Việt Nam tìm cách giải quyết các khiếu kiện về đất đai
2005.11.05
Thanh Quang, phóng viên đài RFA
Vấn đề đất đai ở Việt Nam ngày càng trở thành đề tài gây nhiều chú ý, mà xem chừng như giới hữu trách trong nước đã tới lúc không thể ứng phó qua loa.

Trong những ngày gần đây, báo chí trong nước đăng nhiều bài đề cập tới “chuyện dài quê hương” về đất đai này, dưới các tiêu đề chẳng hạn như “5 chiêu thức ‘ăn’ đất của dân”, “Cần thiết thành lập cơ quan tài phán đất đai”…
Một tu sĩ có liên hệ trong vụ khiếu kiện về khu đất thuộc Địa Phận Nha Trang nói rằng: “Báo chí bây giờ nói công khai về chuyện quan “ăn” đất, về “địa tặc””
Bắt nguồn từ những oan ức
Vấn đề tranh chấp, khiếu kiện, tố giác, biểu tình – thậm chí tự thiêu – để phản đối về chuyện nhà và đất đã trở nên bức xúc hơn, khiến Bộ Tài Nguyên-Môi Trường, sau khi kết thúc đợt kiểm tra đất đai toàn quốc vừa rồi, đã đề nghị chính phủ thành lập một cơ quan tài phán độc lập chuyên giải quyết những khiếu kiện trong lãnh vực đất đai.
Theo Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên Môi Trường, ông Đặng Hùng Võ, thì đoàn kiểm tra nhận thấy tình hình than phiền, khiếu nại có tính cách tự phát, chủ yếu bắt nguồn từ những trường hợp oan ức của người dân khi họ bị mất nhà, đất dưới nhiều hình thức. Vẫn theo viên chức này, thì “người dân kêu nhiều quyết định từ cấp huyện, tỉnh trái pháp luật”.
Người dân phải chạy lòng vòng hết cơ quan này tới cơ quan khác mà thậm chí vẫn chưa có quyết định của bất kỳ cơ quan nào. Và một số nơi, việc tổ chức tiếp dân không tốt, rồi việc chỉ dẫn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho người dân chưa được tốt.
Ông Đặng Hùng Võ nói: “Việc xử lý ở một số địa phương là chưa phù hợp với quy định của pháp luật, tức là trong thời hạn phải xử lý, phải ra quyết định về việc giải quyết về những tranh chấp, khiếu nại, tố cáo thi điều đó không bảo đảm.
Người dân phải chạy lòng vòng hết cơ quan này tới cơ quan khác mà thậm chí vẫn chưa có quyết định của bất kỳ cơ quan nào. Và một số nơi, việc tổ chức tiếp dân không tốt, rồi việc chỉ dẫn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho người dân chưa được tốt”.
Chiếm 60% trong các khiếu kiện hành chánh
Mới đây, Trưởng Ban Dân Nguyện Quốc Hội, ông Lê Quang Bình, khi trả lời VN Express, cho biết qua tổng hợp đơn, thư và khảo sát thực tế thì ông thấy vấn đề đất đai chiếm 60 phần trăm trong các khiếu kiện hành chánh.
Và ông lưu ý rằng “hiện có một thực tế là cơ quan hành chính như Ủy ban nhân dân xã, huyện hay tỉnh vừa bị kiện vừa đứng ra xử kiện”. Nên ông hy vọng cơ quan tài phán đất đai, một khi được hình thành, sẽ giúp thay đổi vấn đề.
Tờ Tuổi Trẻ số ra ngày 26 tháng 10 vừa rồi có bài tựa đề “ 5 chiêu thức quan ‘ăn’ đất của dân”, qua đó, Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên-Môi Trường Đặng Hùng Võ cảnh báo rằng “ qua phản ảnh của dân, có thể thấy tình trạng tham nhũng đất đai rất đa dạng, có ở nhiều nơi, cấp xã có, cấp huyện có, cấp tỉnh có”.
