Việt Nam bị đề nghị đặt trở lại vào danh sách CPC

Lê Dân, phóng viên đài RFA

Việt Nam dạo gần đây nhiều lần được nhắc tới tại các diễn đàn quốc tế về nhân quyền và tự do tôn giáo, sau các phiên xử án linh mục Nguyễn văn Lý, và sắp tới là các luật sư Nguyễn văn Đài, Lê thị Công Nhân và một số người khác.

USCIRFMeetingVn200b.jpg

Hôm 5-1-2007 tại Washington, Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế đã đúc kết và công bố bản đề nghị Ngoại trưởng Condoleeza Rice đặt 11 nước vào danh sách CPC, trong đó có Việt Nam. PHOTO RFA/Thanh Truc.

videoiconblack2.gif

>> Xem video clip Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế họp tại Washington DC. @ RFA >> Get a Windows Media Player

Hôm qua tại Washington, Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế đã đúc kết và công bố bản đề nghị Ngoại trưởng Condoleeza Rice đặt 11 nước vào danh sách CPC, trong đó có Việt Nam. Lê Dân trình bày sự việc như sau. Phần tiếng Việt do các bạn cùng đọc.

Danh sách CPC

Trước tiên, chúng tôi muốn trình bày về tổ chức gọi là Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế, USCIRF. Bà Judith Ingram, giám đốc Giao tế của Ủy ban giải thích:

“Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế là một cơ quan liên bang độc lập có trách vụ đưa ra những đề xuất về chính sách cho Tổng thống, bộ Ngoại giao và Quốc hội. Ủy ban có 10 ủy viên là chuyên viên hoạt động trên nhiều khu vực địa dư, và họ đều là tình nguyện viên có uy tín.”

Từ cuối thập kỷ trước, để đối phó với tình hình quyền tự do tôn giáo vốn được Công ước Quốc tế Nhân quyền công nhận, trong khi Hoa Kỳ là một quốc gia thành hình từ những người bị bách hại về tôn giáo phải bỏ châu Âu ra đi, nên truyền thống bảo vệ quyền tự do này được chính phủ và dân chúng Mỹ đặt ưu tiên hàng đầu.

Năm 1998 Quốc hội Hoa Kỳ thông qua sắc luật Tự do Tôn giáo Quốc tế, cho phép Chính phủ soạn thảo một danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo, hay gọi tắt là CPC. Đó là những quốc gia rõ ràng không quan tâm đúng mức, hoặc có trấn áp quyền tự do tôn giáo của người dân một cách có hệ thống.

Xem video clip Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế họp tại Washington DC. @ RFA trên YouTube

Nước nào nằm trong danh sách này sẽ không được nhận viện trợ ngoài mục đích nhân đạo thoải mái từ Washington, mà phải được Quốc hội cứu xét và biểu quyết từng trường hợp.

Việt Nam từng là một trong những quốc gia liên tục có tên trong danh sách này và chỉ mới được rút tên ra vào ngày 13 tháng Mười Một năm 2006, tức trước khi Tổng thống George W. Bush viếng thăm Việt Nam đúng một tuần, mà theo nhiều nhận xét thì đó là món quà duy nhất mà ông Bush muốn mang đến Việt Nam khi dự hội nghị thượng đỉnh APEC.

Đến nay thì Việt Nam chưa thật sự hưởng lợi ích cụ thể nào qua việc này, ngoài mặt danh thơm tiếng tốt.

Quyền tự do tôn giáo bị vi phạm

Tuy nhiên, sau những vụ quyền tự do tôn giáo bị vi phạm, một số nhà tu hành bị kết án, nổi bật nhất là vụ linh mục Nguyễn văn Lý bị kết án 8 năm tù ở và bức ảnh ông bị công an thường phục bịt miệng tại tòa được phổ biến lan truyền khắp thế giới, thì vấn đề Việt Nam nằm ngoài danh sách CPC lại được nhiều người đặt thành câu hỏi.

