Nguyên nhân khiến triều cường gây ngập lụt TP.HCM trên diện rộng


2006.11.10

Thanh Quang, phóng viên đài RFA

Trong khoảng một tuần qua, đợt triều cường dữ dội, với mực nước thậm chí cao gần một mét rưởi, đã ngập lụt địa bàn TPHCM trên diện rộng. Hiện có quan ngại rằng tình hình thiên tai này năm nay trầm trọng hơn là do một số nơi, đất bị lún xuống.

SaigonFlooding200.jpg
Trong khoảng một tuần qua, đợt triều cường dữ dội đã ngập lụt địa bàn TPHCM trên diện rộng. Hình của Vietnam Net.

Thanh Quang tìm hiểu về tình hình triều cường hiện giờ, và được ông Nguyễn Minh Giám, Trưởng Phòng Dự báo Đài Khí tượng-Thủy văn khu vực Nam Bộ cho biết.

Ông Nguyễn Minh Giám: Bây giờ nước đang rút.

Thanh Quang: Trong những ngày qua, những khu vực nào trong khu vực này bị ảnh hưởng nặng nhất ?

Ông Nguyễn Minh Giám: Thì những vùng thấp, như ở quận 8 có một số nơi bị ngập rất sâu, rồi quận 12 ở phường Thạnh Lộc hay phường An Phú Đông, tại quận 7 cũng bị ngập nhiều tuyến đường, quận Bình Thạnh, Bình Chánh, Gò Vấp, nhiều xã ở Củ Chi, ở Cần Giờ thì ngập khu vực cửa biển.

Thanh Quang: Trong đợt triều cường kỳ này có xuất hiện những điểm ngập lụt mới nào so với trước không ?

Ông Nguyễn Minh Giám: Tôi không có theo dõi tòan bộ, nhưng tôi nghĩ chắc chắn đợt ngập kỳ rồi cũng phát sinh ít nhất vào chỗ mới nữa.

Thông thường gió mùa đông bắc nó có từng đợt, chuyển từ phía Bắc xuống. Nếu đợt này, gió đông bắc trung với kỳ triều cường, nó tạo sự dâng nước lên ở vùng cửa sông, làm cho dòng chảy từ biển vào trong các sông rất là mạnh thì gây ngập lụt thêm nữa.

Thanh Quang: Dạ, bởi vì có nhiều người đang đặt câu hỏi là cơn triều cường lần này gây ngập lụt đáng ngại hơn trước, có thể là do bề mặt một số nơi trong khu vực này bị lún xuống. Ông giải thích về vấn đề này ra sao ?

Ông Nguyễn Minh Giám: À, vấn đề này chúng ta chưa có đợt đo dạt, khảo sát chính xác, nên chưa trả lời được vấn đề này. Nhưng theo cá nhân tôi, ở TP.HCM do sông rạch bị bồi lấp, rồi nhiều vùng chứa nước cũng bị lấp, các bờ sông rạch bị lấn chiếm, làm diện tích chứa nước bị giảm đi. Do đó khi triều cường vào, nó tạo sự ngập lụt trong TP. Còn vấn đề lún, sụp thì chưa có số liệu chính xác.

Thanh Quang: Thế còn gió mùa đông bắc có liên hệ gì tới đợt triều cường này không ?

Ông Nguyễn Minh Giám: Thông thường gió mùa đông bắc nó có từng đợt, chuyển từ phía Bắc xuống. Nếu đợt này, gió đông bắc trung với kỳ triều cường, nó tạo sự dâng nước lên ở vùng cửa sông, làm cho dòng chảy từ biển vào trong các sông rất là mạnh thì gây ngập lụt thêm nữa.

Thanh Quang: Về hệ thống đe bao các kênh rạch và những công trình giao thông, thủy lợi trên địa bàn TPHCM thì đợt triều cường này gây hư hại ra sao ?

Ông Nguyễn Minh Giám: Vấn đề này không thuộc trong lãnh vực của chúng tôi là dự báo thời tiết. Nhưng chắc chắn đợt triều cường kỳ này đã ảnh hưởng rất nhiều công trình.

Thanh Quang: Nói chung, các cơ quan chức năng và cư dân trong khu vực có kế họach phòng chống thiên tai này trong tương lai ra sao ?

Ông Nguyễn Minh Giám: Ở TPHCM có những chương trình, dự án giải quyết triệt để vấn đề ngập lụt TP. Hy vọng những chương trình này, khi được triển khai một cách đồng bộ, thì trong tương lai không xa, tình hình ngập lụt ở TPHCM sẽ được cải thiện đáng kể.

Thanh Quang: Xin cảm ơn ông.

Thông tin trên mạng:

- Trung tâm khí tượng thuỷ văn quốc gia – Đài khí tượng thuỷ văn khu vực Nam Bộ

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.