Tiểu ban Nhân quyền Hạ viện Mỹ thông qua Nghị quyết kêu gọi VN trả tự do cho Bs Phạm Hồng Sơn
2006.03.01
Thanh Trúc, phóng viên đài RFA
Chiều thứ Ba vừa qua, Tiểu ban Nhân quyền thuộc Ủy ban Quan hệ Quốc tế của Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua Nghị quyết 320, kêu gọi Việt Nam trả tự do ngay tức khắc và vô điều kiện cho Bác sĩ Phạm Hồng Sơn cũng như những tù nhân lương tâm khác ở trong nước. Thanh Trúc có mặt tại chỗ và tường trình chi tiết như sau.

Tiểu ban Nhân quyền thuộc Uỷ ban Quan hệ Quốc tế của Hạ viện Hoa Kỳ đã có cuộc họp vào lúc 5 giờ chiều thứ Ba 28-2 vừa qua để bàn thảo và thông qua một số nghị quyết chống tệ nạn buôn ngừơi và thúc đẩy nhân quyền tại một số quốc gia trên thế giới.
Chấm dứt xách nhiễu đối lập
Lên tiếng với đài Á Châu Tự Do trứơc giờ thảo luận, Dân biểu Chris Smith, tác giả dự thảo luật về Nhân quyền cho Việt Nam tại Hạ viện, cho biết:
Có hai điểm quan trọng để khởi xướng Nghị quyết 320 là yêu cầu chính quyền Việt Nam trả tự do ngay tức khắc và vô điều kiện cho Bác sĩ Phạm Hồng Sơn, một ngừơi trí thức chỉ vì chú ý và phiên dịch bài viết trên Internet nói về dân chủ mà đã bị nhà cầm quyền Việt Nam khép tội gián điệp, kêu án 5 năm tù giam và 3 năm quản chế.
Điểm thứ hai mà Nghị quyết 320 nhắm tới là kêu gọi chính phủ Việt Nam chấm dứt những hành động có tính cách sách nhiễu, gây khó khăn đối với các vị lãnh đạo tinh thần đã từng là tù nhân lương tâm hay còn bị quản chế như Linh mục Nguyễn Văn Lý, Hoà thượng Thích Quảng Độ, Đại lão Hoà thượng Thích Huyền Quang….
Nghị quyết 320 yêu cầu chính quyền Việt Nam trả tự do ngay tức khắc và vô điều kiện cho Bác sĩ Phạm Hồng Sơn, một người trí thức chỉ vì chú ý và phiên dịch bài viết trên Internet nói về dân chủ mà đã bị nhà cầm quyền khép tội gián điệp, kêu án 5 năm tù giam và 3 năm quản chế.
Dân biểu Chris Smith cho biết, ông đã từng gặp vợ Bác sĩ Phạm Hồng Sơn là bà Vũ Thuý Hà, trong chuyến đi Việt Nam tháng 12 năm 2005, và đã biết được về tình cảnh gia đình và tình trạng sức khỏe không mấy khả quan của Bác sĩ Phạm Hồng Sơn trong nhà giam.
Cần cải thiện về nhân quyền
Vẫn theo lời Dân biêu Chris Smith, Việt Nam đang nổ lực bằng mọi cách trở thành hội viên của Tổ chức Mậu dịch Thế giới WTO trong những ngày tới, vì thế lúc này là thời điểm thuận lợi để tạo sức ép để Việt Nam cải thiện về mặt nhân quyền.
Bước vào phần biều quyết, với sự điều hợp của Dân biểu Chris Smith, bên cạnh sự bảo trợ của các đồng viện như Dân biểu Dana Rohrabacher, Dân biểu Frank Wolf, Dân biểu Tom Lantos, Nghị quyết 320 kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do vô điều kiện cho Bác sĩ Phạm Hồng Sơn và các tù nhân chính trị khác được thông qua mà không có sự chống đối nào.
Một điểm khác được Dân biểu Chris Smith nhắc tới trong Nghị quyết này là yêu cầu Việt Nam ngưng đàn áp và phân biệt đối xử đối với những ngừơi sắc tộc miền núi tin theo đạo Tin Lành ở trong nước.
Bạn nghĩ gì về vấn đề này? Hãy gửi đến Ban Việt Ngữ ý kiến của bạn. email: vietweb@rfa.org
Vòng đàm phán WTO giữa Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ diễn ra tháng Ba này ở Geneve. Đây là vòng thương thuyết mà hai bên đều hy vọng có thể tiến tới mọi thỏa thuận chung cuộc, mở đường cho Việt Nam gia nhập Tổ chức Mậu dịch Thế giới WTO.
Nghị quyết 320 vừa được Tiểu Ban Quan Hệ Quốc Tế Hạ Viện thông qua, tuy không có tính cách cưỡng hành nhưng đủ để khẳng định mối quan tâm của giới lập pháp Hoa Kỳ trước những tiếng nói hay hành động cổ vũ cho dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam.
Các tin, bài liên quan
- Một tiểu ban Hạ viện Mỹ thông qua Nghị quyết đòi Việt Nam trả tự do cho Bác sĩ Phạm Hồng Sơn
- Công an tiếp tục gây khó khăn cho các nhân vật bất đồng chính kiến
- Bác sĩ Phạm Hồng Sơn vẫn bị biệt giam trong lúc sức khoẻ ngày càng xấu đi
- Ông Nguyễn Khắc Toàn: “Không bao giờ thừa nhận có tội”
- Trường hợp của nhà báo Nguyễn Vũ Bình qua câu chuyện với bà Bùi Thị Kim Ngân
- Ông Hoàng Minh Chính lại bị quấy nhiễu trong những ngày Tết
- Ông Nguyễn Khắc Toàn trả lời phỏng vấn đài RFA sau khi được trả tự do (phần 2)
- Ông Nguyễn Khắc Toàn trả lời phỏng vấn đài RFA sau khi được trả tự do (phần 1)
- Công an cưỡng chế một số người dân tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng trong dịp Tết
- Tiến trình dân chủ tại Việt Nam qua cái nhìn của cựu đại tá Phạm Quế Dương
- Tổng kết tình hình dân chủ Việt Nam năm 2005
- Nghị viện châu Âu quan ngại trước tình trạng nhân quyền ở Campuchia và Nga
- Thêm một tiếng nói bày tỏ trăn trở trước nhiều vấn nạn của đất nước (Phần 2)
- Phúc trình năm 2005 của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch: Phần Việt Nam
- Thêm một tiếng nói bày tỏ trăn trở trước nhiều vấn nạn của đất nước (Phần 1)
- Mở ra những trận “cận chiến pháp quyền" để chống vi phạm nhân quyền ở Việt Nam (II)
- Mở ra những trận “cận chiến pháp quyền để chống vi phạm nhân quyền ở Việt Nam
- Cảnh sát Campuchia bắt giữ nhà họat động nhân quyền Kem Sokha
- Mục sư Trần Đình Ái trả lời phỏng vấn RFA trong lúc đang bị chận giữ tại Tân Sơn Nhất
- Đã 5 năm khiếu kiện, người mẹ vẫn chưa đòi được công bằng cho con trai