Việt Nam chưa sẵn sàng cho cuộc “Đổi mới 2” (phần 1)
2006.02.15
Hoàng Thanh Phong & Việt Long, RFA
Dự thảo báo cáo chính trị cho Đại Hội đảng Cộng Sản Việt Nam khoá 10 đã gợi lên nhiều ý kiến đóng góp và phê phán. Một chuyên viên làm việc về kinh tế ở Việt Nam, ông Hoàng Thanh Phong, nêu những ý kiến riêng của ông về văn bản này, qua cuộc trao đổi với Việt Long như sau:
Một tài liệu không hoàn chỉnh
![VnTopLeaders200.jpg VnTopLeaders200.jpg](https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/VCP10th_Congress_Inter_Analyst_inHanoi_VLong-20060215.html/VnTopLeaders200.jpg)
Việt Long: Ngày 3-2 vừa qua, đảng CSVN đã chính thức công bố bản Dự thảo Báo Chính trị cho Đại hội X với mục đích đón nhận sự đóng góp của nhân dân để hoàn thiện bản báo cáo. Xin ông cho biết các nội dung chính về kinh tế đã được nêu ra trong bản báo cáo đó?
Hoàng Thanh Phong: Thưa ông, trước khi vào chi tiết, tôi xin có vài lời về cái việc công bố Dự thảo để xin ý kiến nhân dân này, là trong thực tế, các quan chức tham gia chuẩn bị cho Đại hội đã nhiều lần tổ chức các cuộc họp để lấy ý kiến của rất nhiều đảng viên các cấp và cả các chuyên gia kinh tế, từ cỡ cao cấp như các ông tiến sĩ Lê Đăng Doanh hay giáo sư Trần Văn Hà, cho đến các chuyên viên kinh tế làm việc trong tất cả các cơ quan của hệ thống quản lý kinh tế nhà nước.
Như vậy, có thế nói là nếu tất cả các ý kiến đóng góp đa dạng đó đã được lãnh đạo đảng và nhà nước tiếp thu thì nay chúng ta có thể thấy một bản báo cáo khá hoàn thiện, phản ánh được các nguyện vọng chung của hầu hết nhân dân Việt Nam.
Nhưng trên thực tế, nếu đọc hết báo cáo hiện nay, thì tôi tin rằng đây không phải là bản Dự thảo báo cáo chính thức, và chỉ là một tài liệu nháp không hoàn chỉnh một tí nào.
Việt Long: Có lẽ ông muốn nói về sự không hoàn chỉnh nhiều hơn, vì ông cho rằng dự thảo không chứng tỏ được là đã có ghi nhận những ý kiến đóng góp, phải không ạ? Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng bản Dự thảo Báo cáo nhằm đưa ra các định hướng chung, nên chỉ liệt kê các loại công việc cần làm để phát triển kinh tế, chứ không đi vào các biện pháp hay hành động cụ thể. Ông nghĩ thế nào?
Hoàng Thanh Phong: Tôi không đồng ý. Không nêu các hành động hay bịên pháp cụ thể là một thiếu sót rất lớn của bản dự thảo, dù là bản nháp, vì nguyện vọng của người dân là nhìn thấy hứơng đi cụ thể được hoạch định sau khi ghi nhận các ý kiến đóng góp xây dựng. Người dân không muốn nghe hay đọc thêm các khẩu hiệu nữa.
Không nêu các hành động hay bịên pháp cụ thể là một thiếu sót rất lớn của bản dự thảo, dù là bản nháp, vì nguyện vọng của người dân là nhìn thấy hứơng đi cụ thể được hoạch định sau khi ghi nhận các ý kiến đóng góp xây dựng. Người dân không muốn nghe hay đọc thêm các khẩu hiệu nữa.
Việt Long: Ông vui lòng cho nghe vài dẫn chứng.
Hoàng Thanh Phong: Thí dụ, một điều rất dễ thấy là trong toàn bộ bản báo cáo, chúng ta không hề thấy một chữ nào về WTO, trong khi việc thúc đẩy phát triển kinh tế thì nhất định phải đồng nghĩa với việc Việt Nam gia tăng nỗ lực chuẩn bị và hội nhập với các nước thành viên của WTO.
Trong toàn bộ báo cáo cũng không hề có một chữ nào liên quan đến các định hướng phát triển với các thị trường kinh tế quan trọng nhất của Việt Nam. Như vậy chúng ta sẽ phải hiểu thế nào về dụng ý của đảng khi họ có thể không muốn nêu lên các chi tiết đó? Trong khi đó thì bản Dự thảo lại có rất nhiều các ngôn từ đọc lên như các khẩu hiệu mà thôi.
