Liên minh Mỹ-Nhật không chỉ nhắm vào Trung Quốc và Bắc Hàn

Tình hình trong vùng Đông Á trong những năm gần đây chưa lúc nào hoàn toàn yên ổn, nguôi sóng gió. Thế nhưng cũng có những nhận xét cho rằng chính nhờ sóng gió đó, mà khu vực này mới ổn định.

Một số chuyên gia mới đây còn nhấn mạnh rằng liên minh mới thắt chặt thêm giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản thật ra không chỉ nhắm riêng vào Trung Quốc hay Bắc Hàn.

0:00 / 0:00
USJapan200.jpg
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Donald Rumsfeld trong cuộc họp báo cùng với Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Shigeru Ishiba tại Tokyo, hôm 15-11-2003. AFP PHOTO

Siết chặt mối quan hệ chiến lược

Mối quan hệ chiến lược và an ninh Mỹ-Nhật vừa được siết chặt thêm một bước qua loạt thương nghị mà hai đồng minh vừa thục hiện hồi tháng Hai vừa qua, đã khiến Bắc Kinh, Bình Nhưỡng và cả Seoul nhìn với những cặp mắt đầy nghi ngại.

Trong những năm qua, Tokyo đã từng bước tháo gỡ các giới hạn về quân sự của mình, vốn do cuộc thất trận hồi năm 1945 tạo ra. Nhật Bản đã bắt đầu gởi quân tình nguyện ra nước ngoài, dù rằng không chiến đấu mà chỉ lo giúp Iraq và Afghanistan tái thiết, nhưng đó là những đội quân được trang bị hùng hậu và hiện đại nhất hiện nay trên thế giới.

Vừa lo lực lượng Nhật ở phía Đông đang trở thành chính quy do Hiến pháp được sửa đổi, lại thấy bóng quân Nhật thấp thoáng ở phía Tây, Trung Quốc không khỏi lo ngại là Mỹ và Nhật đang tìm cách vây mình.

Liên minh ở đây có mục tiêu chung là củng cố sự tự do, dân chủ, ổn định và thịnh vượng trong khu vực. Đây không chỉ là lợi ích riêng cho Hoa Kỳ hay Nhật Bản, mà còn là một nhiệm vụ lịch sử của liên minh, vì nó đang thúc đẩy khuynh huớng căn bản trong vùng Đông Á.

Thế nhưng hôm thứ Ba tại Washington, ông Nobokatsu Kanehara, một quan chức cao cấp của tòa đại sứ Nhật, đã trình bày trước cuộc hội thảo tại Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ rằng liên minh Mỹ-Nhật có một mục tiêu rộng lớn hơn.

Ông nói: "Liên minh ở đây có mục tiêu chung là củng cố sự tự do, dân chủ, ổn định và thịnh vượng trong khu vực. Đây không chỉ là lợi ích riêng cho Hoa Kỳ hay Nhật Bản, mà còn là một nhiệm vụ lịch sử của liên minh, vì nó đang thúc đẩy khuynh huớng căn bản trong vùng Đông Á.."

Ông Nobokatsu Kanehara cho rằng những mục tiêu đó được nhiều quốc gia trong vùng chia sẻ như Australia, New Zealand, Thái Lan, Indonesia và Malaysia. Mà ngay cả Nga và Trung Quốc cũng đồng ý một phần.

Nhiều mục tiêu khác nhau

Nhận xét của người chuyên viên Nhật được một học giả khác hậu thuẫn. Cũng phát biểu tại Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ, bà Balbina Hwang, nhà phân tích chính trị Đông Á của Sáng hội Heritage ở Washington, cho rằng liên minh Mỹ-Nhật mở rộng sự cộng tác của họ ra tới Afghanistan và Iraq không nhằm vào những mục tiêu cá biệt.

Bà nói: "Không chỉ nhằm bao vây Trung Quốc, ngăn ngừa chiến cuộc xảy ra ở eo biển Đài Loan hoặc trên bán đảo Triều Tiên. Viễn tượng của sự cộng tác đó thật sự là rộng lớn hơn và nhiều tính chiến lược hơn...."

Nhà phân tích chính trị Balbina Hwang cũng không quên nhắc tới mối lo ngại mơ hồ của Trung Quốc và cả Nam Hàn. Seoul vẫn lo ngại rằng nếu liên minh chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ có thể lôi cuốn Nam Hàn vào cuộc tranh chấp, một bên là Mỹ và Nhật, còn bên kia là Trung Quốc.

Bán đảo Triều Tiên

Không chỉ nhằm bao vây Trung Quốc, ngăn ngừa chiến cuộc xảy ra ở eo biển Đài Loan hoặc trên bán đảo Triều Tiên. Viễn tượng của sự cộng tác đó thật sự là rộng lớn hơn và nhiều tính chiến lược hơn....

Theo bà thì Washington biết rõ điều đó, và ra sức cải thiện. Nhưng càng nỗ lực bao nhiêu thì càng củng cố những mối lo ngại đó thêm. Đặc biệt là cuộc xung đột trên bán đảo Triều Tiên là một "thử thách" lớn cho liên minh Nhật-Mỹ.

Chẳng hạn như vụ Bắc Hàn phóng tên lửa băng qua không phận Nhật Bản hồi năm 1998. Rồi tới những vụ tàu cao tốc của Bình Nhưỡng nhiều lần xâm phạm hải phận Nhật. Gần đây lại có những vụ tàu ngầm nguyên tử của Trung Quốc cũng bị phát hiện lén lút vào vùng biển Nhật Bản. Trong tình thế đó thì Tokyo phải làm sao và được quyền làm những gì trong trường hợp chiến tranh xảy ra, cho tới nay vẫn chưa được minh định rõ ràng.

Eo biển Đài Loan

Cũng trong buổi hội thảo tại Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ, chuyên gia Nobokatsu Kanehara của tòa đại sứ Nhật Bản ở Washington còn nhắc tới tình hình căng thẳng ngang qua eo biển Đài Loan và cho biết là Tokyo không "hài lòng" cho lắm đối với dự định của Liên minh Châu Âu muốn gỡ bỏ lệnh cấm vận võ khí cho Trung Quốc.

Lệnh này cùng với lệnh cấm vận tương tự của Hoa Kỳ đã được áp dụng kể từ sau khi Bắc Kinh sử dụng quân đội tàn sát những sinh viên biểu tình đòi dân chủ trên quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh hồi năm 1989.

“...các quốc gia châu Âu có sức mạnh to lớn và mọi hành động của họ có thể làm nghiêng cán cân quân sự tại Đông Á...”

Chuyên viên Nhật Bản Kanehara khuyến cáo rằng châu Âu nên nhìn nhận vai trò quan trọng của họ trong việc giữ gìn nền an ninh cho toàn cầu.