Ý nghĩa của việc Hạ viện Mỹ không thông qua quy chế PNTR cho Việt Nam

Việt Long, phóng viên đài RFA

Việc Hạ viện Mỹ không thông qua quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn cho Việt Nam hồi tối thứ hai có ý nghĩa gì đối với nền bang giao và giao thương giữa hai quốc gia?

ApecPeople150.jpg
Người dân tụ tập để xem những vòng hoa có chữ APEC ở Hà Nội hôm 12-11-2006. AFP PHOTO

Mời quý vị nghe ý kiến của Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, dạy môn luật chính trị tại đại học George Mason ở Virginia, cũng là nhà nghiên cứu về chính trị Hoa Kỳ và bang giao Việt Mỹ, và tiến sĩ Lê Đăng Doanh, cố vấn cao cấp của bộ Kế hoạch và đầu tư Việt Nam. Việt Long thực hiện.

Phỏng vấn Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng

Việt Long: Tại sao Hạ viện Mỹ đi ngược lại lời kêu gọi của toà Bạch ốc là hãy thông qua quy chế PNTR cho Việt Nam?

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng: Thật ra là vì cuộc biểu quyết vừa rồi là theo thủ tục khẩn cấp, cần tới 2/3 số phiếu mới thông qua được dự luật. 228 phiếu thuận trên 161 phiếu chống thì không đủ 2/3 nhưng đã quá bán. Sau này nếu đưa ra floor thì sẽ được thông qua với quá bán tỉ số phiếu là thuận.

Sự kiện này có hai ý nghĩa: còn nhiều người chống đối PNTR cho Việt Nam, dù sao cũng làm giảm khả năng thương lượng của Tổng thống Mỹ, khiến ông không có món quà đem đi Việt Nam. Tuy nhiên bù lại thì Mỹ cũng đã bỏ Việt Nam khỏi danh sách CPC.

Việt Long: Nhưng liệu Hạ viện có thể tái nhóm trong tuần này để thông qua PNTR cho Tổng thống Bush đem đi Việt Nam không?

Sự kiện này có hai ý nghĩa: còn nhiều người chống đối PNTR cho Việt Nam, dù sao cũng làm giảm khả năng thương lượng của Tổng thống Mỹ, khiến ông không có món quà đem đi Việt Nam. Tuy nhiên bù lại thì Mỹ cũng đã bỏ Việt Nam khỏi danh sách CPC.

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng: Hành pháp sẽ cố nhưng tôi không biết có kịp trước khi ông Bush đi không, vì chỉ còn hai ba ngày nữa thôi.

Việt Long: Tin tức cho biết có 2/3 dân biểu Cộng Hoà ủng hộ, trong khi phía Dân chủ thì nửa ủng hộ nửa chống đối, nên mới không đỉ túc số 2/3. Vì sao bên Dân chủ lại chống PNTR cho Việt Nam?

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng: Điều đó có thể hiểu được, là vì Dân chủ thường ủng hộ những người thợ thuyền. Những người này bị ảnh hưởng bởi việc Mỹ làm ăn với những nước đang phát triển, như Trung Quốc chẳng hạn, vì như vậy làm họ mât việc do không cạnh tranh được với lương bổng thấp ở những xứ đó. Đảng Dân chủ có liên lạc chặt chẽ với các nghiệp đoàn nên có khuynh hướng bảo vệ thị trường quốc nội.

Việt Long: Như vậy khi Quốc hội Mỹ tái nhóm và do đảng Dân chủ kiểm sóat thì Quốc hội có ảnh hưởng gì đến việc giao thương với Việt Nam không?

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng: Có nhưng mà ít lắm, vì chỉ có một vài người chống đối thôi, và hai bên có thể dàn xếp. Tuy Việt Nam chưa có PNTR nhưng hành pháp Mỹ không chống thì Việt Nam vẫn có thể vào WTO, đó là điều quan trọng. Mỹ có thể bãi mĩên một số điều kịên cho Việt Nam hưởng những thuận lợi của WTO.

Việt Long: Xin nêu ví dụ.

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng: Tổng thống Mỹ có quyền bãi miễn những hạn chế của những nước không có PNTR để họ vẫn được hưởng quyền lợi trong WTO như những nước có PNTR.

Việt Long: Có ý kiến nói là phía Dân chủ có khuynh hướng bảo hộ mậu dịch, vậy khi họ kiểm sóat Quốc hội thì có ảnh hưởng gì đến quan hệ giao thương Mỹ Việt trong khuôn khổ WTO không?

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng: Có nhưng mà rất ít, vì hai bên đã đi trên con đường gọi là auto pilot về việc bình thường hóa quan hệ kinh tế với nhau, cho nên sẽ chỉ ảnh hưởng ít thôi, có thể có đòi hỏi bảo hộ mậu dịch cho một nghiệp đoàn nào đó, ở một địa phương nào đó, không ảnh hưởng tổng quát đến chính sách ngoại thương của Mỹ.

Rất lấy làm tiếc được biết Hạ viện Hoa Kỳ chưa chuẩn thuận. Tôi hy vọng đây là chưa chứ không phải là không chuẩn thuận. Trong thời điểm hiện nay, là lúc Việt Nam đang chờ tiếp đón Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush và sẽ có những bước tiếp theo để cải tiến mới quan hệ song phương, cũng như trong viễn cảnh Việt Nam gia nhập WTO, tôi thấy đây là điều đáng tiếc, không những chỉ không có lợi cho những doanh nghiệp Việt Nam mà cũng không có lợi cho những doanh nghiệp Hoa Kỳ nữa.