Tuy nhiên, có thể là các nhà biên soạn bản dự thảo đã cố tình lược bỏ các chi tiết quan trọng để họ sẽ công bố trong báo cáo chính thức, sau khi đã tiếp thu ý kiến của công chúng.
Không gì khác ngoài các khẩu hiệu
Việt Long: Thưa ông, báo cáo cho thấy Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo con đường kinh tế thị trường định hướng XHCN. Ông vui lòng cho biết ý kiến về điều này?
Hoàng Thanh Phong: Thưa ông, theo Dự thảo, thì khái niệm Kinh tế thị trường định hướng XHCN sẽ được hiểu như là con đường để “thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”, ngoài ra còn bao hàm các nội dung giải phóng mạnh mẽ và không ngừng phát triển sức sản xuất, huy động nội lực và ngoại lực nâng cao đời sống nhân dân.
Nhưng mà cho đến nay thì đảng cũng không đưa ra một chỉ dẫn nào khác ngoài khẩu hiệu, và họ cho là việc giải thích nội hàm cho khâủ hiệu đó sẽ là một trong các công việc tới đây của đảng.
Việc phấn đấu cho dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh thì vốn là một khẩu hiệu đã được nêu ra xuyên suốt trong nhiều năm nay, nhưng không nêu ra các bước cụ thể, ngoài một mục tiêu chung là tăng trưởng bình quân 7.5%-8% cho giai đoạn 2006-2010.
Việt Long: Thế về phần tạo ra các động lực mới cho kinh tế phát triển, mà theo như các quan chức của WB đã có lần nói, là Việt Nam cần một chương trình đổi mới kinh tế thứ hai để thực sự đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển thì sao? Bản dự thảo có thể được coi là một cương lĩnh cho cuộc “Đổi mới 2” được không?
Bạn nghĩ gì về quan điểm của ông Hoàng Thanh Phong cũng như Dự thảo báo cáo chính trị Đại hội x? Hãy gửi đến Ban Việt Ngữ ý kiến của bạn. email: vietweb@rfa.org
Hoàng Thanh Phong: Thưa ông, phải nói là tiến trình đổi mới 20 năm qua ở Việt Nam đã tạo được rất nhiều tiến bộ, tuy nhiên, Việt Nam vẫn ở trong tình trạng chậm phát triển và đúng như các chuyên gia của WB nói, đất nước ta cần một chương trình “Đổi mới 2” trong đó tạo được các động lực kinh tế quan trọng cho phát triển, mà theo tôi hiểu thì không chỉ nhanh mà còn cần bền vững, tức là phải chú trọng đến chất lượng của phát triển.
Nếu kinh tế tăng 7%-8% hay thậm chí cao hơn, mà khoảng cách giàu nghèo trong nhân dân ngày càng gia tăng, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, tham nhũng và tội phạm không bị loại bỏ, tai nạn giao thông chết người ngaỳ càng gia tăng, và đi lại thì bị tắc nghẽn ở hai trung tâm kinh tế Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, thì các chỉ số gia tăng kia chỉ đơn thuần phản ánh sự tăng về số lượng hàng hoá chứ không có bất cứ ý nghĩa nào thực sự bào hàm nội dung “phát triển” trong đó phải chú ý đến giá trị đích thực là nâng cao chất lượng đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần.
Xét như vậy, thì không thể nói là Việt Nam đã sẵn sàng cho cái gọi là “Đổi mới 2”, mà phải có đổi mới về lãnh đạo. Theo ý tôi thì trong thành phần lãnh đạo, những người có thành tích cụ thể trong lao động sản xuất cần được đưa lên.
Thái độ của dư luận
Việt Long: Thưa, vấn đề đó thì lại còn nhiều sự liên quan rất phức tạp. Riêng về kinh tế và về phía người dân, thì hiện nay giới kinh doanh trong nuớc có thái độ thái độ thế nào với bản Dự thảo?
Hoàng Thanh Phong: Thưa ông, giới kinh doanh trong nước nhìn chung là có thái độ ủng hộ cho bản dự thảo, dù nó còn nhiều điều khiếm khuyết. Lý do chính là vì đảng-nhà nước cam kết sẽ tiếp tục các biện pháp cải cách kinh tế và hành chính để doanh nhân có thể hoạt động hiệu quả hơn.
Thêm một việc nữa là với việc đảng cởi trói cho đảng viên từ nay sẽ được làm kinh tế tư nhân, thì một tâm lý phấn khởi mới cũng đang hình thành.
