Hội nghị Trung ương 13 chưa quyết định được về nhân sự lãnh đạo (phần 2)
2006.01.27
Việt Long, phóng viên đài RFA
Trong cuộc phỏng vấn của Việt Long vào buổi phát thanh trước, ông Hoàng Thanh Phong đã trình bày một số diễn biến trong Hội nghị Trung Ương Đảng kỳ thứ 13. Những thông tin được nêu ra xoay quanh những quyết định về nhân sự để đưa ra Đại Hội Đảng lần thứ 10 họp vào tháng 5 hay tháng sáu năm nay.
Ông Phong, một người làm việc về kinh tế ở Việt Nam và là người am tường thời cuộc, cho bíết vấn đề nhân sự đã phải hoãn lại sang hội nghị 14, vì có ý kiến từ phía Hoa Kỳ, vào lúc thứ trưởng ngoại giao Mỹ Christopher Hill đến Việt Nam vào ngày nhóm họp đầu tiên của hội nghị, sau đó lại có phái đoàn đông đảo các dân biểu Hoa Kỳ đến thăm Việt Nam vào ngày 16, hai ngày trứoc khi hội nghị kết thúc. Việt Long hỏi tiếp.
Liên quan đến hội nghị 13
Việt Long: Thưa ông Hoàng Thanh Phong, chuyến đi của các dân biểu Mỹ đã được dự trù từ lâu rồi, liệu có liên quan gì đến hội nghị 13 này không?
Hoàng Thanh Phong: Trước hết là ông Chris Hill họp báo rất vội vã vào hôm 12, trong khi hội nghị đang họp và không ai được ra ngoài. Hôm sau thì có những thay đổi quan trọng trong diễn tiến hội nghị. Đó là những dữ kiện. Còn phái đoàn hạ nghị sĩ Mỹ thì trên truyền hình chỉ chiếu là gặp ông Vũ Mão là chủ nhiệm Uỷ Ban đối ngoại của Quốc hội. Và ông này đã trả lời báo chí là phái đoàn Mỹ rất quan tâm đến việc sắp xếp nhân sự trong hội nghị Trung Ương 13.
Việt Long: Nói đến Quốc hội Việt Nam thì ông chủ tịch quốc hội Nguyễn Văn An đã có lần nói là Việt Nam sẽ không tự ấn định một thời hạn chót nào cho việc gia nhập WTO. Phải chăng ý ông An muốn nói là Việt Nam sẽ không chấp nhận áp lực của Mỹ, và nếu vậy thì những chuỵên liên quan đến áp lực của Mỹ có phải chỉ là sự suy đóan không?
Hoàng Thanh Phong: Việt Nam vẫn luôn luôn nói là giữ đường lối độc lập và không chịu áp lực từ bên ngoài. Tuy nhiên, diễn tiến và kết quả nửa chừng của hội nghị 13 cho thấy đã có thay đổi trong nhiều quyết định quan trọng về nhân sự mà người quan sát cho là vì áp lực chính trị của phía Mỹ. Tôi nhìn nhận rằng có thể gọi đó là những suy đóan, nhưng là những suy đoán có cơ sở.
Trước hết là ông Chris Hill họp báo rất vội vã vào hôm 12, trong khi hội nghị đang họp và không ai được ra ngoài. Hôm sau thì có những thay đổi quan trọng trong diễn tiến hội nghị. Đó là những dữ kiện.
Diễn tiến và kết quả
Việt Long: Diễn tiến và kết quả nào chứng tỏ sự thay đổi là do áp lực của Hoa Kỳ, thưa ông?
Hoàng Thanh Phong: Trước đây có những nhân sự được coi là sẽ nắm giữ các vị trí cao nhất và các vị trí quan trọng, trong số đó có các ông Phan Diễn, Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Phú Trọng. Nhưng nay trong những người này thì có một số đã không còn cơ hội, người khác lại được giao cho nhiệm vụ quan trọng khác.
Việt Long: Ông vui lòng cho biết thêm chi tiết.
