Kỳ vọng của giới trẻ với tân Bộ trưởng giáo dục Nguyễn Thiện Nhân (phần 3)


2006.09.27

Trà Mi, phóng viên đài RFA

Trong buổi thảo luận tuần trước, chúng ta đã nghe 4 bạn trẻ từ Hà Nội, Vũng Tàu, và TPHCM trao đổi ý kiến về hiện trạng giáo dục trong nước.

StudentBillGates150.jpg
Sinh viên trường đại học bách khoa Hà Nội nâng cao tờ báo có hình tỷ phú Bill Gates trong dịp ông đến thăm trường hôm 15-6-2006.

Dưới cái nhìn của những người trực tiếp đã và đang thụ hưởng nền giáo dục ấy, các bạn đã chia sẻ những bức xúc và bất bình trước những tiêu cực tồn tại trong công cuộc “trồng người” của Việt Nam đã lâu mà không được giải quyết hay thay đổi hợp lý.

Cuộc thảo luận đặc biệt trở nên sôi nổi khi các bạn cùng phân tích, tìm hiểu về nguyên nhân sâu xa của tình trạng yếu kém này. Mời quý vị theo dõi trong phần trao đổi tiếp theo giữa Tân, Thanh, Thành, và Diệu, những trí thức trẻ đang học tập và sinh sống tại nhiều miền đất nước:

Thành: Theo tôi, nguyên nhân sâu xa của thực trạng chạy theo thành tích của nền giáo dục Việt Nam hiện nay bắt nguồn từ truyền thống lâu đời “ngàn năm khoa sử” của xã hội. Khi một người đi học, trước tiên chú trọng đến bằng cấp.

Ngày xưa là tam khôi, thám hoa, bảng nhãn, hay trạng nguyên. Ngày nay thì cử nhân, cao học, thạc sĩ hay tiến sĩ. Do ảnh hửơng của tạp quán lâu đời này nên ai đi học cũng chỉ nhắm tới bằng cấp, thành tích.

Trà Mi: Nếu anh cho rằng nguyên nhân là do “văn hoá bằng cấp” thì không riêng chỉ Việt Nam. Ở các nước khác trên thế giới họ cũng có “văn hoá bằng cấp” vậy, nhưng tại sao họ không…?

Theo tôi, nguyên nhân sâu xa của thực trạng chạy theo thành tích của nền giáo dục Việt Nam hiện nay bắt nguồn từ truyền thống lâu đời “ngàn năm khoa sử” của xã hội. Khi một người đi học, trước tiên chú trọng đến bằng cấp.

Thành: Tôi xin nói rõ thêm ý này. Đúng nước nào cũng chú trọng bằng cấp, nhưng chất lượng bằng cấp của nước ngoài khác nước ta. Kiến thức giảng dạy của họ phù hợp với thực tiễn, nên bằng cấp của người ta có giá trị hữu dụng.

Còn bằng cấp ở Việt Nam chỉ thiêng về lý thuyết, cho nên người bằng cấp cao ở mình khi bước chân vào thực tế chưa chắc đã làm việc được. Đó là sự thất bại của nền giáo dục vì bằng cấp cũng chỉ là sản phẩm mà thôi.

Hệ thống giáo dục như là một công ty đào tạo sản xuất ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu xã hội, mà những sản phẩm ta tạo ra hiện giờ có rất nhiều hạn chế, cộng với chương trình đào tạo hiện giờ không thực tế nên không đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của xã hội.

Thanh: Mình học nặng về lý thuyết quá, khi ra trường chẳng áp dụng được nên hoàn toàn bỡ ngỡ cho dù có bằng cấp, nhưng không có chất lượng.

Thành: Vâng, đó là phía người học. Còn về phía người dạy thì ở mình có câu : “nhất y, nhì dược, tạm được bách khoa, tà tà sư phạm” hoặc “chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm”.

Cho nên số sinh viên tham gia ghi danh vào học ngành sư phạm rõ ràng không phải là thành phần ưu tú, cho nên nguồn nhân lực trong ngành giáo dục không giỏi thì làm sao đào tạo ra trò giỏi?

Tóm lại, theo tôi, những nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng yếu kém của nền giáo dục Việt Nam hiện nay là do nạn trọng bằng cấp, kiến thức đào tạo xa rời thực tế, và năng lực người thầy bây giờ đã sút giảm từ quan niệm sai lầm của xã hội.

Trà Mi: Chính những nhà chức trách trong nước cũng nhìn nhận rằng những bất cập, yếu kém trong nền giáo dục hiện tại đã có từ lâu chứ không phải mới xuất hiện mới đây. Tuy nhiên cho tới nay vẫn không có cách giải quyết triệt để, theo các bạn nguyên nhân vì sao?

Kiên Tân: Tôi nghĩ đó là do chúng ta sai mà không chịu sửa.

Quý thính giả muốn tham gia thảo luận các đề tài trên "Diễn đàn bạn trẻ", vui lòng email cho chúng tôi qua địa chỉ vietweb@rfa.org hoặc để lại lời nhắn qua hộp thư thoại (202) 530 7775, kèm theo số phone, chúng tôi sẽ liên lạc và mời quý vị góp tiếng khi chương trình có những chủ đề mà quý vị quan tâm. Từ Việt Nam và các nước khác, xin bấm số 001 trước dãy số (202) 530-7775.

(Xin theo dõi toàn bộ nội dung ở phần âm thanh bên trên)

Trước những bất cập mà các bạn ghi nhận, với vị Bộ trưởng vừa được thay thế, liệu người trẻ có thể kỳ vọng rằng hệ thống giáo dục của Việt Nam sẽ được thay đổi một bộ mặt mới chăng?

Mời quý vị đón nghe trong chương trình “Diễn đàn bạn trẻ” sáng thứ tư tuần sau.

Quý thính giả muốn tham gia thảo luận các đề tài trên "Diễn đàn bạn trẻ", vui lòng email cho chúng tôi qua địa chỉ vietweb@rfa.org hoặc để lại lời nhắn qua hộp thư thoại (202) 530 7775, kèm theo số phone, chúng tôi sẽ liên lạc và mời quý vị góp tiếng khi chương trình có những chủ đề mà quý vị quan tâm.

Từ Việt Nam và các nước khác, xin bấm số 001 trước dãy số (202) 530-7775. Trà Mi kính chào.

Theo dòng câu chuyện

- Kỳ vọng của giới trẻ với tân Bộ trưởng giáo dục Nguyễn Thiện Nhân (phần 1)

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.