Sau khi đề cập tới tình trạng tham nhũng đất đai thể hiện qua 5 chiêu thức, viên chức này tin rằng cả “cán bộ lãnh đạo của các cơ quan trung ương có tham nhũng đất nhưng thể hiện dưới dạng vợ, con, người thân của họ đứng tên”.
Trong cuộc phỏng vấn của Ban Việt Ngữ Đài ACTD khoảng trung tuần tháng rồi, một số cư dân ở tỉnh Đồng Nai đã phản ứng mạnh mẽ về viễn tượng họ bị mất nhà, mất đất một cách bất công:
Người dân nửa lo, nửa sợ
Giới hữu trách kết hợp với bên đầu tư dự án đưa công an xuống rà soát bom, mìn. Dân chúng ở đây phản ứng, kiện cáo, gởi đơn đi khắp nơi. Nhưng tình trạng bây giờ chưa tới đâu cả. Dân chúng đang sống trong tình trạng nửa lo, nửa sợ - sợ rằng một ngày nào đó phải ra đường ở, không biết đi đâu.
Một cư dân nói: “Đất của tôi là mua lại của công nhân ở Quân Đoàn 4, mà có Trung Tướng và Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Hậu Cần ký, đồng ý cho hóa giá miếng đất ấy. Vậy mà bây giờ các viên chức địa phương nói là tôi cư trú bất hợp pháp”
Người dân khác: “Giới hữu trách kết hợp với bên đầu tư dự án đưa công an xuống rà soát bom, mìn. Dân chúng ở đây phản ứng, kiện cáo, gởi đơn đi khắp nơi. Nhưng tình trạng bây giờ chưa tới đâu cả. Dân chúng đang sống trong tình trạng nưa lo, nửa sợ - sợ rằng một ngày nào đó phải ra đường ở, không biết đi đâu”.
Theo thứ trưởng Đặng Hùng Võ thì biện pháp trước mắt để xử lý tình trạng vừa nói là “phải công khai hóa vị trí tái định cư, công khai hóa danh sách những người được xét duyệt vào khu giãn dân, khu tái định cư, công khai hóa dự án, quyết định giao đất...để vấn đề được giải quyết đúng pháp luật.”
Những bài liên quan
- Những diễn tiến mới nhất về vụ tranh chấp đất của Dòng Thánh Giuse Nha Trang
- Chính phủ trung ương can thiệp vào vụ tranh chấp giữa Dòng Thánh Giuse với chính quyền Nha Trang
- Lời hứa chưa được thực hiện
- Công an Hà Nội tiếp tục gây khó dễ những người dân đi khiếu kiện
- Nạn tham nhũng xung quanh vấn đề nhà ở và đất đai
- Hỏi chuyện một số người dân về việc khiếu kiện đòi đền bù ruộng đất
- Quốc hội VN thảo luận các dự luật nhà ở, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm
- Bị trù dập, bị đuổi việc, bị khai trừ khỏi Ðảng chỉ vì tố cáo tham nhũng
- Dòng Thánh Giuse kêu gọi giúp đỡ để lấy lại đất của Giáo Hội (II)
- Dòng Thánh Giuse kêu gọi giúp đỡ để lấy lại đất của Giáo Hội (I)
- Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 20-10-2005)
- Vai trò của luật sư Việt Nam đang trở nên quan trọng hơn
- Công an giải tán những người khiếu kiện đang tập trung tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng, Hà Nội
- Cách hành xử của chính quyền Việt Nam trong vụ bà Phạm Thị Trung Thu tự thiêu?
- Phỏng vấn ông Đặng Hùng Võ, Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên Môi Trường
- Phỏng vấn em trai bà Phạm Thị Trung Thu, người tự thiêu để phản đối việc tịch thu nhà
- Nông dân tỉnh Quảng Đông tạm thắng lợi trong cuộc giành lại đất đai
- Cư dân Sài gòn và Hà Nội khiếu nại về nước dùng nhiễm bẩn
- Vai trò của Luật sư trong việc giúp người dân khiếu kiện
- Phỏng vấn Linh Mục Lưu Minh Hoàng phụ trách giáo xứ Dòng Thánh Giuse