Nhà báo Trần Quang Thành: Tôi tin ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ làm được (phần 2)
2006.08.19
Việt Hùng, phóng viên đài RFA
Công cuộc chống tham nhũng của các nhà lãnh đạo tại Việt Nam qua cái nhìn của một nhà báo từng là nạn nhân của chống tham nhũng sẽ được hiểu như thế nào? Vai trò của nhà báo trong công cuộc chống tham nhũng ở Việt Nam ra sao, tiếp tục phần hai câu chuyện với nhà báo Trần Quang Thành từ Hà Nội, mời anh Việt Hùng.
Việt Hùng: Là một người dấn thân trong công cuộc chống tham nhũng tại Việt Nam ông nghĩ như thế nào khi Ủy ban Phòng Chống Tham Nhũng đã ra đời, Thủ tướng là người đứng đầu, trong khi Thủ tướng chỉ được cách chức những người nào dính đến tham nhũng từ cấp Thứ trưởng trở xuống?
Nhà báo Trần Quang Thành: Hiện nay mà nói, văn bản khá đầy đủ, các cơ quan quyền lực để triệt tham nhũng cũng khád đầy đủ.
Nếu những cơ quan này làm tròn trách nhiệm của mình, những người đứng đầu các cơ quan này làm tròn trách nhiệm của mình thì cũng hạ lui được quá nhiều tham nhũng, chứ không cần thiết gì bộ máy lớn lao đâu ạ.
Bộ máy càng lớn, cồng kềnh quá càng khó làm việc. Cái khó nhất hiện nay là Thủ tướng làm nhưng quyết định kỷ luật hay không lại do bên đảng làm....
Nên ông đã từng thấy Thủ tướng Phan Văn Khải đã từng nói, nếu muốn làm được những công việc lớn hiện nay thì phải đổi mới hoàn toàn công tác tổ chức. Trường hợp ông Ðào Ðình Bình đó. Ông Ðào Ðình Bình cũng miễn nhiệm, Thủ tướng cũng miễn nhiệm, dân người ta thấy không ổn lắm...
Người dân Việt Nam rất đơn giản trong vấn đề này, chỉ muốn làm sao nghĩa là .... cái gì làm hại cho quyền lợi của nhân dân phải được nghiêm trị, phải được dẹp bỏ, còn các vị muốn động cơ gì người ta không quan tâm chuyện đó.
Ðáng ra ông Ðào Ðình Bình phải bị cách chức hay miễn nhiệm cách khác, chứ không thể đưa chung là miễn nhiệm với ông Thủ tướng hay với Phó Thủ tướng Vũ Khoan được....
Việt Hùng: Ðiều gì đã cho dư luận thấy trong việc điều tra chống tham nhũng, Thứ truởng Bộ Công an Lê Thế Tiệm đã từng thốt lên nói " đụng vào đâu cũng phải xin phép..."
Nhà báo Trần Quang Thành: Ðúng thế ạ, ông Lê Thế Tiệm nói là đúng hoàn toàn, về khâu tổ chức ông Lê Thế Tiệm nói như vậy là đúng hoàn toàn. Ông ấy nói, đụng vào đảng viên là phải xin phép, đụng vào cấp Ủy viên mà cấp trên không duyệt thì cũng không được ... thì đúng, ông ấy nói thế là đúng đấy!
Việt Hùng: Vấn đề tham nhũng vô hình chung như "con bài chính trị" đang được các nhà lãnh đạo đưa lên. Phải chăng công cuộc chống tham nhũng hiện nay nó là một vấn đề "chiến thuật chính trị" hay là một cái để tháo gỡ dần, hóa giải sự bức xúc trong lòng người dân tại Việt Nam?
Nhà báo Trần Quang Thành: Người dân Việt Nam rất đơn giản trong vấn đề này, chỉ muốn làm sao nghĩa là .... cái gì làm hại cho quyền lợi của nhân dân phải được nghiêm trị, phải được dẹp bỏ, còn các vị muốn động cơ gì người ta không quan tâm chuyện đó.
Tức là bây giờ người ta quá khổ vì những kẻ "ăn trên ngồi chóc" chiếm đoạt hết những tài sản đáng lẽ người dân được hưởng, mà đáng lẽ sau này không phải trả nợ... và bây giờ "nó" được hưởng nhiều và cuối cùng sau này vốn vay ODA con cháu phải trả nợ.
Như ông thấy cả mấy tỷ (US dollar) nói mà bình quân mỗi người phải trả bao nhiêu tiền đấy... thì người ta lo la lo cái đó, chứ còn những vấn đề chính trị thời cuộc ông A ông B lợi dụng vào cái này để mà ... để mà nâng cao uy tín vai trò của mình thì chính cái đó người ta không quan tâm.
Người ta chỉ quan niệm nghĩa là, làm sao qua những cái chống tham nhũng lãnh phí, qua những cái chống tiêu cực làm lành mạnh hóa trong xã hội để cho nước được giầu, dân được mạnh, xã hội được dân chủ văn minh thế là người ta mừng ......
(Xin theo dõi toàn bộ cuộc phỏng vấn trong phần âm thanh bên trên)
Theo dòng câu chuyện:
- Nhà báo Trần Quang Thành: Tôi tin ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ làm được (phần 1)
Những bài liên quan
- Ông Lê Kiến Thành: "Để mà sống, nhiều công chức nhà nước đã phải tham nhũng" (phần 2)
- Nhà báo Trần Quang Thành: Tôi tin ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ làm được (phần 1)
- Hợp pháp hóa việc cá cược bóng đá, đề tài gây sôi nổi
- Tham nhũng tại Việt Nam sẽ đi về đâu? (phần 2)
- Ông Lê Kiến Thành: "Để mà sống, nhiều công chức nhà nước đã phải tham nhũng" (phần 1)
- Tham nhũng tại Việt Nam sẽ đi về đâu? (phần 1)
- Vẫn còn 29 tỷ đồng tiền cứu trợ chưa được phân phối cho nạn nhân cơn bão Chanchu
- Võ khí mới chống tiêu cực: máy móc điện tử cá nhân
- ADB: Cần phải đưa xã hội dân sự vào chương trình xoá đói giảm nghèo
- Xã hội dân sự tại Việt Nam (phần 3)
- Muốn chống tham nhũng phải tấn công vào cơ chế
- Xã hội dân sự tại Việt Nam (phần 2)
- Xã hội dân sự tại Việt Nam (phần 1)
- Vụ hạ cánh an toàn của quan chức cao cấp
- Một quan chức Campuchia bị bắt giam trong vụ tham nhũng tiền Ngân hàng Thế giới
- Việt Nam thành lập Ủy ban Đặc trách chống tham nhũng.
- Hành pháp Việt Nam cần phải phối hợp chặt chẽ với lập pháp
- Ông Trần Quốc Trượng bị đình chỉ chức Phó tổng thanh tra Nhà nước
- Giới lãnh đạo mới và khả năng để lèo lái đất nước (phần 2)
- Giới lãnh đạo mới và khả năng để lèo lái đất nước
- Người dân than phiền về cung cách phục vụ của giới công chức nhà nước
- Luật sư Lê Công Định bàn về "Chính danh" trong thể chế pháp trị tại Việt Nam (phần 2)
- Nhân chứng cần phải được bảo vệ một cách hữu hiệu
- Cán bộ địa phương bán đất bừa bải như bán cá, bán rau
- Luật sư Lê Công Định bàn về "Chính danh" trong thể chế pháp trị tại Việt Nam