UNHCR cứu giúp 16 người Thượng Việt Nam đang lánh nạn ở Cambodia
Nguyễn Bình, phóng viên đài RFA
Cao ủy tị nạn Liên hiệp quốc tại Kampuchea vừa tìm ra và giúp 16 người Thượng Việt Nam từ Tây Nguyên sang lánh nạn ở Cambodia.

Văn phòng Cao ủy tị Liên hiệp quốc (UNHCR) tại Phnom Penh tuyên bố vào hôm thứ tư, ngày 30 tháng 8 năm 2006 là họ đã tìm thấy 16 người Thượng Việt Nam đang ẩn núp trong rừng ở huyện Bôkeo, tỉnh Rattanakiri, thuộc miền Đông Bắc Cambodia.
Ông Chung Rawuth người dẫn đầu phái đoàn UNHCR đang công tác ở miền Đông Bắc Cambodia cho biết những người Thượng này đã được đưa về thị xã Bang Lun, tỉnh lị Rattanakiri vào buổi chiều cùng ngày.
Cùng lúc đó, ở tỉnh Mondolkiri bên cạnh, cũng thuộc miền Đông Bắc Cambodia, có tin cho rằng công an tỉnh đang truy lùng tìm bắt 27 người Thượng Việt Nam đang trốn trong rừng, với lý do cho rằng họ là những người Việt Nam nhập cư bất hợp pháp.
Thông tin từ người dân cho biết, lực lượng công an rất đông được huy động đến huyện Pich Chanda, tỉnh Mondolkiri, là nơi nghi ngờ có người Thượng Việt Nam sang lánh nạn khoản hơn một tuần qua. Ngoài lực lượng công an người Cambodia, người dân cho biết họ nhìn thấy một số người Việt mặt thường phục cũng đang tìm kiếm người Thượng.
Ông Lay Sok Kha, tỉnh trưởng Mondolkiri nói với Đài RFA vào hôm thứ tư, ngày 30 tháng 8 rằng thực tế công an tỉnh này đang tìm kiếm người Thượng nhập cư bất hợp pháp để trao trả cho chính quyền Việt Nam. Nhưng ông từ chối là có sự hợp tác với công an mật Việt Nam.
Tình trạng thiếu thốn
Ông nói rằng không có người Việt Nam nào đến hợp tác cả. Thực tế công an tỉnh đơn phương hoạt động trong việc tìm kiếm người Thượng Việt Nam.
Ông Som Borin đại diện tổ chức nhân quyền AD-HOC ở tỉnh Mondolkiri cho biết là tổ chức ông cũng nhận được thông tin cho rằng người Thượng Việt Nam lánh nạn ở đây đang thiếu thốn lương thực. Đồng thời ở trong rừng lâu ngày có thể bị bệnh sốt rét.
Ông Som Borin cho rằng, công an địa phương nên hợp tác với UNHCR trong việc cứu giúp người Thượng. Không nên giao trả những người này cho chính quyền Việt Nam. Ông nói Cambodia cũng là thành viên tham gia ký kết Công ước quốc tế về người tị nạn năm 1951. Những việc mà công an địa phương đang làm là vi phạm Công ước ấy.
Được biết vào hôm 29 tháng 8 vừa qua, công an tỉnh Mondolkiri bắt giam 2 người thanh niên dân tộc thiểu số vì nghi ngờ những người này chứa chấp người Thượng Việt Nam. Sau khi bị tạm giam một đêm, các tổ chức nhân quyền hay tin và đến can thiệp nên 2 thanh niên này được trả tự do vào sáng ngày 30 tháng 8.
Thông tin từ Văn phòng UNHCR tại thủ đô Phnom Penh vào hôm 29 tháng 8 vừa qua cho biết, có 29 người Thượng trong tổng số 267 người đang tạm trú trong một trại tị nạn ở đây được đi định cư ở Mỹ.
Những bài liên quan
- Thêm 27 người Thượng sang lánh nạn ở Campuchia
- Lớp dạy tiếng Việt cho trẻ em Việt Nam ở Campuchia
- Việt Nam, Campuchia và UNHCR đạt thỏa thuận về vấn đề người Thượng VN
- Thống đốc California ký sắc lệnh công nhận lá cờ VNCH
- Campuchia công bố kế hoạch cắm cột mốc biên giới
- Người Việt trên vùng Biển Hồ của xứ Chùa Tháp
- Thêm một nhóm người Thượng sang lánh nạn xứ Chùa Tháp
- Một ngày với người Việt trên sông nước Tonlesap ở Cambodia
- Cô gái Việt trốn thoát từ một tiệm massage trá hình ở Cambodia
- Đảng đối lập kêu gọi chính phủ Campuchia bảo vệ các cựu lãnh đạo Khmer Đỏ
- Nhiều người lo ngại về phiên tòa xử Khmer Đỏ sau cái chết của Ta Mok
- Phản ứng xung quanh cái chết của ông Tà Móc
- Ông Tà Móc, một cán bộ cao cấp Khmer Đỏ đã qua đời
- Một quan chức Campuchia bị bắt giam trong vụ tham nhũng tiền Ngân hàng Thế giới
- Cộng đồng người Việt sắc tộc Chàm ở Campuchia
- Viên chức chính phủ Campuchia bị bắt về tội tham nhũng
- Nhiều người Campuchia không muốn ra làm chứng trong phiên tòa xử Khmer Đỏ
- Đời sống của người Việt ở ngoại ô Phnom Penh
- Cựu hoàng Sihanouk phản đối việc tổ chức phiên toà xử Khmer Đỏ
- Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 22-6-2006)
- 10 người chết trong vụ đàn áp tù nhân nổi dậy ở Cambodia
- Human Rights Watch: Việt Nam nên cải thiện tình hình thay vì chối bỏ
- WB chuyển cho Campuchia bằng cớ về nạn bòn rút tiền viện trợ
- Nhận định của UNHCR về vấn đề người Thượng hồi hương
- Tình cảnh của những người Thượng hồi hương từ Campuchia