Giải pháp nào tốt nhất cho Lebanon?


2006.08.25

Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA

Đã hơn 2 tuần lễ trôi qua, các giải pháp chính trị được thế giới đặt ra hay nói đến cho Lebanon vẫn chưa được thực hiện. Tiếng súng đã ngừng nổ trên chiến trường, nhưng việc thành lập đạo quân mũ xanh bảo vệ hòa bình do Liên Hiệp Quốc điều khiển vẫn chưa thành hình.

LebaneseChildren200.jpg
Trẻ em Lebanon chơi đùa trên đống đổ nát của một căn nhà ở phía nam Lenbanon hôm 25-8-2006. AFP PHOTO

Từng có lúc Chính Phủ Pháp đồng ý đóng vai chỉ huy đạo quân có thể lên đến 15,000 người, nhưng cuối cùng mọi dự tính đều tan vào mây khói sau khi Tổng Thống Pháp Jacques Chirac thông báo chỉ gửi tối đa vài trăm quân tham gia vào lực lượng.

Cùng lúc đó, Chính Phủ Lebanon cũng đưa ra những phát biểu cho thấy họ không hài lòng với quyền hạn mà Hội Ðồng Bảo An quy định dành cho lực lượng mũ xanh khi có mặt ở vùng biên giới Lebanon-Israel.

Một trong những lời tuyên bố được xem là nặng ký nhất chính là lời của Thủ Tướng Fuad Siniora, cho rằng Liên Hiệp Quốc đã tự ý quyết định những hoạt động trên lãnh thổ Lebanon mà không thông qua ý kiến của người dân cũng như Chính Phủ địa phương, và quyền tự chủ của Lebanon đã bị vi phạm trắng trợn.

Rõ ràng đây không phải là chuyện dễ giải quyết!!! Ðó là nhận xét của các nhà quan sát chính trị khắp nơi, và cũng là nhận xét Tiến Sĩ George Cody, vị khách mời tuần này của Ban Việt Ngữ Ðài Á Châu Tự Do chúng tôi. Tiến Sĩ Cody là Giám Ðốc Ðiều Hành tổ chức mang tên Lực Lượng Ðặc Nhiệm Hoa Kỳ Cho Lebanon, và có thể nói ông là một trong những người đi đi, lại lại trên tuyến đường Washington-Beruit nhiều nhất.

Như thường lệ, cuộc phỏng vấn do Nguyễn Khanh thực hiện và chúng tôi xin gửi đến quý thính giả trong khuôn khổ Câu Chuyện Thời Sự Hàng Tuần.

Câu hỏi của ông là một câu hỏi thật hay, nhưng phải nói thật tôi không biết trả lời như thế nào cho đúng. Hiện nay, tất cả mọi người đều nói rằng cách tốt nhất là thực hiện những điều khoản mà Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã ghi trong bản nghị quyết mới được thông qua liên quan đến Lebanon.

Nguyễn Khanh: Cám ơn Tiến Sĩ đã bỏ thì giờ để nói chuyện với chúng tôi. Ông sửa soạn lên đường đi Beruit và sẽ gặp giới lãnh đạo Lebanon. Muốn hỏi ông giải pháp nào được ông xem là giải pháp tốt nhất cho Lebanon?

Tiến Sĩ Cody: Câu hỏi của ông là một câu hỏi thật hay, nhưng phải nói thật tôi không biết trả lời như thế nào cho đúng. Hiện nay, tất cả mọi người đều nói rằng cách tốt nhất là thực hiện những điều khoản mà Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã ghi trong bản nghị quyết mới được thông qua liên quan đến Lebanon.

