Phản ứng của dân chúng về cách xét xử các vụ án liên quan đến cán bộ đảng viên


2006.03.22

Trường Văn, phóng viên đài RFA

Các vụ việc tiêu cực như tham nhũng, hối lộ, xà xẻo đất công… diễn ra hầu như hàng ngày trên đất nước Việt Nam. Giải quyết những vụ việc này đúng mức, không những tạo lòng tin cho người dân trong nước mà còn làm vững lòng các nhà đầu tư để họ mạnh dạn bước chân vào Việt Nam, nhất là trong tình hình Việt Nam sắp gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO.

CorruptionPollice200.jpg
Một thực tế ở VN: chính các cán bộ lãnh đạo chống tham nhũng lại là những người tham nhũng nhiều nhất. Điển hình là trường hợp Thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến, phó trưởng ban chống tham nhũng lại dính vào vụ tham ô ở PMU 18. AFP PHOTO

Xin mời quý thính giả theo dõi bài tường trình sau đây của Trường Văn về cảm nghỉ của người dân đối với việc nhà nước xử lý các vụ vi phạm luật pháp hiện nay.

Ngày càng nhiều cán bộ lớn phạm tội

Trước và sau vụ Tổng giám đốc PMU 18 Bùi Tiến Dũng cá cược bóng đá lên đến hàng triệu đô la đang trong vòng điều tra chờ ngày xét xử, còn không biết bao nhiêu vụ tham ô, nhũng lạm… chưa được trừng trị đúng mức.

Điển hình là việc ông Trần Mai Hạnh, nguyên Tổng thư ký Hội Nhà Báo Việt Nam, nguyên Tổng giám đốc Đài Tiếng Nói Việt Nam dính líu vào vụ án trùm xã hội đen Năm Cam, được đặc xá ra tù trước thời hạn vì có công với cách mạng!

Phần lớn các tội phạm hối lộ, tham nhũng đều là những đảng viên có chức có quyền. Người ngòai Đảng, nếu có chức vụ cao thì họ e ngại hệ thống Đảng dòm ngó nên không phạm tội.

Hoặc như việc các viên chức xã Gia Tân 1 huyện Thống Nhất tỉnh Đồng Nai đánh bạc ngay tại văn phòng và lập chứng từ khống để rút ruột các công trình trong xã chỉ nhận hình thức kỷ luật là cảnh cáo.

Mới đây nhất một cán bộ tư pháp xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn mua dâm 2 cô bé học sinh mới 14, 15 tuổi bị khởi tố nhưng được cho tại ngọai vì khai báo thành khẩn và là đối tượng “thuộc gia đình chính sách.”

Xử án kiểu giơ cao đánh khẻ

Trước những vụ việc như vậy, người dân nghi ngờ về quyết tâm thực hiện một nhà nứơc pháp quyền của Việt Nam. Một cán bộ cao cấp quân đội về hưu tại thành phố Hồ Chí Minh phát biểu:

“Phần lớn các tội phạm hối lộ, tham nhũng đều là những đảng viên có chức có quyền. Người ngòai Đảng, nếu có chức vụ cao thì họ e ngại hệ thống Đảng dòm ngó nên không phạm tội…”

Người dân không phải không nhìn thấy những chuyện trái tai gai mắt ngòai xã hội nhưng họ chỉ bàn tán với nhau trong chỗ thân tình mà thôi: “Người dân nghi ngờ chờ xem nhà nước giải quyết vụ cá cược bóng đá của Tổng giám đốc PMU 18 Bùi Tiến Dũng xem sao”.

Đảng đứng trên luật pháp?

Các vụ khiếu kiện của người dân tại địa phương cũng bị đùn đẩy từ dưới lên trên, từ trên xuống dưới rút cuộc không được giải quyết rốt ráo: “Tại địa phương người dân bị áp bức không biết kêu vào đâu vì kiện lên trung ương, trung ương lại chuyển về địa phương giải quyết…”

Nhà nước pháp quyền không phải chỉ làm luật, sửa luật nhưng cần phải nghiêm chỉnh thi hành luật, tuân theo luật.

Bạn nghĩ gì về thực trạng tham nhũng và chống tham nhũng ở Việt Nam? Hãy gửi đến Ban Việt Ngữ ý kiến của bạn. email: vietweb@rfa.org

Luật cần phải được áp dụng công bằng, đồng đều đối với mọi người dù người đó là dân, là công nhân viên chức, là đảng viên, có công với cách mạng hay không.

Có như thế thì những vụ giơ cao đánh khẽ hay ô dù che chắn mới không có đất phát triển.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.