Hoàng Thanh Phong: Mặc dù Hội nghị không đưa ra quyết định cuối cùng, tuy nhiên có thể nói là đã có một vài vị trí gần như đã được kết luận, đó là ông Nguyễn Phú Trọng sẽ từ bỏ vị trí Bí thư đảng ở Hà Nội để sang làm chủ tịch quốc hội, thay cho ông Nguyễn văn An sẽ về hưu.
Ông Lê Hồng Anh sẽ làm Bộ trưởng bộ an ninh, là một bộ sẽ được lập ra thêm, trong khi ông Lê thế Tiệm có thể làm bộ trưởng công an, chuyên lo về công việc trật tự trị an, giao thông, chữa cháy và an toàn xã hội. Ông Hồ tiến Nghị sẽ vào bộ chính trị trên cương vị trưởng ban văn hoá tư tưởng thay cho ông Nguyễn khoa Điềm sẽ về hưu.
Ông Nguyễn Sinh Hùng có thể vào bộ chính trị và giữ vị trí phó thủ tướng, trong khi ông phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm sẽ vào bộ chính trị và làm bí thư thành ủy Hà Nội. Tướng Phùng Quang Thanh sẽ vào bộ chính trị và làm bộ trưởng quốc phòng, trong khi tướng Nguyễn chí Vịnh có thể sẽ lên làm thứ trưởng bộ quốc phòng.
Việt Long: Ông có tin gì về ông Nguyễn Tấn Dũng và ông Vũ Khoan?
Trước đây có những nhân sự được coi là sẽ nắm giữ các vị trí cao nhất và các vị trí quan trọng, trong số đó có các ông Phan Diễn, Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Phú Trọng. Nhưng nay trong những người này thì có một số đã không còn cơ hội, người khác lại được giao cho nhiệm vụ quan trọng khác.
Hoàng Thanh Phong: Các đại biểu miền Nam đề cử ông Dũng, nhưng trong đảng có sự e ngại vì ông Dũng còn thiếu kinh nghiệm và làm chưa giỏi về kinh tế trong thời gian qua. Còn ông Vũ Khoan thì được cho là có phía Mỹ ủng hộ, nhất là sau chuyến đi của Thủ tướng Phan Văn Khải, nhưng phía Mỹ lại nói là muốn làm việc với một nhân vật được lâu dài.
Không hiểu họ ngụ ý muốn người trẻ, hay muốn đề nghị Đảng coi lại quy định về tuổi tác. Trung ưong thì từng có ý định là để ông Vũ Khoan làm Thủ tướng nửa nhỉệm kỳ rôi bàn giao lại. Cho nên tình hình rất phức tạp, tôi không muốn suy đoán thêm.
Thành viên mới cho ban chấp hành Trung Ương
Việt Long: Thế còn về việc đề cử các thành viên mới cho ban chấp hành Trung ương khoá tới thì có gì mới mẻ không, thưa ông?
Hoàng Thanh Phong: Trong phần giới thiệu nhân sự, thì Ban Tổ chức Trung ương và Bộ Chính trị đã đưa ra danh sách khoảng 100 người mới bao gồm nhiều người là con cháu của các cán bộ cách mạng lão thành, cả đã chết hay còn sống, và được coi là lực lượng kế thừa quan trọng của đảng.
Việc sẽ đưa vào trung ương một số rất lớn thành phần được gọi lâu nay là con ông cháu cha được coi là một bước chuyển biến rất quan trọng của kỳ họp Trung ương lần này. Như ông trưởng ban tổ chức Trung Ương Trần Đình Hoan đã nói: “Đây là lớp kế cận và sẽ trung thành với Nhà nước, bảo đảm tính kế thừa cách mạng trong đội tiên phong của đảng, do đó Trung ương cần có sự đặc biệt chú ý đến việc tạo điều kiện để lớp cán bộ này có thể phát triển. ”
Trong thành phần mới này thì sẽ có các nhân vật như ông Lê Nam Thắng, con trai ông Lê Đức Thọ, hiện đang là thứ trưởng bộ Bưu Chính Viễn thông, hay Nguyễn Chí Vịnh, con ông Nguyễn Chí Thanh, hiện là tổng cục trưởng tình báo quân đội, hay Trần Bình Minh, con ông cựu uỷ viên trung ương Trần Lâm, nay là trưởng ban thời sự Đài truyền hình Trung ương. Còn Nông Quôc Tuấn, con trai ông Nông Đức Mạnh, thì có dự kiến sẽ đưa vào ứng cử uỷ viên dự khuyết Trung ương, một vị trí cũng sẽ sớm đưa anh ta vào bộ máy lãnh đạo.
