Đê biển Việt Nam có nguy cơ bị vỡ nếu gặp phải những trận bão lớn
2006.01.27
Thanh Quang, phóng viên đài RFA
Cục Quản lý đê điều Việt Nam mới đây nhận định rằng đê biển Việt Nam có nguy cơ bị vỡ nếu gặp phải những trận bão với sức gió giật cấp 12. Lời tuyên bố khiến người ta đặt nghi vấn đề khả năng của hệ thống đê biển Việt Nam.

Thanh Quang điện thoại cho ông Đặng Quang Tín, Cục trưởng Cục Quản Lý Đê Điều và Phòng Chống Lụt Bão Trung ương Việt Nam, để tìm hiểu vấn đề này. Ông Đặng Quang Tín giải thích.
Ông Đặng Quang Tín: Đê biển Việt Nam được xây từ những năm 80, khi đất nước còn rất nhiều khó khăn. Lúc bấy giờ Việt Nam chỉ có khả năng làm những cái để có thể chống gió bão cấp 9 mà thôi. Như vậy, khi bão cấp 12 xảy ra thì đương nhiên nó vượt thiết kế.
Hiện Việt Nam chủ trương nâng cấp dần, làm tới đâu vững chắc tới đó. Những chỗ đã làm thì chống được gió bão cấp 12.
Thanh Quang: Thưa ông, cụ thể thì hiện những đoạn đê nào, ở những tỉnh ven biển nào có nguy cơ dễ bị vở nhất ?
Ông Đặng Quang Tín: Nam Định, Hải Phòng.
Thanh Quang: Thế còn những đoạn đê ở Trung thì sao, thưa ông ?
Ông Đặng Quang Tín: Trung thì có Nghệ An, Hà Tĩnh. Phía Nam Trung phần thì đê biển chưa có vấn đề gì.
Thanh Quang: Còn Miền Nam có vấn đề gì không, thưa ông ?
Ông Đặng Quang Tín: Theo thống kê thì Miền Nam ít khi gặp bão cấp 12. Và ở trong đó thì hệ thống đê biển chưa nhiều, bảo vệ biển chủ yếu là kè.
Thanh Quang: Thưa nói chung, chương trình nâng cấp đê biển Việt Nam ra sao ?
Ông Đặng Quang Tín: Bây giờ chính phủ đã thông qua kế hoạch này rồi, và hàng năm bố trí dần nguồn kinh phí để xây dựng. Nhưng nếu có các nguồn kinh phí khác nữa thì tiến độ củng cố hệ thống đê biển sẽ nhanh hơn.
Thanh Quang: Ngoài kế hoạch củng có đê biển, Việt Nam có kế hoạch trồng cây dọc theo bờ biển không ?
Ông Đặng Quang Tín: Đương nhiên. Trồng cây dọc theo bờ biển và trồng cây trước đê là thuộc trong thiết kế công trình.
Thanh Quang: Ngoài những nỗ lực vừa nói, Việt Nam chú trọng ra sao tới việc xây dựng cụm tuyến dân cư ở ven biên, cửa sông, cũng như có biện pháp ứng phó nạn đất chùi, lũ quét như thế nào ?
Ông Đặng Quang Tín: Dân sống ở ven biển, cửa sông thì được bảo vệ bằng đê biển, nếu là nơi có đê biển, hay được bảo vệ bằng đụn cát. Có nhiều cồn cát rất cao, có khả năng chống cả sóng thần nữa. Ngoài ra Việt Nam cũng coi chương trình trồng rừng có liên hệ chặt chẽ với chương trình củng cố đê biển.
Thanh Quang: Năm 2005 có nhiều thiên tai. Ông tiên đóan tình hình bão lụt trong năm 2006 có đáng ngại hơn năm 2005 ?
Ông Đặng Quang Tín: Chúng tôi chỉ nhận định thôi, là lũ bão năm Bính Tuất này rất ác liệt, không kém gì năm Ấn Dậu. Khả năng xảy ra lũ bão ở phía Nam rất cao.
Thanh Quang: Xin cảm ơn ông.
Những bài liên quan
- Người dân tỉnh Bình Thuận không có điều kiện hưởng Tết Nguyên Đán
- Lời chúc Tết thính giả đầu năm Bính Tuất
- Lời chúc Tết của bà Libby Liu, Tổng giám đốc đài Á Châu Tự Do
- Trẻ khiếm thị tại Nhà Bừng Sáng ở Saigon và tất niên Ất Dậu
- Doanh nghiệp FDI Việt Nam ăn Tết
- Thị trường gia cầm và công tác phòng chống tái dịch trong dịp Tết nguyên đán
- Việt Nam tăng giá cước vận chuyển trong dịp Tết
- Văn hóa Trà Việt Nam
- Số lượng Việt kiều về nước ăn Tết qua ngã Tân Sơn Nhất gia tăng
- Nạn quà cáp biếu xén, tiệc tùng linh đình trong những ngày gần Tết
- Hoạt động của tiệm cầm đồ vào dịp năm hết Tết đến
- Biếu xén trong dịp Tết của người Việt ở trong nước
- Nhiều nước Á Châu nhộn nhịp chuẩn bị đón mừng Tết Bính Tuất
- Đại diện Việt kiều kêu gọi Hà Nội cần cởi mở hơn
- Sinh hoạt ca nhạc trong năm Ất Dậu (tiếp theo)
- Sớ táo quân
- Nhìn lại năm cũ và tính chuyện năm mới
- Rượu giả tràn lan thị trường nhân dịp Tết
- Tổng kết tình hình ca nhạc Việt Nam trong năm con Gà
- Phỏng vấn nhà văn Nhật Tiến về văn học hải ngoại 30 năm qua và báo Xuân Bính Tuất.