Ủy viên đặc trách khu vực Đông Nam Á của Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế, ông Richard Land, giải thích:

“Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ rút tên Việt Nam ra khỏi danh sách các quốc gia cần đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo hồi năm ngoái, là do chính phủ Việt Nam đã trả tự do cho một số tù nhân tôn giáo, cải tổ một số luật lệ, chính thức công nhận một số tổ chức tôn giáo và có chịu thừa nhận một vài trường hợp cá biệt vài địa phương có ép buộc đông đảo tín đồ tôn giáo từ bỏ niềm tin của họ....

Dù vậy, Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo quốc tế vẫn cho là bộ Ngoại giao quyết định quá vội vã, không căn cứ vào nhiều sự kiện thực tế xảy ra tại chỗ.....”

Hơn thế nữa, kể từ khi quy chế CPC được dỡ bỏ, tiến trình tự do tôn giáo tại Việt Nam hầu như bị khựng lại và nhà cầm quyền xúc tiến những đợt trấn áp nghiêm trọng mới đối với những người bảo vệ nhân quyền, những nhà cổ xúy cho quyền tự do ngôn luận, hội họp, kể cả một số vị lãnh đạo tôn giáo....

Hôm qua, Ủy ban nêu tên 11 quốc gia cần duy trì trong danh sách các nước cần đặc biệt quan tâm về quyền tự do tôn giáo CPC. Bà Felice Gaer, chủ tịch Ủy ban, đọc trong buổi họp báo công bố bản phúc trình thường niên về quyền tự do tôn giáo trên thế giới năm 2006.

“Việc chỉ định các quốc gia cần đặc biệt quan tâm không chỉ giới hạn vào những nước vi phạm trầm trọng nhất, mà nó còn đặt cơ sở cho chính phủ Hoa Kỳ hoạch định chính sách đối với những nước đó.

Năm nay Ủy ban Hoa Kỳ đề nghị với Ngoại trưởng các nước sau đây vào danh sách cần đặc biệt quan tâm: Miến Điện, Bắc Hàn, Eritrea, Iran, Pakistan, Trung Quốc, Ảrập Xê-út, Sudan, Turkmenistan, Uzbekistan và Việt Nam.”

Trường hợp hiếm có

Như vậy, chỉ chưa tới 6 tháng, Việt Nam lại rơi vào danh sách CPC, là việc hiếm khi xảy ra và có lẽ vì thế mà ngoài dự liệu của Hà Nội. Nhiều diễn tiến tại Việt Nam đã không thoát khỏi sự quan sát của quốc tế. Ủy viên Richard Land nêu ra trong cuộc họp báo hôm qua tại Washington :

Mấy tháng qua cho thấy sự bảo vệ của pháp luật còn mong manh, lời cam kết sẽ tôn trọng nhân quyền rộng rãi hơn đã không được kéo dài qua khỏi lúc Việt Nam được tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới.

Hơn thế nữa, kể từ khi quy chế CPC được dỡ bỏ, tiến trình tự do tôn giáo tại Việt Nam hầu như bị khựng lại và nhà cầm quyền xúc tiến những đợt trấn áp nghiêm trọng mới đối với những người bảo vệ nhân quyền, những nhà cổ xúy cho quyền tự do ngôn luận, hội họp, kể cả một số vị lãnh đạo tôn giáo....

Bên cạnh việc đề nghị Việt Nam phải được xếp trở lại vào danh sách CPC, Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế yêu cầu chính phủ Mỹ nên xúc tiến quỹ Phát triển Người Thượng Tây nguyên được thành lập hồi năm ngoái, nhằm cung cấp ngân khoản cho việc phát triển nhân đạo cho các sắc tộc ít người đang đòi hỏi quyền sử dụng đất và quyền tự do tôn giáo vốn gắn liền với nhau.

Ủy ban cũng yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ tái phối trí các ngân khoản dự trù hỗ trợ cho giao thương với Việt Nam, chuyển qua cho các chương trình huấn luyện về nhân quyền, về phát triển xây dựng xã hội dân sự, tinh thần pháp trị, giáo dục và chương trình trao đổi sinh viên, học sinh.”

Và như vậy, chỉ chưa tới 6 tháng, Việt Nam lại có thể rơi vào danh sách CPC. Chúng tôi là Lê Dân, tường trình từ Washington DC.