài hay ý tưởng độc đáo nào đó, không cần mở đầu dài dòng như viết tiểu thuyết hay truyện ngắn mà chúng ta bắt đầu ngay vào chính giữa câu truyện, tập trung vào một hình ảnh mạnh nhất, dấu đi những chi tiết để độc giả đoán mò và kết luận thì phải thật bất ngờ.
Chủ đề
Minh Thùy: Đến nay truyện chớp trên Da màu đang thu hút rất đông bạn trẻ tham gia phải không?
Đặng Thơ Thơ: Thể loại truyện chớp rất thích hợp với văn chương trên mạng. Giống như vào thế kỷ 18, 19 thì tiểu thuyết rất thịnh hành. Khi bắt đầu có những tạp chí văn chương vào thế kỷ 20 thì thể loại truyện ngắn phát triển mạnh mẽ, thì bây giờ có lẽ chính cái môi trường Internet đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho sự nổ bùng thể loại truyện chớp.
Theo như Pamelyn Castor nói thì truyện chớp với đề tài hấp dẫn và kích thước truyện này rất thích hợp để đọc trên màn hình computer và tầm phổ biến toàn cầu của những trang mạng cũng làm cho những tài liệu lưu hành trên thế giới dễ được tiếp cận hơn hết. Dường như là giữa truyện chớp và Internet có tất cả điều kiện thuận lợi để cho thể loại này phát triển được.
Không nhất thiết là bài vở phải hợp với chủ đề. Da màu có chủ đề cho từng tháng nhưng không đòi hỏi tất cả bài vở gửi đến phải theo chủ đề, nhất là những mục có tính cách thường xuyên như là thơ, truyện chớp, sổ tay nghệ thuật hay sinh hoạt văn học. Xin được nói thêm về những chủ đề mà Da màu đã thực hiện.
Minh Thùy: Tạp chí Da màu dường như có chủ đề cho từng quí? Như vậy những sáng tác do bạn văn gửi đến có lẽ phải phù hợp với chủ trương từng quí? Thơ Thơ có thể trình bày rõ thêm về chủ đề mới nhất cho tháng 4 và tháng 5 sắp tới không?
Đặng Thơ Thơ: Không nhất thiết là bài vở phải hợp với chủ đề. Da màu có chủ đề cho từng tháng nhưng không đòi hỏi tất cả bài vở gửi đến phải theo chủ đề, nhất là những mục có tính cách thường xuyên như là thơ, truyện chớp, sổ tay nghệ thuật hay sinh hoạt văn học. Xin được nói thêm về những chủ đề mà Da màu đã thực hiện.
Chủ đề đầu tiên là Màu da và Ngôn ngữ, từ đó đến nay Da màu chủ trương giới thiệu trong mỗi số một gương mặt văn chương thế giới hoặc là một khuynh hướng văn học. Đã thực hiện những chủ đề như văn chương Nhật bản, văn chương Phi châu, văn chương Mỹ gốc Phi, văn chương nữ quyền trong tháng 3. Tháng 4 này là chủ đề chiến tranh trong văn chương, giới thiệu văn chương trong chiến tranh Việt Nam và thế giới, văn chương cộng sản và hậu cộng sản.
Chủ đề của tháng 5 là văn học miền nam giai đoạn 1954-1975 tại vì đây là nền văn học rất phong phú đa dạng về thẩm mỹ, nhưng bị bôi xóa vì chế độ cộng sản trong nước, hay bị thất thoát do chiến tranh, một phần bị độc giả quên lãng, phần khác bị phán đoán không được công bằng ở ngoài nước do những nhà phê bình có khuynh hướng thiên tả hay thiếu kiến thức về mảng văn chương rất độc đáo này.
Hy vọng sẽ nhận được những sáng tác, công trình nghiên cứu biên khảo phê bình về văn học và những tác phẩm đã in để chúng tôi giới thiệu lại với độc giả những tác phẩm rất hay phản ảnh cuộc chiến, phản ảnh xã hội miền nam trong giai đoạn đó nhưng bị lãng quên hơn 30 năm nay.
