5 ngư phủ Việt Nam cầu cứu ở Nam Phi
2006.11.30
Tranh Trúc, phóng viên đài RFA
5 thanh niên Việt Nam, xuất thân từ làng quê miền Trung, nhờ môi giới lo cho đi đánh cá xa bờ trên một tàu Đài Loan neo ngoài vùng biển Cape Town, Nam Phi, bỏ trốn vì không chịu nỗi điều kiện làm việc khắc nghiệt mười tám hai muơi tiếng mỗi ngày, đồng lương thì ít ỏi mà còn bị chủ tàu mạnh tay đánh đập thường xuyên.
Hai trong số các anh này là Mai Văn Tú và anh Trần Xuân Khỏe, quê ở Nghệ An, đi theo đường dây xuất khẩu lao động của công ty môi giới GETRACO ở Sài Gòn. Ba ngừơi kia quê ở Hà Tĩnh, anh Đặng Xuân Sĩ, anh Lê Văn Dũng, anh Võ Quang Tây, đi theo giấy tờ của công ty môi giới SIENCO-1 ở Hà Nội.
Cuộc sống biển dã của người đánh cá Việt Nam xa nhà từng được Thanh Trúc kể lại cho quí vị nghe trong một hai mục Đời Sống Ngừơi Việt Khắp Nơi trứơc đây. Đó là những ngư phủ Việt làm cho chủ tàu đánh cá Đài Loan tại những cảng lớn như Kaoshiung, Shzuau, Kiloong.
Linh mục Nguyễn Văn Hùng, giám đốc Văn Phòng Trợ Giúp Pháp Lý Cho Công Nhân Và Cô Dâu Việt Nam tại thành phố Đào Viên của Đài Loan, cho rằng cuộc sống của ngừơi đánh cá Việt Nam ở Đài Loan mà ông được chứng kiến đúng là cảnh đổ mồ hôi đổi bát cơm.
Tìm kiếm sự giúp đỡ ở Nam Phi
Được biết, 5 công nhân Việt Nam này ra nước ngoài để đi làm nghề đánh cá xa bờ cho tàu Đài Loan theo hợp đồng ba năm. Theo luật Đài Loan, trong trường hợp tàu cập cảng nứơc này, các công nhân Việt không được lên bờ vì như vậy là nhập cảnh bất hợp pháp.
Từ trong nước ra đi họ không bay thẳng qua Đài Loan mà phải bay từ Việt Nam đến Malaysia, từ Malaysia qua Nam Mỹ trước khi được đưa lên tàu đánh cá Đài Loan ở Nam Phi.
Cả năm anh em này hầu hết trong độ tuổi 19, chỉ một người lớn nhất 26 tuổi, làm việc trên tàu đánh cá Yun Heng Một do ngừơi Đài Loan làm chủ đã tám tháng nay.
Sau đó, họ tìm đến Mission To Seafarers, một cơ quan thiện nguyện Công Giáo chuyên giúp đỡ người đi biển ở thành phố Cape Town, Nam Phi.
Bà Patricia, người có thẩm quyền trong Mission To Seafarers, cho Thanh Trúc biết, là họ đã tìm đến đây và khai là bị chủ tàu đánh đập thường xuyên, phải làm việc quần quật nhiều tháng ròng rã trên biển mà lương hướng thì gia đình bên nhà không được lãnh đúng như đã ký trong hợp đồng.
Mission To Seafarers liên lạc với Liên Đoàn Công Nhân Hàng Hải Quốc Tế trụ sở tại London, Anh quốc. Thanh tra của Liên Đoàn Công Nhân Hàng Hải Quốc Tế đã tới Cape Town để gặp các công nhân Việt Nam này.
Tình cảnh hiện nay
Tính đến lúc này hai anh Mai Văn Tú và Trần Xuân Khỏe còn ở lại Nam Phi. Ba ngừơi kia đã được thu xếp cho về nước tuần trứơc.
Nói chuyện với Thanh Trúc, hai anh Trần Xuân Khỏe và Mai Văn Tú, từ văn phòng của Mission To Seafarers ở thành phố Cape Town, kể lại chuỗi ngày đã qua với hai anh và mong ước được sợ trợ giúp của các tấm lòng bác ái.
Thanh Trúc cũng gọi điện thoại về Việt Nam nhiều lần để nói chuyện với ngừơi của công ty GETRACO nhung không có ai bắt máy.
Cách đây hai tiếng đồng hồ, khi gọi qua Nam Phi để hỏi thăm tin tức anh Tú và anh Khoẻ, thì qua anh Tuấn, cũng đi theo công ty Getraco và cũng là ngừơi ở Nghệ An, Thanh Trúc được biết Khoẻ và Tú đã lên đường về nước.
Đó là cuộc sống của ngư phủ Việt Nam trên tàu đánh cá xa bờ của chủ Đài Loan ở Nam Phi. Thanh Trúc sẽ trở lại cùng quí vị tối thứ Năm tuần tới.
Các tin, bài liên quan
- Hành trình lưu vong của người Việt sắc tộc Chăm và người Thượng Tây Nguyên sang Thụy Ðiển
- 5 phóng viên Mỹ gốc Việt thắng giải truyền thông cho người thiểu số ở Hoa Kỳ
- Bia tưởng niệm thuyền nhân tại nước Đức
- Công nhân Việt trốn tù bị tử nạn vì té từ lầu cao xuống đất
- Chính phủ Ba Lan ủng hộ các nỗ lực tranh đấu cho tự do dân chủ tại VN
- Cộng đồng người Việt đề nghị TT Bush lưu ý đến vấn đề nhân quyền VN
- Lễ khánh thành nguyện đường Đức Mẹ La Vang tại Washington D.C
- Hàng ngàn giáo dân tham dự Lễ đón tượng Đức Mẹ La Vang
- Bê bối bầu cử ở California: ứng cử viên gốc Việt có thể bị điều tra