Các doanh nghiệp nước ngoài đang dần kiểm soát thị trường cà phê xuất khẩu của Việt Nam
2006.07.24
Gia Minh, phóng viên đài RFA
Thông tin từ Bộ Thương Mại cho biết các doanh nghiệp nước ngoài đang dần kiểm soát thị trường cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Lý do vì họ có lợi thế về vốn. Biên tập viên Gia Minh của Đài chúng tôi đã nêu vấn đề đó ra với ông Văn Thành Huy, chủ tịch Hiệp hội Cà phê- Cacao Việt Nam, và được ông cho biết.

Ông Văn Thành Huy: Hiện nay có một số đơn vị đại diện công ty nước ngoài tiến tới họ sẽ thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, một thành viên nhiệm vụ chính là chế biến nhưng cũng kết hợp thu mua; nên nếu các doanh nghiệp Việt Nam không nỗ lực lên và vấn đề vốn thì sẽ khó cạnh tranh trong thời gian tới.
Một số ngân hàng Việt Nam đang cổ phần hoá, cho nên họ cũng phải lành mạnh tài chính, cơ cấu lại nguồn vốn nên giới hạn cho vay đối với một số doanh nghiệp
Gia Minh: Vậy lâu nay có ưu đãi?
Ông Văn Thành Huy: Chẳng có ưu đãi gì. Một số đơn vị làm cà phê do giá lên xuống, năm ngoái giá mua thấp mà nay cao nên vốn cần gấp đôi; mà ngân hàng chỉ cho vay chừng 60% về ưu cầu vốn thôi.
Gia Minh: Doanh nghiệp nước ngoài nắm rõ về nguồn bán, nay nếu họ kiểm soát được nguồn thu mua trong nứơc nữa thì ngành cà phê Việt Nam có quan ngại về điều d89ó không?
Cạnh tranh thì tốt, bình đẳng là tốt vì mỗi doanh nghiệp có lợi thế riêng. Các doanh nghiệp trong nước mạnh về địa bàn thu mua; còn các doanh nghiệp trong nước thì thiếu vốn. Trong nước thiếu trang bị tốt, nhưng nước ngoài thì có thể đầu tư công nghệ tốt. Hai phía có thể hỗ trợ. Cạnh tranh sẽ đào thải những đơn vị chỉ chạy theo số lượng.
Ông Văn Thành Huy: Cạnh tranh thì tốt, bình đẳng là tốt vì mỗi doanh nghiệp có lợi thế riêng. Các doanh nghiệp trong nước mạnh về địa bàn thu mua; còn các doanh nghiệp trong nước thì thiếu vốn.
Trong nước thiếu trang bị tốt, nhưng nước ngoài thì có thể đầu tư công nghệ tốt. Hai phía có thể hỗ trợ. Cạnh tranh sẽ đào thải những đơn vị chỉ chạy theo số lượng.
Gia Minh: Các biện pháp vượt qua những khó khăn?
Ông Văn Thành Huy: Khi làm việc với các hiệp hội, và các cơ quan chính phủ chúng tôi có cảnh báo yêu cầu các doanh nghiệp phải lành mạnh tài chính, phải sử dụng các công cụ chống rủi ro. Kinh doanh sao cho có hiệu quả, không chạy theo số lượng.
Gia Minh: Họat động mua bán trên mạng có giúp được gì cho các nhà xuất khẩu cà phê trong nước?
Ông Văn Thành Huy: Trong họat động tham gia hợp đồng tương lai hàng hoá để chống rủi ro, thì đây là cần. Lâu nay có một số doanh nghiệp làm có hiệu quả nhưng có một số chưa hiểu hết nên không hiệu quả.
Gia Minh: Việc xây dựng kho dự trữ được đề xuất với phía chính phủ ra sao và phía nhà nước đã bắt tay vào chưa?
Ông Văn Thành Huy: Hiệp hội có đề nghị lập kho để giúp nông dân có thể gửi cà phê, rồi trên cơ sở đó ngân hàng cho họ vay để đến khi có giá mới bán chứ không bán dồn dập. Đã có nhiều kịến nghị tại những hội nghị của các ngành nhưng cũng chỉ trong quá trình nghiên cứu thôi, còn nằm trong phuơng án vì còn lệ thuộc vào các cấp các ngành.
Gia Minh: Cám ơn ông.
Những bài liên quan
- Hậu quả của việc trồng cây cà phê Arabica tại Thanh Hóa
- Ðồng mỹ kim tại Việt Nam ngày càng trở nên thông dụng
- Vì sao lượng du khách nước ngoài đến Việt Nam ngày càng giảm?
- Việt Nam đặt kế hoạch gia tăng xuất khẩu gạo
- Tiến sĩ Lê Đăng Doanh: Việc tăng giá xăng dầu chỉ là vấn đề thời gian
- Cảm nhận của một số người dân về cuộc sống hiện nay
- 85% du khách quốc tế sẽ không trở lại sau khi viếng thăm Việt Nam
- Lượng cá tra và basa xuất khẩu của Việt Nam tăng cao
- Xuất khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam sang Nga tăng vọt
- Thiếu nghị định, nhà đầu tư phải chờ
- Ngành mía đường Việt Nam có nguy cơ phá sản khi gia nhập WTO
- Trâu chậm và Nước đục
- Những quy định của hiệp định công nghệ thông tin ITA khi gia nhập WTO
- EU hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của thủy sản Việt Nam
- 50 thương hiệu sản phẩm và dịch vụ được bầu chọn danh hiệu Tin Và Dùng Việt Nam 2006
- Bảng tường trình sắp hạng các tỉnh tại Việt Nam trên lãnh vực doanh nghiệp
- Nhật Bản sẽ kiểm tra dư luợng hóa chất trong hàng hóa nhập từ Việt Nam
- EU khuyến cáo Đông Nam Á nâng cao tiêu chuẩn an toàn thực phẩm
- Khi hội nhập nhà đầu tư dịch vụ vận tải sẽ không chấp nhận nạn mãi lộ chung chi
- Việt Nam phát động Chương Trình Hành Động Quốc Gia Về Du Lịch
- Việt Nam vẫn chưa công bố nội dung thoả thuận Việt-Mỹ về WTO
- Doanh nghiệp nhà nước trước ngưỡng cửa hội nhập WTO
- Nhiều doanh nghiệp thiếu thông tin về những thách thức khi Việt Nam hội nhập WTO
- Nhập cảng xe cũ: vấn đề gây nhức đầu cho các doanh nghiệp nhập khẩu cũng như cho hải quan Việt Nam
- Ước vọng của một nữ doanh nhân trước việc Việt Nam gia nhập tổ chức WTO