Hoạt động của Hội hỗ trợ người tàn tật VNAH tại Việt Nam


2006.03.29

Trà Mi, phóng viên đài RFA

Hội hỗ trợ người tàn tật Việt Nam, gọi tắt là VNAH, là một tổ chức từ thiện phi chính phủ do một người Việt Nam đứng ra sáng lập, trụ sở đặt tại bang Virginia, Hoa Kỳ. Kể từ khi ra đời từ năm 1991 đến nay, hội đã thực hiện được rất nhiều chuyến đi nhân đạo về Việt Nam, giúp đỡ những người nghèo khó, đặc biệt qua các chương trình tặng xe lăn cho những người khuyết tật tại Việt Nam.

Để tìm hiểu thêm về các hoạt động của hội cũng như tình hình người khuyết tật tại Việt Nam, Trà Mi đã trao đổi với ông Trần Văn Ca, chủ tịch VNAH, hiện đang có mặt ở Hà Nội lo các chương trình trợ giúp người tàn tật và bà con nghèo ở những vùng quê xa xôi hẻo lánh. Ông Ca cho biết:

Đến nay, hội cũng đã thực hiện đựơc một số chương trình rất cụ thể, như tặng trên 100 ngàn chân tay giả và xe lăn cho người tàn tật và nạn nhân chiến tranh tại Việt Nam. Theo kế hoạch, đến năm 2008, hội sẽ giúp thêm khoảng 20 ngàn dụng cụ chỉnh hình và xe lăn.

Ngoài ra hội cũng hỗ trợ một số chương trình về kỹ thuật giúp các cơ quan hữu quan Việt Nam trong việc soạn thảo và ban hành những quy chế, luật liên quan đến người tàn tật.

Theo kế hoạch tài trợ của cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ, thì ví dụ như hôm nay, chúng tôi vừa ký một bản thoả thuận với Bộ lao động Việt Nam trong 1 dự án do chính phủ Mỹ tài trợ hầu tiếp tục hỗ trợ Việt Nam nâng cấp pháp lệnh về ngừơi tàn tật lên thành 1 bộ luật hoàn chỉnh hơn, tạo cơ hội cho ngươì khuyết tật tại Việt Nam có việc làm, tham gia vào các chương trình dạy nghề…

Trà Mi: Ông đánh giá như thế nào về tình hình ngừơi tàn tật ở Việt Nam? Họ được tạo điều kiện ngang bằng với các thành phần khác trong xã hội hay không?

Ô. Trần Văn Ca: Hiện nay Việt Nam có khoảng 6 triệu ngừơi tàn tật. Vì hoàn cảnh khó khăn chung tại Việt Nam nên sự quan tâm chưa đáp ứng đúng mức. Tuy có nhiều quy chế, pháp quy của nhà nứơc nhưng sự hiểu biết và thực thi ở các cấp thì vẫn còn ở mức độ. Luật có nhưng thực thi thì khó, nhập nhằng lắm. Khó khăn nữa là tài chánh…

Trà Mi: Ông nhận xét như thế nào về hệ thống các trường dạy nghề hay cơ sở làm việc dành cho người khuyết tật ở Việt Nam? Cung đủ cầu hay chưa? Ông có thể giới thiệu một vài địa điểm người tàn tật có thể tìm đến học nghề hay xin việc làm?

Ô. Trần Văn Ca: Những năm gần đây, chương trình tạo công ăn việc làm cho ngừơi tàn tật ở Việt Nam cũng bắt đầu phát triển. Việc làm cho lao động khuyết tật có vài công ty tư nhân, nhưng không có nhiều bởi vì từ nhiều năm qua mảng này không được đầu tư đầy đủ, không có những chương trình giáo dục hoà nhập…

Ví dụ có một công ty muốn thuê mướn 100 người tàn tật thì cũng không đáp ứng được vì họ có đựơc đào tạo đâu, phần lớn không có trình độ văn hoá...

(xin theo dõi toàn bộ cuộc phỏng vấn trong phần âm thanh bên trên)

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.