Một bệnh nhân bị nghi nhiễm cúm gia cầm vì ăn thịt vịt chết

Gia Minh, phóng viên đài RFA

Trong những ngày qua, các giới chức Việt Nam đều lên tiếng về nguy cơ của dịch cúm gia cầm, sau khi các quốc gia láng giềng như Thái, Lào, Kampuchia, Trung Quốc đang tái bùng phát dịch bệnh này.

BirdFluDuck200.jpg
Giới khoa học đều cho rằng nguy cơ dịch bệnh xảy ra từ đàn thủy cầm rất cao. AFP PHOTO

Tiếp sau khi có những cảnh báo đó thì vào ngày thứ Năm báo chí Việt Nam loan tin một trường hợp bệnh phải nhập viện sau khi ăn thịt vịt chết, và bệnh nhân bị nghi nhiễm cúm gia cầm. Gia Minh trình bày về thông tin liên quan.

Tân Hoa Xã vào ngày mồng 3 tháng 8 trích dẫn nguồn tin trong nước cho hay một người đàn ông 35 tuổi ngụ tại huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang phải nhập viện, sau khi ăn thịt vịt và có những triệu chứng nghi nhiễm virus cúm gia cầm H5N1.

Phổi bị tổn thương nặng

Bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Đa Khoa Kiên Giang vào ngày 30 tháng 7 vừa qua do sốt cao và khó thở. Các bác sĩ tại bệnh viện này cho hay phổi của bệnh nhân bị tổn thương nặng

Bác sĩ Trần Thanh Tùng, thuộc bệnh viện đa khoa Kiên Giang, vào sáng ngày 4 tháng 8, cho biết về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và một số thông tin liên quan: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Thân nhân của bệnh nhân khai rằng một tuần lễ trước khi nhập viện, đương sự được một người hàng xóm cho con vịt chết, và đương sự làm thịt ăn. Ba ngày sau, đương sự bị sốt cao và tự điều trị bằng thuốc ở nhà. Những người thân của bệnh nhân không cho biết là có ai cùng ăn thịt vịt với đương sự hay không.

Thân nhân của bệnh nhân khai rằng một tuần lễ trước khi nhập viện, đương sự được một người hàng xóm cho con vịt chết, và đương sự làm thịt ăn. Ba ngày sau, đương sự bị sốt cao và tự điều trị bằng thuốc ở nhà. Những người thân của bệnh nhân không cho biết là có ai cùng ăn thịt vịt với đương sự hay không.

Hiện những mẫu bệnh phẩm đã được gửi đi xét nghiệm virus cúm gia cầm H5N1 tại Trung tâm thuộc Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh. Theo tiến sĩ Cao Bảo Vân, phụ trách phòng xét nghiệm, thì có thể vào cuối tuần này sẽ có kết quả.

Vịt nhân chết không rõ nguyên nhân

Cũng vào ngày 3 tháng 8, tờ Sài Gòn Giải phóng loan tin tại Tây Ninh, gần đây có hai đàn vịt tư nhân chết không rõ nguyên nhân. Mẫu bệnh phẩm của vịt chết tại Tây Ninh cũng đang được xét nghiệm.

Ông Tôn Thất Hằng, trưởng Chi cục thú y Tây Ninh cho biết về tình hình mà báo chí vừa nêu: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Hồi tuần trước, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức hội thảo tại Tiền Giang bàn giải pháp quản lý chăn nuôi thủy cầm cho khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và các tỉnh miền đông nam bộ.

Nhiều ý kiến đều đồng ý là chưa cho phép tái tái phát triển đàn thủy cầm từ đầu tháng 8 vừa qua, mà phải giữ cho đến tháng hai năm 2007 mới cho thực hiện trở lại. Thế nhưng trong thực tế hiện ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long đang có khoảng 15 triệu con vịt đang đuợc nuôi ở hầu hết các tỉnh trong vùng. Theo ông Nguyễn Đăng Vang, Cục trưởng Cục Chăn nuôi thì số này hơn 8 triệu theo thống kê sơ bộ của Cục.

Ông Nguyễn Văn Bền, trạn trưởng thú y huyện Giồng Riềng nơi có ca bệnh mới nhất nghi nhiễm cúm gia cầm, thừa nhận về tình hình quản lý nuôi thủy cầm tại địa phương ông: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Giới khoa học đều cho rằng nguy cơ dịch bệnh xảy ra từ đàn thủy cầm rất cao nên chưa thể nuôi lại thủy cầm vào thời điểm này.

Nguy cơ dịch bệnh cao

Giới khoa học đều cho rằng nguy cơ dịch bệnh xảy ra từ đàn thủy cầm rất cao nên chưa thể nuôi lại thủy cầm vào thời điểm này.

Trong thông báo đưa ra vào ngày 2 tháng 8 vừa qua, Bộ truởng Y tế, đồng thời là truởng ban chỉ đạo quốc gia phòng chống đại dịch cúm ở người thì Việt Nam đã không chế được dịch cúm gia cầm và ở người trong thời gian dài.

Trong chuyến công du sang Hoa Kỳ hồi tháng qua của phái đoàn Bộ Y tế, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tể Trung ương, ông Nguyễn Trần Hiển, cũng tuyên bố là Việt Nam đã thành công trong công tác khống chế cúm gia cầm.

Tuy nhiên, theo ông Bùi Bá Bổng, thứ trưởng Bộ NN & PTNT trong trả lời phỏng vấn báo Tiền Phong thừa nhận là thành công trong việc khống chế cúm gia cầm tại VN trong thời gian qua là không vững chắc.

Lý do là những yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo điều kiện thú ý nghiêm nhặt nhất thì Việt Nam vẫn chưa làm tốt, như việc tiêu độc khử trùng môi trường thường xuyên, thực hiện chăn nuôi giết mổ tập trung; không vận chuyển, buôn bán gia cầm thủy cầm chưa qua kiểm dịch.

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm H5N1, ông Trịnh Quân Huấn, thứ trưởng Y tế, đưa ra cảnh báo tình trạng cúm B xuất hiện với tỷ lệ người lớn mắc bệnh lại kết hợp với dịch cúm gia cầm sẽ rất nguy hiểm vì khả năng virus cúm gia cầm biến đổi gene để trở thành một lọai virus có độc lực mạnh hơn là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Nghiêm trọng nhất là vào lúc giao mùa, thời tiết thay đổi trong mùa đông sắp tới.