Thu hút bạn đọc trẻ
Minh Thùy: Có một điều tôi vẫn thường băn khoăn là số lượng rất đông bạn trẻ Việt Nam đã sinh ra và lớn lên ở hải ngoại, chúng ta quen gọi là thế hệ một rưỡi hay thế hệ thứ hai, sau thời gian hội nhập và lớn lên ở nước người, họ nhìn lại mình, vẫn nghĩ mình là người Việt, nhưng vì không giỏi tiếng Việt nên họ không thể tìm đến văn học Việt Nam trong khi họ rất muốn tìm hiểu về cội nguồn, về văn học, lịch sử Việt Nam. Da màu có chú ý đến số bạn trẻ này, có chủ trương nào đến gần với lớp trẻ này không?
Đặng Thơ Thơ: Minh Thùy nói rất đúng về trường hợp của thế hệ thứ hai, Da màu đặt trọng tâm vấn đề dịch thuật để có thể tiếp cận với thế hệ thứ hai. Các thành viên ban biên tập Da màu cố gắng dịch thơ hay truyện chớp, tiểu thuyết Việt Nam sang Anh ngữ để giới thiệu văn chương Việt Nam cho thế hệ thứ hai và độc giả trên thế giới.
Hiện nay thì trong chương trình giảng dạy văn chương ở các trường Đại học rất ít tác phẩm bằng tiếng Việt được giới thiệu, những tác phẩm ở miền nam trước 75 hay là của người viết ngoài nước thì hầu như vắng bóng hoàn toàn. Đấy là sự bất công đối với người viết và cũng là sự thiếu sót cho văn học miền nam và văn học hải ngoại.
Mục tiêu của Da màu là trở thành địa chỉ truy cập cho những người ngoại quốc muốn nghiên cưú văn chương tiếng Việt. Đây là công trình dài hơi và một nổ lực đường trường.
Da màu kêu gọi những công trình dịch thuật từ những dịch giả uy tín, cũng như các giáo sư đại học ở ngành văn chương hay khoa Á mỹ học tiếp tay, đưa những tác phẩm đã dịch hay nguyên tác tiếng Việt vào trong giáo trình giảng dạy và nghiên cứu ở các trường Đại học.
Minh Thùy: Da màu còn là tạp chí văn chương trên mạng, không kinh doanh, thế nhưng vì sao Da màu chịu khó hy sinh thời gian theo đuổi công trình dài hơi này?
Đặng Thơ Thơ: Hiện nay thì trong chương trình giảng dạy văn chương ở các trường Đại học rất ít tác phẩm bằng tiếng Việt được giới thiệu, những tác phẩm ở miền nam trước 75 hay là của người viết ngoài nước thì hầu như vắng bóng hoàn toàn. Đấy là sự bất công đối với người viết và cũng là sự thiếu sót cho văn học miền nam và văn học hải ngoại.
Nếu chúng ta làm được công việc dịch thuật và giới thiệu các tác phẩm này là chúng ta đã đi được một bước trong việc bình đẳng hoá giữa các ngôn ngữ với nhau, tức là Anh ngữ và Việt ngữ, đồng đẳng hóa giữa các nền văn chương như là văn chương di dân, văn chương Việt trong nước, văn chương miền nam, cũng như văn chương dòng chính tại các nước sở tại.
Trong cái ý thức đó Da màu hy vọng là mình vừa là một diễn đàn văn chương, Da màu còn là một mô hình tiên phong chủ xướng cuộc đối thoại tự do giữa các ngôn ngữ, đặc biệt là những ngôn ngữ bên lề như là tiếng Việt và những ngôn ngữ có thế lực kinh tế và chính trị như tiếng Anh, tiếng Pháp.
Minh Thùy: Xin cám ơn nhà văn Đặng Thơ Thơ của tạp chí Da màu.
Những bài liên quan
- Văn chương mạng
- Nhà phê bình Vương Trí Nhàn nói về giải thưởng văn học HCM
- Nhạc sĩ Cung Tiến và những sáng tác và hoạt động âm nhạc trong những thập niên qua
- Andrew Lâm, nhà văn trẻ thành đạt trong văn giới người Mỹ gốc Việt
- Điểm bộ sách Việt Sử Đại Cương của tác giả Trần Gia Phụng (phần 2)
- Điểm bộ sách Việt Sử Đại Cương của tác giả Trần Gia Phụng (phần 1)
- Phỏng vấn nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn về những tác phẩm văn học của ông
- Đinh Linh, cuộc đời và thơ hiện đại (phần 2)
- Nét đẹp của Tranh Đông Hồ, di sản văn hoá Việt Nam