Nguyễn Khanh: Xin lỗi cắt lời ông. Làm sao có thể thực hiện được? Ông thấy đó, hơn 2 tuần rồi, vẫn chưa thành lập được đạo quân quốc tế bảo vệ hòa bình…

Tiến Sĩ Cody: Không hẳn như thế đâu. Công tác dựng lực lượng bảo vệ hòa bình vẫn đang được tiến hành, và theo chỗ tôi biết thì Italy sẽ nắm quyền chỉ huy. Ðồng thời theo tôi, điều quan trọng là Hội Ðồng Bảo An và các nước thành viên Liên Hiệp Quốc phải đảm bảo nghị quyết mới được thông qua phải được thi hành.

Ðây không phải là chuyện dễ làm, chúng ta phải cho Liên Hiệp Quốc thời gian, chứ không thể nóng lòng được. Không ai muốn nghị quyết này bị sửa đổi, lại phải thảo luận rồi lại bỏ phiếu chấp nhận một bản nghị quyết khác.

Nguyễn Khanh: Ngay từ lúc đầu, Chính Phủ Pháp đồng ý sẽ chỉ huy đạo quân được gửi sang Lebanon, bây giờ theo Tiến Sĩ thì vai trò lãnh đạo được trao cho Chính Phủ Ý. Tại sao lại có thay đổi vào giờ chót như vậy?

Tiến Sĩ Cody: Tôi không thể đại diện cho Chính Phủ Pháp để trả lời ông được, nhưng theo những báo cáo mà tôi được đọc thì Chính Phủ Pháp ngần ngại vì họ đã từng gặp những chuyện đau buồn ở Lebanon. Hồi năm 1983, đại sứ quán của Pháp ở Beruit bị đặt bom, giết chết 53 người, thành ra họ không muốn đóng một vai trò tích cực như đã hứa hẹn lúc ban đầu, nhưng vẫn sẵn sàng gửi quân tham gia vào lực lượng.

Nguyễn Khanh: Cuối tuần trước, Bà Ngoại Trưởng Mỹ Condoleeza Rice có nói rằng giải giới lực lượng Hezbollah không phải là trách nhiệm của đạo quân bảo vệ hòa bình mà Liên Hiệp Quốc sẽ đưa sang Lebanon. Trong khi đó, Tổng Thống George W. Bush vẫn tiếp tục tuyên bố là chỉ có hòa bình nếu giải giới Hezbollah. Muốn hỏi Tiến Sĩ là chuyện mức độ khả thi có nhiều không?

Tiến Sĩ Cody: Chúng ta chỉ có thể giải giới Hezbollah với điều kiện chính Hezbollah cũng muốn tự giải giới. Ðó là điều duy nhất mà tôi nghĩ đến. Nếu họ không muốn giải giới và nếu họ vẫn tiếp tục có ảnh hưởng trong Chính Quyền Lebanon, tôi nghĩ chẳng bao giờ chúng ta có thể giải giới họ được.

Tôi cũng không nghĩ là chúng ta có thể sử dụng giải pháp quân sự để làm chuyện này. Ông thấy đó, Israel dùng biện pháp quân sự, có mặt ngay ở Lebanon trong 18 năm trời, từ 1982 đến năm 2000 và trong trận chiến vừa mới xảy ra, thế mà vẫn không đạt được mục tiêu.

Nguyễn Khanh: Nghe ông nói làm tôi chợt nghĩ như vậy, cuộc chiến sẽ còn kéo dài cả thế kỷ nữa cũng vẫn chưa dứt…

Tiến Sĩ Cody: Không. Tôi hy vọng điều đó sẽ chẳng bao giờ xảy ra. Câu hỏi mà ông đặt ra với tôi là liệu có thể giải giới Hezbollah được không? Câu trả lời của tôi là được chứ, với điều kiện chính Hezbollah cũng phải muốn giải giới.

Tôi cũng không nghĩ là chúng ta có thể sử dụng giải pháp quân sự để làm chuyện này. Ông thấy đó, Israel dùng biện pháp quân sự, có mặt ngay ở Lebanon trong 18 năm trời, từ 1982 đến năm 2000 và trong trận chiến vừa mới xảy ra, thế mà vẫn không đạt được mục tiêu.