Việt Long: Sau cùng, ông vui lòng cho biết vấn đề đảng viên làm kinh tế tư nhân đã được quyết định như thế nào?
Các đại biểu hầu như nhất trí về vấn đề cho phép đảng viên được làm kinh tế tư nhân, không hạn chế quy mô. Đây là một quyết định cũng rất quan trọng của Hội nghị 13.
Hoàng Thanh Phong: Các đại biểu hầu như nhất trí về vấn đề cho phép đảng viên được làm kinh tế tư nhân, không hạn chế quy mô. Đây là một quyết định cũng rất quan trọng của Hội nghị 13.
Tuy nhiên, vì vấn đề làm kinh tế tư nhân, bao gồm làm chủ sở hữu doanh nghiệp, có liên quan đến một nguyên tắc của đảng là “Đảng viên không đươc là người bóc lột lao động”, thì Đại hội đảng sẽ phải đưa một số tiêu chí hướng dẫn cho việc tham gia làm kinh tế, để các đảng viên tránh vi phạm điều lệ đảng về bóc lột lao động.
Việt Long: Xin cám ơn ông Hoàng Thanh Phong.
Quý thính giả vừa nghe cuộc phỏng vấn của Việt Long với ông Hoàng Thanh Phong, một người đang làm việc về kinh tế ở Việt Nam, cũng là người am tường thời cụôc, thông thạo tin tức. Những thông tin và ý kíên được trình bày trong cuộc phỏng vấn không nhất thiết phản ánh quan điểm của Đài Á Châu Tự Do.
Những bài liên quan
- Hội nghị Trung ương 13 chưa quyết định được thành phần nhân sự lãnh đạo (phần 1)
- Vấn đề nhân sự Hội nghị Trung Ương 13 qua cuộc nói chuyện với ông Lê Hồng Hà (phần 2)
- Vấn đề nhân sự Hội nghị Trung Ương 13 qua cuộc nói chuyện với ông Lê Hồng Hà (Phần 1)
- Nhìn lại năm cũ và tính chuyện năm mới
- Trợ lý Bộ trưởng ngọai giao Mỹ hội đàm với Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố HCM
- Hội luận về Hội nghị 13 Ban chấp hành Trung ương Đảng CSVN
- Bàn về ý kiến chủ động thu hút Việt Kiều của bà Tôn Nữ Thị Ninh
- “Ðảng cộng sản Việt Nam đã bỏ lỡ một cơ hội quá lớn”
- Nhận định của ông Lê Hồng Hà về giới trí thức “yêu nước” trong và ngoài đảng
- Cựu Đại tá Phạm Quế Dương nói về sự ra đi của ông Trần Xuân Bách
- Ông Lê Hồng Hà: “bối cảnh chính trị tại Việt Nam đang rơi vào thời kỳ khủng hoảng tiền biến chuyển”
- Ông Lê Hồng Hà bàn về công tác lý luận chuẩn bị cho Đại Hội X đảng CSVN
- Ý nghĩa của những hoạt động nội bộ và ngoại giao của Việt Nam trong tháng qua
- Luật phòng chống tham nhũng có thực sụ hiệu quả?
- Phân tích và đánh giá tình hình chính trị tại Việt Nam
- Nhận định bài viết định hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội của ông Ðỗ Mười
- Ông Lê Hồng Hà nhận định về bài của ông Ðỗ Mười khi bàn về định hướng XHCN
- Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 24-11-2005)
- Hội luận trong và ngoài nước về quyết định đưa Việt Nam trở vào danh sách CPC
- Ông Đặng Văn Việt gửi thư cho Bộ Chính Trị yêu cầu không thi hành kỷ luật ông Đoàn Duy Thành (II)