Nhiễm độc từ nông nghiệp, câu chuyện mới nổi

0:00 / 0:00

Lê Dân, phóng viên đài RFA

Thời gian gần đây dư luận lại rộ lên với những thông tin về thực phẩm nhiễm độc, hàng xuất khẩu bị từ chối vì mang dư chất hóa học....Ngoài những kẻ cố tình sử dụng hóa chất để tìm lợi nhuận, còn có những nạn nhân vô tình, do thiếu cảnh giác mà bị tác hại, đó là đông đảo nông gia và bà con sống ở nông thôn.

FarmerRice200.jpg
Nông dân thu hoạch lúa trên cánh đồng hôm 14-9-2006. AFP PHOTO

Lê Dân trao đổi việc này cùng khoa học gia Susmita Dasgupta của Ngân hàng Thế giới, là người đã có công trình nghiên cứu tại Việt Nam. Trà My đọc lời chuyển sang tiếng Việt.

Thông tin về tình trạng nhiễm độc hóa chất trừ sâu trong nông nghiệp tại các quốc gia đang phát triển thường là rất giới hạn, và phần lớn là kém chính xác vì căn cứ vào thông tin do chính các nông gia nhận xét về sức khỏe của mình.

Nhằm cải thiện tình trạng đó, Ngân hàng Thế giới đã tiến hành nhiều cuộc khảo cứu ở nhiều nước đang phát triển và tóan công tác của tiến sĩ Susmita Dasgupta đã hoạt động trong mấy năm qua tại Trung Quốc, Cambodia, Lào, Việt Nam và một số quốc gia khác.

Tại Việt Nam, để lượng định về mức độ nông dân nhiễm độc hóa chất nông nghiệp, toán công tác của tiến sĩ Susmita Dasgupta áp dụng phương pháp thử máu dùng chất acetyl cholinesterase trên 190 nông dân trong vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Kết quả là tình hình nhiễm độc thuốc trừ sâu tại Việt Nam cần phải báo động. Trên 35% số nông dân đó bị nhiễm độc cấp tính và 21% nhiễm độc mạn tính.

Lê Dân: Trước hết, xin tiến sĩ Susmita Dasgupta cho biết có đề nghị nào nhằm cải thiện tình trạng nông gia Việt Nam bị nhiễm độc hóa chất do chính họ sử dụng trong nông nghiệp hay không ?

Một điểm đáng chú ý khác là nhiều bác sĩ nông thôn cũng không biết cách nào hữu hiệu để khám nghiệm những triệu chứng nhiễm độc hóa chất. Do đó khi người dân dân đi khám bệnh, bác sĩ có thể chẩn bệnh sai, mà không nghĩ tới đó là hệ quả của việc phun thuốc trừ sâu không đúng cách, không mặc trang phục bảo hộ....nói chung đó là hiện tượng nhiễm độc hóa chất.

Tiến sĩ Susmita Dasgupta: Trước tiên là về mặt chính sách. Ưu tiên nhất là gia tăng huấn luyện. Cần tổ chức tuyên truyền vận động cho nông gia biết các hóa chất độc hại ra sao, vì rất nhiều khi nông dân không nghĩ tới điều đó.

Chính quyền cũng cần phải nghiên cứu xem những loại hóa chất đó, như thuốc trừ sâu, phân bón hóa hợp, chứa độc tố nhiều hay ít, có chất nào ít độc hơn để sử dụng thay thế hay không? Người nông dân cần phải được cung cấp đầy đủ những thông tin như vậy.

Lê Dân: Trong cuộc nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam và một số nước đang phát triển, bà và các cộng sự nhận xét ra sao ?

Tiến sĩ Susmita Dasgupta: Một điều hiển nhiên nữa mà chúng tôi đã nêu lên. Đó là triệu chúng của các vụ nhiễm độc hóa chất đó rất chung chung, khiến người nông gia có thể nhầm lẫn với tình trạng bị say nắng, hay bị tiêu chảy, hoặc bị xây xẩm chóng mặt do làm việc quá lâu ngoài đồng mà họ không hề biết đó là những triệu chứng của việc nhiễm độc hóa chất.

Tại nhiều nước đang phát triển, Ngân hàng Thế giới nhận thấy đa số nông dân không hề biết gì về tác hại này.

Một điểm đáng chú ý khác là nhiều bác sĩ nông thôn cũng không biết cách nào hữu hiệu để khám nghiệm những triệu chứng nhiễm độc hóa chất. Do đó khi người dân dân đi khám bệnh, bác sĩ có thể chẩn bệnh sai, mà không nghĩ tới đó là hệ quả của việc phun thuốc trừ sâu không đúng cách, không mặc trang phục bảo hộ....nói chung đó là hiện tượng nhiễm độc hóa chất.

Vì vậy, các bác sĩ và nhân viên y tế nông thôn cũng cần phải được huấn luyện chuyên biệt về những tác hại của hóa chất dùng trong nông nghiệp.

Lê Dân: Thưa tiến sĩ, nói vậy thì phải chấm dứt sử dụng hóa chất trong nông nghiệp thôi. Nhưng phải làm những gì để ngăn ngừa sâu rầy phá lúa, ngoài thuốc trừ sâu ?

Chương trình này đòi hỏi sự tham gia toàn diện của nhà nông. Thí dụ như tôi áp dụng cách quản lý côn trùng hòa hợp, tức bảo vệ những loài côn trùng, sâu bọ có ích, nhưng láng giềng tôi lại sử dụng thuốc trừ sâu ở kề bên, thì hoàn toàn không có tác dụng

Tiến sĩ Susmita Dasgupta: Tốt nhất là phải giảm thiểu việc dùng hóa nhất và thay vào đó là dùng những loại côn trùng, động vật có ích như ếch nhái ăn sâu bọ, rắn săn đuổi chuột..vân vân...

Họ nên phân biệt đâu là sâu bọ có ích, đâu là sâu bọ có hại. Dùng thuốc trừ sâu bừa bãi có khi hại nhiều hơn lợi. Như các bạn thấy vừa qua ở Việt Nam có nạn bọ nâu, sâu rầy cắn lá cây lúa, có lúc tưởng chừng an ninh lương thực quốc gia bị đe dọa. Nếu các loài côn trùng có ích không bị tàn sát bởi thuốc trừ sâu thì chúng đã giúp cho nông gia trừ bọ, trừ rầy một cách hữu hiệu rồi.

Lê Dân: Qua cuộc khảo cứu tại một số quốc gia nông nghiệp đang phát triển, Ngân hàng Thế giới và tiến sĩ có đề xuất những biện pháp nào để giúp họ vừa tránh bị nhiễm độc mà vẫn giữ được sản lượng cao và phẩm chất nông sản an toàn hay không ?

Tiến sĩ Susmita Dasgupta: Chương trình quản lý côn trùng hòa hợp là một giải pháp tương nhượng tốt và ở Việt Nam đã có huấn luyện về chương trình này khá lâu rồi.

Chương trình này đòi hỏi sự tham gia toàn diện của nhà nông. Thí dụ như tôi áp dụng cách quản lý côn trùng hòa hợp, tức bảo vệ những loài côn trùng, sâu bọ có ích, nhưng láng giềng tôi lại sử dụng thuốc trừ sâu ở kề bên, thì hoàn toàn không có tác dụng.

Lê Dân: Cám ơn tiến sĩ Susmita Dasgupta của Ngân hàng Thế giới đã giành cho chúng tôi cuộc trao đổi hôm nay.