Nguyễn Khanh: Áp lực của thế giới thì sao?

Tiến Sĩ Cody: Khi nào Hezbollah tiếp tục nhận được yểm trợ từ Syri và Iran, họ sẽ chẳng để ý gì đến áp lực của thế giới cả, và điều chắc chắn là họ cũng chẳng thèm để ý gì đến đòi hỏi của Chính Phủ Hoa Kỳ cả.

Nguyễn Khanh: Thành ra vẫn còn quá nhiều trở ngại trước mặt. Có phải Tiến Sĩ muốn nói như thế không?

Tiến Sĩ Cody: Điều đó hoàn toàn đúng. Hoàn toàn đúng.

Nguyễn Khanh: Chính sách của Hoa Kỳ ở vùng Trung Ðông đang gặp nhiều thử thách, nhất là đối với các nước Hồi Giáo Ả Rập. Những quốc gia này than phiền rằng Washington không công bằng, lúc nào cũng bênh vực Israel. Ông nghĩ sao về trách cứ đó?

Tôi không phải là Tổng Thống, nên tôi không hiểu tại sao ông Bush đã không làm chuyện đó. Ðôi lúc chính tôi cũng thắc mắc, không hiểu tại sao Hoa Kỳ không làm áp lực với Israel và đẩy Hezbollah đến chỗ phải tôn trọng những đòi hỏi của cộng đồng quốc tế. Tôi không rõ tại sao Tổng Thống George W. Bush không làm điều đó.

Tiến Sĩ Cody: Điều ông vừa nói không có gì bí mật cả. Rõ ràng không có công bằng. Kể từ khi lập quốc hồi 1948 cho đến giờ, Israel được Hoa Kỳ ủng hộ mạnh mẽ. Nếu tôi nhớ không lầm thì chỉ 14 phút đồng hồ sau khi quốc gia Israel được thành lập, Washington là nước đầu tiên lên tiếng công nhận Israel.

Nguyễn Khanh: Ông nghĩ sao về vai trò của Tổng Thống Hoa Kỳ George W. Bush? Có người bảo tôi là Tổng Thống Bush phải đóng vai trò tích cực hơn nữa nếu muốn giải quyết vấn đề Lebanon lẫn vấn đề Trung Ðông. Ông có chia sẻ nhận xét đó không?

Tiến Sĩ Cody: Tôi cũng nghĩ như vậy. Ðáng lẽ những trở ngại mà chúng ta đang nhìn thấy, đang gặp phải đã được giải quyết ngay từ đầu nếu Tổng Thống Bush, nếu Chính Phủ Hoa Kỳ đóng một vai trò tích cực hơn, can thiệp một cách cứng rắn hơn.

Tôi không phải là Tổng Thống, nên tôi không hiểu tại sao ông Bush đã không làm chuyện đó. Ðôi lúc chính tôi cũng thắc mắc, không hiểu tại sao Hoa Kỳ không làm áp lực với Israel và đẩy Hezbollah đến chỗ phải tôn trọng những đòi hỏi của cộng đồng quốc tế. Tôi không rõ tại sao Tổng Thống George W. Bush không làm điều đó.

Nguyễn Khanh: Với tình huống hiện giờ, Tiến Sĩ có nhìn thấy ánh sáng ở cuối đường hầm không?

Tiến Sĩ Cody: Có chứ. Có thể phải mất một thời gian dài nữa hòa bình mới đến, nhưng không thể cứ kéo dài chiến tranh mãi được. Tôi biết nhân dân Lebanon có đủ khả năng xây dựng lại những đổ vỡ vật chất, nhưng câu hỏi cần được đặt ra, vấn đề phải được nói đến là mất bao nhiêu lâu nữa, người dân Lebanon mới quên được thảm họa chiến tranh mà họ phải gánh chịu.

Nguyễn Khanh: Xin cám ơn Tiến Sĩ Cody.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.