Thanh Trúc, phóng viên đài RFA
Hơn một trăm học sinh một trường trung hoc phổ thông ở Việt Nam khước từ số điểm dư mà giáo viên cộng nhầm, rồi có ba phụ huynh yêu cầu trường cho con họ được lưu ban sau khi phát hiện các em "ngồi nhầm lớp". Những điều này được coi là hiện tượng lạ lần đầu tiên xảy ra trong ngành giáo dục Việt Nam mà Thanh Trúc mời quí vị tìm hiểu nguyên nhân.

Đó là chuyện xảy ra ở trường trung học phổ thông Bùi Thị Xuân ở Đà Lạt thuộc tỉnh Lâm Đồng, với 161 học sinh không muốn nhận điểm thừa, từ chối mức điểm cao hơn khả năng học vấn mà giáo viên vô tình hay hữu ý tính nhầm cho các em.
Chuyện khác thường
Một chuyện khá lạ khác nữa là có ba phụ huynh tự ý xin nhà trường cho con mình lưu ban sau khi xét thấy các em đã bị xếp nhầm lớp, nghĩa là vào lớp có trình độ cao hơn khả năng của các em.
Khi đang nguồn tin này, báo điện tử online có tên là Dân Trí nhận xét rằng đây là những phản ứng có trách nhiệm của phụ huynh, làm mọi người thấy rõ những tiêu cực sai trái trong việc học thêm dạy thêm, mà những người ưu tư đến vấn đề giáo dục của Việt Nam thường đề cập đến lâu nay.
Một vấn đề khác đã được nêu lên trước trong dư luận hay trên mặt báo thời gian qua là căn bệnh thành tích ảo với những báo cáo không trung thực khiến nảy sinh những chuyện như chạy điểm, quay cóp, mua bằng, ngồi nhầm lớp, học sinh lớp 6 mà đọc viết chưa thông chẳng hạn.
Được hỏi về hiện tượng lần đầu tiên 161 học sinh trung học phổ thông Bùi Thị Xuân không chịu nhận điểm dư do giáo viên cộng sai, nhằm hưởng ứng cuộc vận động "hai không" của Bộ Giáo Dục Và Đào tạo đề xướng, là không nhận điểm thừa và không nhận thành tích ảo, cô Thu Trang, đang công tác trong ngành giáo dục tại thành phố Hồ Chí Minh, cho rằng theo cô đây là chuyện lạ trước nay.
Lạ là tại vì trước này có rất nhiều tiêu cực đáng quan tâm trong ngành giáo dục, rất nhiều học trò được nâng điểm và ngồi nhầm lớp mà nguyên nhân là do áp lực từ phía gia đình, và giáo viên thì làm sai trái. Trong khi đó câu chuyện ở đây là do phía phụ huynh nêu ra và được trường đồng ý thì cũng phải coi là chuyện lạ. Đó là một bất ngờ nhưng cũng là điều đáng tin.
“Lạ là tại vì trước này có rất nhiều tiêu cực đáng quan tâm trong ngành giáo dục, rất nhiều học trò được nâng điểm và ngồi nhầm lớp mà nguyên nhân là do áp lực từ phía gia đình, và giáo viên thì làm sai trái. Trong khi đó câu chuyện ở đây là do phía phụ huynh nêu ra và được trường đồng ý thì cũng phải coi là chuyện lạ. Đó là một bất ngờ nhưng cũng là điều đáng tin.”
Ông Tú, nhà giáo chuyện luyện toán cho học sinh thi vào đại học ở Hà Nội, phát biểu: "Chuyện này xảy ra trong bối cảnh xã hội chạy theo bệnh thành tích xưa nay, có thể tin được, tuy chưa nhiều nhưng đó là xu thế thay đổi hiện nay trong ngành giáo dục."
Vấn đề tế nhị
Về nguyên nhân đưa tới phản ứng từ bỏ số điểm dư và việc một vài cha mẹ khối lớp 6 xin cho con lưu ban bởi các em ngồi nhầm lớp cao hơn mà cô cho là chuyện lạ, Thu Trang giải thích:
“Tại vì gần đây báo chí phản ảnh quá nhiều về những vụ tiêu cực, có thể những bài vừa rồi đã cảnh tỉnh giới phụ huynh, giúp họ nhìn ra được vấn đề, giúp họ nghĩ là thà để con ở lại lớp , thà chậm một bước mà học cho chắc chắn để đi bước tiếp lâu dài hơn là lên không đúng lớp, rồi đường học của con cũng hỏng luôn. Đó là quyết định đúng đắn của phụ huynh…”
Cô Thu Trang phân tích thêm về căn bệnh thành tích ảo nơi người lớn mà con trẻ vô tình trở thành nạn nhân của bệnh đó.
Góp ý trong cương vị một nhà mô phạm và cũng là một phụ huynh có con em cắp sách tới trường, ông Tú ở Hà Nội góp ý về chuyện phụ huynh nên chấp nhận sức học của con đúng với thực chất, hơn là cứ tạo áp lực để có con được gọi là học giỏi bằng biểu điểm không tương xứng:
“Nếu trong một xã hội chuẩn thì điều bao phụ huynh mong muốn là sức học con mình được đánh giá chuẩn để các em hiểu biết thực tế mà phấn đấu. Nhưng trong một xã hội chưa được chuẩn thì nhiều khi đánh giá ảo mang lại cho con người những thuận lợi có thật.
Nếu trong một xã hội chuẩn thì điều bao phụ huynh mong muốn là sức học con mình được đánh giá chuẩn để các em hiểu biết thực tế mà phấn đấu. Nhưng trong một xã hội chưa được chuẩn thì nhiều khi đánh giá ảo mang lại cho con người những thuận lợi có thật.
Thâm tâm của phụ huynh là muốn con mình được đánh giá chính xác, nhưng mà nhiều khi sự đánh giá trong nhà trường ảnh hưởng đến cả cuộc đời sau này của học sinh cho nên lắm kẻ trong xã hội lại chạy theo sự đánh giá ảo là vậy.
Đây là vấn đề rất tế nhị, rất khó của giáo dục Việt Nam. Cái mâu thuẩn này thật khó giải quyết. “
Ít nhiều thì dư luận sau bỡ ngỡ, đã tỏ ý đồng tình với sự khẳng khái của lớp trẻ là những học sinh trường Bùi thị Xuân Đà Lạt. Đây là điển hình nên được học tập và nhân rộng để không những được phổ biến trong học đường, mà còn nên ra những lãnh vực khác như hành chính công quyền, doanh nghiệp.....
Các em học sinh tuy còn ít tuổi nhưng đã nhận ra là chỉ có giá trị thật mới bền vững và có ích mà thôi.