Nam Nguyên, phóng viên đài RFA
Khi loan báo mở đối thoại trực tuyến trên mạng điện tử Báo Cộng Sản, ông Đào Duy Quát, Phó Ban Văn Hoá Tư Tưởng Trung Ương xác định rằng, đã đến lúc không thể thông tin một chiều nữa, mà phải đổi mới nâng cao tính thuyết phục của công tác tư tưởng.

Phải chăng Đảng Cộng Sản Việt Nam bắt đầu chấp nhận thông tin đa chiều để thích nghi với giai đoạn hội nhập. Trong bài này Nam Nguyên ghi nhận ý kiến từ hai miền đất nước. Trước hết từ Hà Nội, Luật Sư Trần Vũ Hải bày tỏ sự băn khoăn của ông:
Thông tin đa chiều có chọn lọc
LS Trần Vũ Hải: Nói là chấp nhận thông tin đa chiều, tuy nhiên người ta sẽ nói rằng thông tin đa chiều nhưng phải chọn lọc. Chúng tôi dự đoán như vậy, vì những thông tin nào nhằm mục đích chống lại chế độ, chống lại Đảng là không có ý tưởng xây dựng đất nước thì sẽ bị coi là không phục vụ lợi ích Nhà nước lợi ích của nhân dân, người ta thường nói như thế. Theo tôi hiểu có thể có những thông tin góp ý về vấn đề cán bộ về chính sách v..v…
Nhưng loại thông tin đặt dấu hỏi lớn về vấn đề quyền lãnh đạo của Đảng, vấn đề điều 4 Hiến Pháp chẳng hạn, tôi tin chắc rằng họ sẽ không chấp nhận. Thông tin đa chiều hiện nay theo tôi hiểu là thông tin đúng pháp luật, nghĩa là thông tin phải không phủ nhận những điều Hiến Pháp đã qui định.
Thông tin tố giác tỉnh A tỉnh B có vấn đề thì Đảng Cộng Sản sẽ chấp nhận để khuyến cáo chính quyền… Thông tin kiểu này thì hiện nay rất phổ biến như ở TPHCM các đài truyền hình hàng tháng có tổ chức cho ngừơi dân cử tri chất vấn lãnh đạo thành phố, đặt vấn đề và yêu cầu trả lời.
Nói là chấp nhận thông tin đa chiều, tuy nhiên người ta sẽ nói rằng thông tin đa chiều nhưng phải chọn lọc. Vì những thông tin nào nhằm mục đích chống lại chế độ, chống lại Đảng là không có ý tưởng xây dựng đất nước thì sẽ bị coi là không phục vụ lợi ích Nhà nước lợi ích của nhân dân.
Theo tôi mô hình có lẽ là như vậy, chứ nếu thông tin đòi đa đảng đòi huỷ bỏ quyền lãnh đạo của đảng cộng sản thì chắc chắn họ không xem xét, khẳng định không chấp nhận, vì quan niệm là thông tin không có lợi ích, có thể gây rối tình hình. Sẽ chỉ có loại thông tin nêu ra những vụ việc đại loại về cán bộ về chính sách mà thôi.
Thay đổi để phát triển
Nam Nguyên: Vừa rồi là nhận định của luật sư Trần Vũ Hải từ Hà Nội. Chúng tôi cũng liên lạc với ông Nguyễn Quốc Thái ở TP.HCM, một người hoạt động lâu năm trong lãnh vực báo chí và xuất bản để ghi nhận quan điểm của ông về thực tế thông tin đa chiều, xin nhường lời ông Nguyễn Quốc Thái.
Ông Nguyễn Quốc Thái: Tôi nghĩ với tư cách của ông Đào Duy Quát trả lời trên phương tiện thông tin công cộng như vậy, tôi nghĩ là có sự biến chuyển trong cách suy nghĩ về vấn đề thông tin.
Theo tôi thông tin đa chiều là rất cần thiết cho sự phát triển, bởi vì có ý kiến ngược lại thì nó sẽ đẩy ngừơi bị nghe ý kiến ngược lại phải động não suy nghĩ, tìm hiểu xem động cơ nào và từ đâu ngừơi đối thoại với mình họ có thông tin đi ngược lại như vậy.
Tôi nghĩ sự phát triển rất cần thiết thông tin đa chiều, bởi vì ở Việt Nam bây giờ, ngoài báo chí bày bán trên sạp, người đọc có thể lên mạng để tìm kiếm những thông tin từ những nguồn khác nhau và điều này hiện nay rất phổ biến ở VN.
Nguồn thông tin khác nhau đó nó tác động đến ngừơi đọc. Họ sẽ đối chiếu cân nhắc với các thông tin trên báo chí được bày bán hàng ngày ở VN. Vì thế sự thông tin đa chiều là điều tất yếu phải có, để sự phát triển có thể thành hình và lớn mạnh.
Nam Nguyên: Nhưng thưa ông chế độ ở Việt Nam là chế độ một đảng cai trị, vậy sự thông tin đa chiều đó theo ý ông có bị giới hạn chỉ nằm trong khuôn khổ nào đó mà thôi, dù bây giờ Đảng mở đối thoại trực tuyến với dân?
Thông tin đa chiều là rất cần thiết cho sự phát triển, bởi vì có ý kiến ngược lại thì nó sẽ đẩy người bị nghe ý kiến ngược lại phải động não suy nghĩ, tìm hiểu xem động cơ nào và từ đâu ngừơi đối thoại với mình họ có thông tin đi ngược lại như vậy.
Ông Nguyễn Quốc Thái: Theo tôi việc đối thoại trực tuyến của các nhà lãnh đạo với ngừơi dân chưa bắt đầu, hãy để những cuộc đối thoại trực tuyến đó bắt đầu và sẽ có câu trả lời.
Bởi vì trong hoàn cảnh đất nứơc hiện nay, Việt Nam sắp vào WTO, khi ấy ngoài thương mại còn có những nguồn thông tin khác nữa cùng với hàng hoá đi vào. Lúc ấy ngừơi dân được lắng nghe và tiếp thu rất nhiều ý kiến khác nhau từ nhiều phía, họ có thể đối chiếu với những thông tin từ báo chí ở trong nứơc.
Việc Đảng Cộng Sản tổ chức đối thoại trực tuyến với ngừơi dân hiện nay chưa bắt đầu, tôi nghĩ rằng hãy để cho sự việc bắt đầu và mọi người có thể đánh giá mức độ sự thật và thiện chí như thế nào.
Nam Nguyên: Xin cảm ơn luật sư Trần Vũ Hải ở Hà Nội và nhà báo Nguyễn Quốc Thái ở TP.HCM về thời giờ hai ông dành cho đài RFA.