Hoa Kỳ tiếp tục giữ quyền quản lý mạng lưới internet toàn cầu

Ðằng Phong, phóng viên đài RFA

Trong hội nghị về công nghệ tin học mới đây, Liên Hiệp Quốc đã xem xét lại lối vận hành hệ thống mạng lưới Internet toàn cầu hiện nay để tìm cách bảo đảm sự công bằng giữa các nước giầu nghèo về khả năng nối vào mạng lưới Internet toàn cầu. Nhận dịp này Đằng Phong đã trao đổi với ông Huy Phạm, một chuyên viên điện tử để gởi đến quý thính giả thêm một chút kiến thức căn bản về mạng lưới internet.

InternetYouth200.jpg
AFP PHOTO

Vào ngày mùng 16 tháng 11 vừa qua, Liên Hiệp Quốc đã tổ chức một buổi hội thảo về tin học nhằm mục đích tìm cách đem những kỹ thuật tân tiến nhất đến những quốc gia đang phát triển và bảo đảm khả năng nối mạng toàn cầu của các nước này.

Quản lý những trang web toàn cầu

Tại cuộc họp này, một số nước như Iran và Brazil đã đặt vấn đề là cách thức đặt tên và quản lý những trang web toàn cầu là phải do Liên Hiệp Quốc làm, chứ không thể tiếp tục giao quyền đó cho Hoa Kỳ như hiên nay.

Hoa Kỳ đã biện luận là nếu giao cho Liên Hiệp Quốc thì việc quản lý những địa chỉ web sẽ phải thông qua cả một bộ máy hành chánh rườm rà và vì thế sẽ mất rất nhiều thời giờ và tính hiệu quả trong việc này.

Cuối cùng thì ông Tổng Thư Ký Kofi Annan của LHQ đã tuyên bố rằng là LHQ không có ý định nắm quyền quản lý Internet, và việc này sẽ tiếp tục được thực hiện bởi tổ chức bất vụ lợi ICANN tại Hoa Kỳ.

Đó là những chuyện khá chuyên môn, nằm ngoài kiến thức hiểu biết của đại đa số quần chúng bình thường. Tuy nhiên, đến nay hầu như ai cũng sử dụng đến mạng lưới Internet toàn cầu để trao đổi với thân nhân bạn bè khắp thế giới, cùng thu thập thông tin trung thực và đầy đủ theo ý muốn.

Bức tường lửa là một cái lưới để gạn lọc tất cả những thông tin nào nằm trong một danh sách của chính phủ đã đề xuất ra. Thí dụ như là những dòng chữ “đấu tranh chống phá” hay là những từ “đả đảo chính quyền” hay là “giải thể chế độ” vân vân. Những dòng chữ đó, nếu qua một hệ thống bức tường lửa thì sẽ bị lọc và ngăn cấm ngay.

Những kiến thức căn bản

Nhân dịp này chúng tôi đã trao đổi với anh Huy Phạm, một chuyên viên điện tử để biết một số kiến thức căn bản mà những ai muốn dùng Internet cũng nên biết.

“Riêng tại các nước như là Việt Nam thì ở trong nội bộ các nước họ có hệ thống e-mail riêng với nhau hoặc là họ dùng qua hệ thống e-mail viễn thông quốc tế giống như là Yahoo hay là Hotmail. Tuy nhiên tất cả các loại hệ thống trao đổi thư từ này đều có thể bị kiểm soát được qua những người gọi là administrator của hệ thống đó.”

Khi hỏi về khả năng ngăn chặn một số trang mạng lưới của chính quyền Việt Nam thì ông Huy cho biết:

“Bức tường lửa là một cái lưới để gạn lọc tất cả những thông tin nào nằm trong một danh sách của chính phủ đã đề xuất ra. Thí dụ như là những dòng chữ “đấu tranh chống phá” hay là những từ “đả đảo chính quyền” hay là “giải thể chế độ” vân vân. Những dòng chữ đó, nếu qua một hệ thống bức tường lửa thì sẽ bị lọc và ngăn cấm ngay.

Cho nên không được vào các trang web là như vậy. Đó là một thí dụ. Và tất cả những sự tìm kiếm nào mà va chạm đến những danh từ đó thì bị chặn lại hết. Ngoài ra, những danh từ khác mà không nằm trong danh sách của bức tường lửa thì có thể tìm kiếm và có thể hiện lên trên máy điện toán của quý vị.”

Nói một cách tổng quát thì hệ thống mạng lưới Internet toàn cầu không có an toàn như mọi người tưởng, và tất cả mọi thư điện tử của mình nhận hoặc gởi đi có thể bị một người thứ ba đọc xem. Tại những xứ tự do thì chỉ có những kẻ hacker phá hoại mới quan tâm theo dõi những thư từ cá nhân của hàng triệu người sử dụng Internet hàng ngày.

Nhưng đối với một quốc gia có chính sách theo dõi và hạn chế nội dung thông tin mà người dân của mình có thể tiếp cận, xác suất bị kiểm soát cao hơn nhiều.

Như ông Huy Phạm cảnh cáo: "Cho dù ở góc cạnh này thì tất cả những trao đổi qua e-mail thì có thể kiểm soát được."

Chúng tôi là Đằng Phong, tường thuật từ Hoa Thịnh Đốn.