Ngành giáo dục Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn
2005.09.03
Gia Minh, phóng viên đài RFA
Vào khoảng thời gian này năm ngoái, Hội đồng giáo dục Nhà nước do thủ tướng Việt Nam đứng đầu kêu gọi các nhà giáo dục hàng đầu của cả nước tham gia góp ý vào công cuộc cải cách giáo dục nước nhà.

Qua đợt góp ý được xem là qui mô đó thì ngành giáo dục Việt Nam vừa qua đạt được những đổi thay tích cực nào?
Gia Minh hỏi chuyện giáo sư Nguyễn Lân Dũng, một nhà giáo dục từng tham gia vào những cuộc đóng góp ý kiến cho nhà nước và cơ quan chức năng về giáo dục. Trước tiên ông đưa ra những thay đổi có được trong thời gian gần đây:
“Gần đây đã thực hịên xong việc thi cử vào đại học và giảm tải giảng dạy ở các bậc phổ thông. Các kỳ thi thì không chạy theo thành tích mà đúng thực lực, ví dụ như môn Sử là học sinh yếu do học sinh không thích học và cách giảng dạy cũng không hứng thú. Môn văn cũng thế.
Sắp tới đây sẽ có những hội thảo để ngăn việc dạy thêm tràn làn, cũng như rút kinh nghiệm về giảng dạy đại học. Tôi biết là đang có kế hoạch là đại học phải theo tín chỉ.”
Gia Minh: Thi cử đánh giá sát thực hơn, thì có những bước chuẩn bị cho các học sinh không trúng đại học?
Nguyễn Lân Dũng: Năm nay có chấn chỉnh là có nguyện vọng hai; nhưng tôi thấy có bất hợp lý là có em điểm thấp được học đại học mà có em điểm cao thì không được. Hiện tôi đang muốn trình bày kinh nghiệm của Trung Quốc để tham khảo.
Bạn nghĩ gì về ngành giáo dục Việt Nam hiện nay? Có nên chọn theo kinh tế thị trường? Xin email về Vietnamese@www.rfa.org
Gia Minh: Mức độ giảm tải thì như thế nào?
Nguyễn Lân Dũng: Giảm tải là về chương trình, vì hiện nay học sinh có thể tìm thông tin trên mạng cho nên những gì không cần nhớ thì không nên bắt các em nhớ. Tôi thường phát biểu là điều gì mà thầy không nhớ được thì đừng bắt học sinh nhớ. Chỉ cần nhớ những qui luật làm nền tảng để có thể tiếp thu kiến thức của nhân loại.
Gia Minh: Vậy cũng liên quan đến phương pháp thì điều này được làm đến đâu?
Nguyễn Lân Dũng: Theo tôi thì cần thời gian. Hiện nay tại Đại học Quốc gia thì phương pháp giảng dạy có thay đổi là giáo viên hướng dẫn và học sinh tìm tài liệu trên Internet. Thông qua các lớp cử nhân tài năng để rút kinh nghiệm để áp dụng cho các lớp khác.
Gia Minh: Vào đầu năm thì người ta kêu ca nhiều về học phí; làm sao để có mức tương ứng phù hợp giữa công tư?
Nguyễn Lân Dũng: Đã có qui định cụ thể nhưng cơ bản nhất vẫn là cái tâm của thầy giáo. Trường dân lập học sinh có quyền lựa chọn thầy tốt và học phí vừa phải. Theo tôi kinh tế thị trường là hay vì có cái để mà lựa chọn.
Trường nào dạy tốt mà học phí vừa phải thì học sinh nhiều. Ở các nước như Đài Loan thì trường tư có chất lượng cao hơn trường công, nên cũng cần học tập kinh nghiệm của họ. Nên coi trường tư như con đẻ chứ không phải con nuôi để làm sao có thể bảo đảm việc phổ cập kiến thức cho người dân.
Gia Minh: Xin cám ơn.
Những bài liên quan
- Hệ thống giáo dục Việt Nam
- Hội luận về cách phát âm những mẫu tự trong 24 chữ cái ở Việt Nam
- Nguyên nhân và kết quả của việc đi học thêm
- AAUW công bố 57 suất học bổng niên khoá 2006-2007 cho nữ sinh viên nước ngoài
- Vì sao học sinh Việt Nam hiểu biết rất kém về lịch sử?
- Gian lận trong việc thi nhập học Đại học
- Hệ thống giáo dục của Việt Nam ngày nay
- Hội luận về phương thức dạy và học ở Việt Nam (III)
- Cha mẹ và chuyện học thêm, thi cử của con em
- Hội luận về phương thức dạy và học ở Việt Nam (II)
- Phỏng vấn một thí sinh về chất lượng mùa thi đại học năm 2005
- Hội luận của 4 học sinh, sinh viên về phương thức dạy và học ở Việt Nam (I)
- Tại sao học sinh VN hầu như không biết gì về lịch sử Việt Nam và thế giới?
- Thủ đoạn gian lận trong các kỳ tuyển sinh ngày càng tinh vi
- Nguyên nhân nạn "chảy máu chất xám" ở Việt Nam