Việt Long: Nếu kỳ này ông Bush sang Việt Nam mà không có món quà PNTR thì chuyến đi có thể được quốc tế và Việt Nam đánh giá như thế nào?

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng: Không thể nói là thành công rực rỡ nhưng dù sao ông Tổng thống Mỹ đã bỏ được Việt Nam khỏi danh sách CPC, là điều Việt Nam rất muốn để được pass luật PNTR.

Phỏng vấn Tiến sĩ Lê Đăng Doanh

Việt Long: Việc Hạ viện Mỹ không chuẩn thuận PNTR cho Việt Nam có ý nghĩa gì đối với Việt Nam trong lúc này?

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh: Rất lấy làm tiếc được biết Hạ viện Hoa Kỳ chưa chuẩn thuận. Tôi hy vọng đây là chưa chứ không phải là không chuẩn thuận.

Trong thời điểm hiện nay, là lúc Việt Nam đang chờ tiếp đón Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush và sẽ có những bước tiếp theo để cải tiến mới quan hệ song phương, cũng như trong viễn cảnh Việt Nam gia nhập WTO, tôi thấy đây là điều đáng tiếc, không những chỉ không có lợi cho những doanh nghiệp Việt Nam mà cũng không có lợi cho những doanh nghiệp Hoa Kỳ nữa.

Hy vọng trong thời gian tới với nỗ lực của cả hai bên, Hạ viện Mỹ sẽ xem xét lại quyết định này và có cuộc bỏ phiếu thuận lợi hơn đối với Việt Nam. Tôi muốn nhấn mạnh là việc Hạ viện Hoa Kỳ không thông qua PNTR không ngăn cản Việt Nam vào Tổ chức Thương mại Thế Giới đâu.

Việc ấy Việt Nam vẫn làm được, tuy nhiên việc không thông qua đó không thuận lợi cho tiến trình thúc đẩy mạnh mẽ nền bang giao về mặt thương mại và hợp tác kinh tế giữa hai bên. Và như tôi đã có nói việc ấy không có lợi cho cả doanh nghiệp Hoa Kỳ chứ không phải chỉ bất lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Việt Long: Theo tin tức thì trong cuộc bỏ phiếu vừa rồi có 2/3 dân biểu bên Cộng Hoà ủng hộ, nhưng bên Dân chủ chỉ có một nửa thuận, nửa kia chống. Vì vậy sau này khi đảng Dân chủ kiểm sóat Quốc hội thì Việt Nam có dự kiến sẽ có những khó khăn gì cho việc giao thương với Hoa Kỳ không?

Bạn nghĩ gì về việc Hạ viện Mỹ không thông qua quy chế cho Việt Nam? Xin email về Vietweb@rfa.org

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh: Tôi nghĩ rằng việc đảng Dân chủ thắng lợi và kiểm sóat hai viện Quốc hội Hoa Kỳ sẽ có ảnh hưởng đến chính sách của Hành pháp Hoa Kỳ. Mức độ ảnh hưởng đến đâu đến mối quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ thì cần phải được xem xét thêm.

Tôi thấy rằng cần phải phân bịêt rõ đâu là những vấn đề về chính trị nội bộ của Hoa Kỳ có thể tác động tới quan hệ với Việt Nam, và đâu là sự đánh giá của các dân biệu thụôc đảng Dân Chủ đối với Việt Nam. Nhưng tôi cũng nghĩ rằng điều này đòi hỏi phía Việt Nam tiếp tục tiếp cận với phía Hoa Kỳ, sẽ có sự vận động và giải thích rõ ràng hơn với các ông Hạ nghị sĩ thuộc đảng Dân chủ.

Việt Long: Các vị dân cử thuộc đảng Dân chủ Hoa Kỳ thường được cho là có khuynh hướng bảo hộ mậu dịch. Khuynh hướng đó có ảnh hưởng gì đên công cụôc giao thương vói Việt Nam trong tương lai hay không?

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh: Trong quá khứ khi đảng Dân chủ nắm chính phủ thì Tổng thống Bill Clinton đã có những bước đi rất tích cực để bình thường hóa quan hệ và ủng hộ Việt Nam trong một loạt những hoạt động, rồi cuối cùng ông Tổng thống Bill Clinton cũng đến thăm Việt Nam.

Tôi cũng biết rằng có nhiều Hạ nghị sĩ và Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Hoa Kỳ có thái độ rất tích cực đối với Việt Nam. Tôi nghĩ phải thúc đẩy hơn nữa quá trình hiểu biết lẫn nhau giữa hai bên.

Việt Long: Xin hỏi thêm Tiến sĩ về không khí tại Việt Nam trong tuần lễ APEC, cũng như tâm tư người dân Việt Nam trong thời gian này cùng với vịêc Việt Nam được gia nhập WTO.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh: Người dân Việt Nam, như tôi cảm nhận được, thì rất vui mừng, rất tự hào về những thành tựu và những tiến bộ đã đạt được. Tuy vậy người dân Việt Nam vẫn mong đợi là Việt Nam vẫn tiếp tục đẩy mạnh cải cách, và quá trình hội nhập Tổ chức Thương mại Thế Giới sẽ đem lại những kết quả rất rõ rệt trong việc tăng trưởng kinh tế, trong cải thiện môi trường kinh doanh, và trong tiến trình cải cách của Việt Nam trong thời gian sắp tới.

Việt Long: Xin cảm ơn tiến sĩ Lê Đăng Doanh. Chúng tôi là Việt Long của đài RFA ở Washington D.C.