Giới quản lý các xưởng giày Việt Nam thiếu kiến thức về an toàn hóa chất
2005.11.29
Thanh Quang, phóng viên đài RFA
Mặc dù kỹ nghệ giày của Việt Nam hiện phát triển và mang lại nguồn ngọai tệ đáng kể, nhưng một viên chức cao cấp thuộc Diễn Đàn Doanh Gia Hàng Đầu Thế Giới có trụ sở ở Anh, sau chuyến đi Việt Nam, có lưu ý rằng giới quản lý các xưởng giày Việt Nam thiếu kiến thức về an toàn hóa chất, khiến ảnh hưởng tới sức khỏe công nhân.
Thanh Quang tiếp chuyện với Tiến sĩ Mai Thanh Truyết, chuyên gia về Khoa học-Môi trường, và được ông cho biết ý kiến về vấn đề này.
Tiến sĩ Mai Thanh Truyết: Việt Nam quả thật đang đẩy mạnh kỹ nghệ giày da để mang lại nguồn ngọai tệ mạnh, nhưng sự an toàn sức khỏe của công nhân là một yếu tố hàng đầu theo quan điểm của các nước Tây Phương và Bắc Mỹ.
Vấn đề đặt ra ổ đây là khi thuộc da thì phải sử dụng hóa chất, trong khi Việt Nam thiếu biện pháp an toàn, không có bảo hộ lao động, khiến các hóa chất dùng trong thuộc da sẽ gây ung thư.
Thanh Quang: Hiện có than phiền là chính giới quản lý các xưởng đóng giày ở Việt Nam không ý thức hay thiếu kiến thuộc về an toàn hóa chất, tiến sĩ nghĩ sao về vấn đề này?
Tiến sĩ Mai Thanh Truyết: Tôi nghĩ là họ có kiến thức về an toàn lao động, vì khi ký contract với các công ty nước ngoài, họ đều ghi nhận an toàn bảo hộ lao động. Nhưng trong điều kiện hiện tại ở Việt Nam, vì muốn có lợi nhuận nhiều, nên họ giảm chi phí cho an toàn lao động. Và rất tiếc là các công nhân Việt Nam vì miếng cơm manh áo cho gia đình mà đành phải chấp nhận sự nguy hại cho tương lai của họ.
Thanh Quang: Thưa tiến sĩ, còn về môi trường làm việc trong các xưởng giày ở Việt Nam nói chung vẫn còn đáng ngại cho sức khỏe, chẳng hạn như công nhân phải làm việc trong điều kiện nóng bức, bụi bặm, tiếng ồn máy móc…Ông nhận xét về môi trường không thích hợp này như thế nào?
Tiến sĩ Mai Thanh Truyết: Điều kiện như vậy không thể chấp nhận được, nhất là đối với các xứ Tây Phương. Tôi nghĩ Việt Nam nếu muốn gia nhập WTO thì một trong những việc cần làm là phải điều chỉnh điều kiện làm việc của công nhân.
Thanh Quang: Như vậy giới hữu trách Việt Nam cần áp dụng những biện pháp cụ thể như thế nào để cải thiện tình hình này?
Tiến sĩ Mai Thanh Truyết: Trong kỹ nghệ thuộc da, các cơ xưởng phải cần có hệ thống hút khí, lọc khí. Kế đến là cần phải có những quần áo bảo hộ lao động cho công nhân không bị nhiễm các hóa chất độc hại.
Thanh Quang: Xin cảm ơn tiến sĩ Mai Thanh Truyết.
Những bài liên quan
- Những ngày đen tối cho các nhà nuôi tôm dọc bờ biển Trung phần Việt Nam
- Câu chuyện tranh chấp đất đai của hai người dân với chính quyền địa phương
- Nhiều du khách bị công ty lữ hành lừa khi du lịch đến Thái Lan
- Thoát nghèo nhờ nuôi nhím
- Chở quá tải để bù lỗ cho phần nhiên liệu tăng giá
- Lời hứa chưa được thực hiện
- Nạn tham nhũng xung quanh vấn đề nhà ở và đất đai
- Hỏi chuyện một số người dân về việc khiếu kiện đòi đền bù ruộng đất
- Đà Lạt chuẩn bị cho Lễ Hội Hoa 2005 lớn nhất từ trước đến nay
- Những người tạm trú lâu ngày tại TP. HCM sẽ được nhập hộ khẩu
- Nợ thuế của các công ty xuất nhập khẩu Việt Nam lên đến 2.7 tỷ đồng
- Công an giải tán những người khiếu kiện đang tập trung tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng, Hà Nội
- Sử dụng vật liệu tre nứa, rơm rạ đất sét trong xây dựng hiện đại
- RFA phỏng vấn Bộ Trưởng Đặc Trách Nông Nghiệp và Kỹ Nghệ bang Alabama, ông Ron Sparks
- Việt Nam sẽ tiếp tục nâng mức lương tối thiểu cho công nhân viên
- Cần một chiến lược tổng thể cho ngành sản xuất mía đường
- Tình hình sản xuất và xuất khẩu chè của Việt Nam
- Nông dân nuôi bò sữa ở đồng bằng sông Cửu Long gần như phá sản
- Việt Nam dự tính tăng phí bệnh viện từ năm 2006
- Các công ty Việt Nam nộp đơn phúc thẩm mức thuế cá basa nhập cảng vào Hoa Kỳ