Ðệ nhất danh ca vọng cổ Út Trà Ôn (II)
2005.08.14
Thanh Quang, phóng viên đài RFA
Thưa quý vị, cách đây đúng 4 năm, tức vào ngày 13 tháng Tám năm 2001, khi ở tuổi ngọai bát tuần, Đệ nhất danh ca kim Vua vọng cổ Út Trà Ôn đã vĩnh viễn rời khỏi ca trường nhạc giới và những người mến mộ, về với cõi Chân Phúc Vĩnh Hằng.
Ngày giỗ vừa rồi của cố nghệ sĩ Út Trà Ôn đã diễn ra ở Sàigòn trong không khí thanh đạm gồm gia đình cùng một số nghệ sĩ thân hữu, như con gái út của ông, là ca sĩ Bích Phượng, cho biết: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Suốt đời cống hiến
Nghệ sĩ Út Trà Ôn suốt đời cống hiến cũng như bày tỏ nỗi đam mê, trân quý, gắn bó thiết tha với nghệ thuật sân khấu cải lương. Theo lời ca sĩ Bích Phượng, thì vào lúc cao niên, sức yếu, ông nhiều lần yêu cầu người nhà đưa đi phục vụ cho các chương trình văn nghệ từ thiện.
Đặc biệt là một khi hiện diện trên sân khấu – một trong những phương tiện từng góp phần đưa tên tuổi Út Trà Ôn lên hàng đệ nhất danh ca kim vua vọng cổ - ông như tỉnh táo lạ thường, giọng ca vẫn chắc nhịp và truyền cảm.
Ca sĩ Bích Phượng hồi tưởng về sự yêu nghề của cha mình: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Thưa quý vị, như chúng tôi đã trình bài trong chương trình tuần rồi, giọng hát chắc nhịp, ấm, vang vọng, ngọt ngào, đậm đà tình quê hương và đầy sức truyền cảm của nghệ sĩ Út Trà Ôn đã bắt đầu thu hút khán, thính giả qua các bản vọng cổ như Tôn Tẩn Giả Điên, Thái Sư Văn Trọng Giáng Thập Điều, và sau đó là Tình Anh Bán Chiếu, Ông Lão Chèo Đò, Sầu Vương Ý Nhạc…
Làn hôi thiên phú
Làn hơi thiên phú đó đã khiến nhiều Bầu gánh hát tranh nhau mời Út Trà Ôn cộng tác với các khỏan tiền hợp đồng kết sù vào lúc bấy giờ, như ông Nguyễn Phương, sọan giả lão thành và có công lớn trong nghệ thuật ca kịch, sân khấu cải lương, kể lại:
Một hiện tượng đặc biệt đối với nghệ sĩ là đêm nào không có vua vọng cổ Út Trà Ôn thì khán giả đòi trả vé. Và trong tuồng của mỗi đêm, ít nhất nghệ sĩ Út Trà Ôn cũng phải ba lần ca vô đầu câu vọng cổ.
“Cuối năm 1959, gánh hát Kim Thanh- Út Trà Ôn giải tán. Nghệ sĩ Út Trà Ôn trở về cộng tác với đòan Thanh Minh với số tiền contract kỷ lụt là một triệu 500 ngàn đồng và lương mỗi xuất hát là một ngàn năm trăm đồng.
Một hiện tượng đặc biệt đối với nghệ sĩ là đêm nào không có vua vọng cổ Út Trà Ôn thì khán giả đòi trả vé. Và trong tuồng của mỗi đêm, ít nhất nghệ sĩ Út Trà Ôn cũng phải ba lần ca vô đầu câu vọng cổ”.
Nhiều người hâm mộ
Nghệ sĩ Út Trà Ôn nổi tiếng qua các vai diễn trên sân khấu từ đầu thập niên 40 cho tới một thời gian ngắn sau năm 1975, từ vai Tôn Tẩn trong vở tuồng Bàng Quyên-Tôn Tẩn trên sân khấu Tân Thinh, vai Hòang Tử Thủy Tề của gánh Hề Lập, vai Thái Sư Văn Trọng trong tuồng Mổ Tim Tỷ Can và vai Trụ Vương trong vở Hỏa Thiêu Bá Lạc Đài trên sân khấu Tiến Hóa…
Cho tới các vai trên sân khấu Thanh Minh qua những tuồng Biên Thùy Nổi Sóng, Chiếc Lá Giữa Dòng của sọan giả Nguyễn Phương, tuồng Hồi Trống Vân Lâu, Núi Liểu Sông Bằng của Thiếu Linh, Đồ Bàn Di Hận của Lê Khanh, Tình Tráng Sĩ của Mộc Linh, và Thiên Thần Trên Thiết Mã của Ngọc Huyền Lan – cũng là lúc Út Trà Ôn được vinh danh Vua Vọng Cổ.
Và đặc biệt là trong tuồng xã hội Tuyệt Tình Ca – còn được biết dưới tên khác là Ông Cò Quận 9 – của sọan giả Hoa Phượng, nghệ sĩ Út Trà Ôn trong vai ông Cò Hương, sau 20 năm xa cách vì chiến tranh ly lọan, đã gặp lại người vợ nhỏ là bà Lan do Út Bạch Lan thủ diễn trong cảnh đầy thương tâm, nước mắt: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Quý vị vừa nghe một trích đọan trong vở Tuyệt Tình Ca – hay Ông Cò Quận 9. Ca sĩ Bích Phượng nhắc tới vai Ông Cò Quận 9 do cha mình thủ diễn.
Chương trình Cổ Nhạc xin dừng lại ở đây. Thanh Quang kính chào tạm biệt quý thính giả.
Những bài liên quan
- Đệ nhất danh ca vọng cổ Út Trà Ôn
- Soạn giả Viễn Châu, vua của các vị vua cải lương
- Ngày Văn Hóa Việt Nam tại Washington D.C
- Nghệ sĩ đàn tranh Hải Phượng
- Làm cách nào khơi dậy nền âm nhạc dân tộc Việt Nam? (II)
- Làm cách nào khơi dậy nền âm nhạc dân tộc Việt Nam? (I)
- Làm cách nào khơi dậy nền âm nhạc dân tộc Việt Nam? (III)