Ông biết đấy, cho đến lúc này ở Việt Nam thì chẳng ai dám công khai khoe là mình giàu có dù đó là làm giàu chính đáng. Lý do là vì chính các đảng viên không ai dám công khai hoá tài sản và các hoạt động kinh doanh ngầm của họ.
cho đến lúc này ở Việt Nam thì chẳng ai dám công khai khoe là mình giàu có dù đó là làm giàu chính đáng. Lý do là vì chính các đảng viên không ai dám công khai hoá tài sản và các hoạt động kinh doanh ngầm của họ.
Từ nay khi quyền làm giàu chính đáng của mọi công dân được nhìn nhận, thì một không khí hăng hái làm ăn mới sẽ hình thành, và tôi tin rằng nhiều đảng viên lâu nay có các khoản tiền lớn chỉ biết giấu đi có thể họ sẽ đưa ra đầu tư, như vậy giúp gia tăng lòng tin của giới kinh doanh.
Với các chương trình đầu tư hàng năm lên tới $28 tỷ đô-la, tương đương hơn 1/3 GDP của Việt Nam, giới doanh nhân chắc chắn đang rất nóng lòng muốn đại hội đảng sớm kết thúc để bộ máy chính trị quay trở lại chú trọng đến các hoạt động thực tiễn, và dòng tiền bắt đầu được giải ngân cho giai đoạn 2006-2010.
Cuộc phỏng vấn ông Hoàng Thanh Phong về bản dự thảo BCCT cho Đại hội khóa 10 của đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ tiếp tục trong kỳ phát thanh sau. Những vấn đề được trao đổi liên quan đến nhân sự lãnh đạo, cởi trói kinh doanh, và ý kiến về các thị trường trong nước. Mong quý vị đón nghe.
Các tin, bài liên quan
- Công an bắt giữ 2 người lưu giữ các góp ý cho Dự thảo báo cáo chính trị Đại hội 10
- Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Không ai chống đảng Cộng sản bằng chính các ông cộng sản
- Hội luận trong-ngoài về Dự thảo Báo cáo Chính trị Ðại hội X (phần 2)
- Kiến nghị của nhà báo Phan Thế Hải về Dự thảo Báo cáo chính trị Ðại hội X (phần 5)
- Hội luận trong-ngoài về Dự thảo Báo cáo Chính trị Ðại hội X
- Thấy gì qua những góp ý của ông Nguyễn Trung với Ðảng CSVN?
- Kiến nghị của nhà báo Phan Thế Hải về Dự thảo Báo cáo chính trị Ðại hội X (phần 4)
- Kiến nghị của nhà báo Phan Thế Hải về Dự thảo Báo cáo chính trị Ðại hội X (phần 3)
- Kiến nghị của nhà báo Phan Thế Hải về Dự thảo Báo cáo chính trị Ðại hội X (phần 2)
- Nhận định của ông Lê Hồng Hà về Báo cáo Chính trị Đại hội X (Phần 2)
- Nhận định của ông Lê Hồng Hà về Báo cáo Chính trị Đại hội X (Phần 1)
- Kiến nghị của nhà báo Phan Thế Hải về Báo cáo Chính trị Đại hội X (phần 2)
- Kiến nghị của nhà báo Phan Thế Hải về Báo cáo Chính trị Đại hội X (phần 1)
- Kiến nghị 5 điểm của nhà báo Phan Thế Hải cho Dự thảo Báo cáo chính trị (phần 1)
- Ðảng CSVN: sẵn sàng đối thoại nhưng không chấp nhận can thiệp
- Hội nghị Trung ương 13 chưa quyết định được thành phần nhân sự lãnh đạo (phần 1)
- Việt Nam: Đảng viên sẽ được phép mở doanh nghiệp và làm kinh tế
- Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN nhóm họp hội nghị lần thứ 13 khoá IX
- Nhận định của ông Lê Hồng Hà về giới trí thức “yêu nước” trong và ngoài đảng
- Ông Trần Xuân Bách từ trần tại Hà Nội, thọ 83 tuổi
- Ông Lê Hồng Hà: “bối cảnh chính trị tại Việt Nam đang rơi vào thời kỳ khủng hoảng tiền biến chuyển”
- Ông Lê Hồng Hà bàn về công tác lý luận chuẩn bị cho Đại Hội X đảng CSVN
- Quân-đội Nhân-dân VN đi đâu, về đâu? (bài 1)
- Luật phòng chống tham nhũng có thực sụ hiệu quả?
- Phân tích và đánh giá tình hình chính trị tại Việt Nam