Tình trạng phụ nữ bị lạm dụng và xâm hại ở Á Châu
2006.11.03
Trường Văn, phóng viên đài RFA
Bị lạm dụng tình dục, bạo hành và vi phạm nhân quyền, là tình trạng hiện nay của các nữ công nhân châu Á phải rời xứ xở của mình đi lao động ở nước ngoài. Vấn đề này được tường trình tại một cuộc họp báo do Quỹ Phát Triển Phụ Nữ của Liên Hiệp Quốc tổ chức.

Cuộc họp báo diễn ra lúc 10 giờ 30 sáng thứ ba ngày 2 tháng 11, tại Câu lạc bộ báo chí ngọai quốc ở Bangkok. Xin mời quý thính giả theo dõi phần tường trình sau đây của Trường Văn.
Con số phụ nữ Châu Á đi lao động ở nước ngoài càng ngày càng tăng trong vòng muời năm qua và hiện nay, phụ nữ chiếm phân nữa lực lượng lao động đi làm việc tại các quốc gia xa lạ.
Tỉ lệ này còn cao hơn nữa đối với các quốc gia xuất khẩu lao động. Chẳng hạn như Indonesia, Philippine và Sri Lanka, lao động nữ được gởi ra nước ngoài chiếm từ 60 đến 80% lực lượng lao động xuất khẩu của các nước này trong các năm từ 2000 đến 2003.
Những phụ nữ này đã góp phần cải thiện cho đời sống gia đình ở nhà cũng như đóng góp vào việc tăng tiến nền kinh tế của các quốc gia họ làm việc. Tuy nhiên những nhu cầu về vật chất và tinh thần của họ hầu như không được để ý đến.
Lao động tại nước ngoài
Một trong những vấn đề quan trọng cấp bách mà Quỹ Phát Triển Phụ Nữ của Liên Hiệp Quốc quan tâm là các phụ nữ đi lao động tại nước ngoài thường nhận những công việc tại những khu vực không chính thức như là làm việc nhà cho chủ thuê hoặc làm việc trong lãnh vực giải trí.
Tôi không rõ về việc phụ nữ Việt Nam làm việc ở nước ngoài nhưng tôi rất quen thuộc đối với chuyện phụ nữ Việt Nam lấy chồng Trung Quốc, Đài Loan. Và mới đây tôi lấy làm xúc động trước tin, một công ty môi giới bắt các phụ nữ Việt Nam phải tập họp lại để cho một người nước ngoài chọn lựa người hợp ý mình để cưới làm vợ. Tôi cũng biết phụ nữ Việt Nam bị bán sang Campuchia để làm việc trong các động mãi dâm.
Những phụ nữ này không được luật lao động bảo vệ như những công nhân làm trong xuởng máy hay các khu vực dịch vụ khác. Họ không được bảo hiểm xã hội, phài làm việc nặng nhọc trong những điều kiện và môi trường khắc nghiệt, lương thấp hoặc không được trả đầy đủ hay bị chủ giữ lại. và có thể bị đuổi việc một cách bất hợp pháp bất cứ lúc nào cũng được.
Do đó những phụ nữ này thường bị bạo hành, lạm dục tình dục tại nơi làm việc và ngay trong cả trong quá trình làm thủ tục di trú nữa.
Họ có thể bị những công ty tuyển dụng, những người làm trung gian môi giới, chủ nhân và ngay cả các nhân viên di trú bạo hành, bóc lột, xâm phạm phẩm giá.. để từ tình trạng là một công nhân thuộc diện lao động xuất khẩu, họ trở thành nạn nhân của bọn buôn người nữa.
Tiến sĩ Jean D’Cunha, giám đốc khu vực Đông Nam Á của Quỹ Phát Triển Phụ Nữ LIên Hiệp Quốc phát biểu trong buổi họp báo: “Một số lớn các phụ nữ lao động tại nước ngoài thường nhận các công việc trong nhà hoặc mãi dâm. Do đó họ thường phải chịu đựng các hành vi xâm phạm nhân phẩm.”
Biện pháp bảo vệ
Để bảo vệ phụ nữ đi lao động tại nước ngoài, Quỹ Phát Triển Phụ nữ của Liên Hiệp Quốc đề nghị một số các biện pháp cụ thể.
Thứ nhất là các nước xuất khẩu lao động cũng như nhận lao động cần phải ký các hiệp ước song phương về quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động.
Thứ hai là cần có luật lệ qui định rõ ràng về nghĩa vụ của các công ty môi giới lao động xuất khẩu.
Thứ ba là lao động xuất khẩu, nhất là lao động nữ cần được huấn luyện và được thông báo về nghĩa vụ, quyền lợi của mình và cần phải được thông tin chính xác về phong tục, tập quán của quốc gia mình đến làm việc.
Và thứ tư là một khi đến nước ngoài, lao động nữ phải liên lạc với đại sứ quán của nước mình tại đó cũng như liên lạc với các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức từ thiện để nhờ giúp đỡ và can thiệp khi cần.
Được hỏi là Quỹ Phát Triển Phụ Nữ của Liên Hiệp Quốc có các thông tin về tình trạng phụ nữ Việt Nam lao động tại nước ngoài hay không thì bà Jean D’Cunha cho biết:
“Tôi không rõ về việc phụ nữ Việt Nam làm việc ở nước ngoài nhưng tôi rất quen thuộc đối với chuyện phụ nữ Việt Nam lấy chồng Trung Quốc, Đài Loan.
Và mới đây tôi lấy làm xúc động trước tin, một công ty môi giới bắt các phụ nữ Việt Nam phải tập họp lại để cho một người nước ngoài chọn lựa người hợp ý mình để cưới làm vợ. Tôi cũng biết phụ nữ Việt Nam bị bán sang Campuchia để làm việc trong các động mãi dâm.”
Ngày 6 và 7 tháng 11 tới đây, các viên chức cao cấp của 8 quốc gia thành viên của ASEAN sẽ họp tại Bangkok, Thái Lan để chia xẻ kinh nghiệm cùng bàn các biện pháp xử dụng công ước về việc hũy bỏ hoàn toàn các hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ gọi tắt là CEDAW để giúp bảo vệ một các hữu hiệu hơn những lao động nữ của các nước đang làm việc trong vùng.
Việt Nam và Miến Điện không tham dự hội nghị này vì cả hai nước đều chưa gia nhập công ước CEDAW đã được 184 quốc gia phê chuẩn.
Trường Văn tường trình từ Bangkok.
Thông tin trên mạng:
- The AWID International Forum on Women’s Rights and Development
- United Nations Development Fund for Women
Những bài liên quan
- Câu lạc bộ phụ nữ Việt Nam ở Berlin – Đức
- Tệ nạn du khách nước ngoài xâm phạm tình dục trẻ vị thành niên tại Việt Nam
- Trầm cảm vì bạo hành trong gia đình
- Hội thảo "Thay đổi Diện mạo của Châu Á: Phụ nữ là một Thế lực Chính trị"
- Ý kiến của nữ giới về đề nghị mức tuổi nghỉ hưu mới
- Trung tâm La Strada - nơi giúp đỡ nạn nhân bị buôn người ở Ba Lan
- Hội chứng phụ nữ chụp hình “nude” ở TPHCM
- Chị Vũ Thị Quyên và trung tâm giáo dục thiên nhiên ở Việt Nam
- Thảm cảnh các bé gái VN qua cuộc triển lãm 'Buôn Người'