Cựu tổng thống Vaclav Havel và nhóm Hiến chương 77 ủng hộ các nhà dân chủ Việt Nam
2006.06.01
Cựu tổng thống Cộng hòa Czech, ông Vaclav Havel, cùng những người từng bất đồng chánh kiến với chính quyền Tiệp Khắc trước kia, đã ký tên trong một bức thư ngỏ, ủng hộ lời kêu gọi cải cách dân chủ của những nhà bất đồng chánh kiến tại Việt Nam.

Theo văn phòng của ông Havel thì thư ngỏ này ủng hộ 118 nhà bất đồng chánh kiến ở Việt Nam vốn đã ký tên trong một bản tuyên ngôn kêu gọi Việt Nam tái lập tự do, dân chủ, và chấm dứt tình trạng độc đảng hiện nay.
Bức thư ấy so sánh tình hình Việt Nam ngày nay với xứ Tiệp Khắc cộng sản trước kia. Hồi tháng Giêng năm 1977, những nhà bất đồng chánh kiến hàng đầu của Tiệp Khắc đã ký tên trong bản Hiến Chương 77, kêu gọi nhà cầm quyền cộng sản tôn trọng nhân quyền mà họ đã cam kết trong các thỏa thuận quốc tế.
Tiếp sau đó, chế độ cộng sản Tiệp Khắc đã bị dân chúng biểu tình lật đổ hồi tháng 11 năm 1989.
Thư ngỏ của Nhóm Hiến chương 77
(Bản dịch Việt ngữ)
Kính thưa các bạn,
Chúng tôi đã được biết đến “Tuyên Ngôn Dân Chủ và Tự do cho Việt Nam 2006” của các bạn. Chúng tôi rất trân trọng biểu hiện can đảm của các bạn trong hoàn cảnh chính trị tương tự như ở nước chúng tôi năm 1977, khi văn kiện cơ sở của Hiến Chương 77 được công bố.
Việt Nam không phải là đất nước xa lạ với chúng tôi. Đã từng có nhiều công dân và sinh viên Việt Nam đến đất nước chúng tôi làm việc, học tập… Một số người đã trở thành bạn thân của chúng tôi. Chúng tôi không thờ ơ trước vận mệnh đất nước Việt Nam.
Chúng tôi biết rằng các bạn đang phải hứng chịu nguy cơ bị các cơ quan chính quyền truy nã, và chúng tôi hy vọng rằng mỗi biểu hiện đoàn kết sẽ là sự khích lệ và tăng cường sức mạnh cho các bạn.
Việt Nam không phải là đất nước xa lạ với chúng tôi, mặc dù trên phương diện địa lý Việt Nam gần như nằm mặt bên kia quả địa cầu. Đã từng có nhiều công dân và sinh viên Việt Nam đến đất nước chúng tôi, làm việc trong các nhà máy và học tập trên các trường học chúng tôi, và ngày nay họ là một bộ phận của xã hội chúng tôi. Một số người đã trở thành bạn thân của chúng tôi. Chúng tôi không thờ ơ trước vận mệnh đất nước Việt Nam.
Chúng tôi tin rằng tiếng nói của các bạn sẽ không bị bóp nghẹt. Cho dù về mặt hình thức thì Hiến Chương 77 đã ngừng hoạt động sau tháng 11.1989, nhưng chúng tôi rất lấy làm vui mừng được bày tỏ sự ủng hộ đối với các bạn trên tư cách những cá nhân.
Chúng tôi xin chúc cho nỗ lực của các bạn sẽ dẫn đến việc thiết lập nền tự do trong khoảng thời gian ngắn hơn là chúng tôi đã đạt được trong phong trào Hiến Chương 77.
Praha ngày 23 tháng 5 năm 2006 Cùng ký tên (sắp xếp theo abc): Zdeněk Bárta, Jan Bednář, Jiří Bednář, John Bok, Jiří Boreš, Jiří Dienstbier, Jan Zeno, Dus, Přemysl Fialka, Karel Freund , Václav Havel, Jiří Holba, Jaroslav Hutka, Mikolas Chadima, Heřman Chromý, Helena Klímová, Václav Malý, David Němec, Ondřej Němec, Martin Palouš, Petr Pithart, Věra Roubalová, František Rudl, Jan Ruml, Jan Schneider, Vojtěch Sedláček, Karol Sidon, Jan Sokol, Jan Štern, Jan Šabata, Jaroslav Šabata, Anna Šabatová, Jiřina Šiklová, Libuše Šilhánová, Jan Šimsa, Václav Trojan, Trinkewitze, Petr Uhl, Jan Urban, Jiří Vančura, Zdeněk Vašíček, Tomáš Vrba, Jan Zvěřina, Václav Žák.
Chịu trách nhiệm - những người gìn giữ di sản của Hiến Chương 77 cùng ký: Rudolf Battěk, Jiří Gruntorád, Dana Němcová
Nguyên văn tiếng Tiệp
Vážení přátelé,
dověděli jsme se o vaší deklaraci “Demokracii a svobodu pro Vietnam 2006”. Velmi si vážíme vašeho odvážného projevu v podobné politické situaci, jaká byla v naší zemi v roce 1977, když byl uveřejněn základní dokument Charty 77.
Víme, že se vystavujete nebezpečí pronásledování ze strany úřadů, a doufáme, že každý projev solidarity pro vás bude povzbuzením a posílením.
Vietnam pro nás není neznámou zemí, i když se geograficky nachází téměř na opačné straně naší planety. Mnoho vietnamských občanů a studentů navštívilo naši zemi, pracovalo v našich továrnách a studovalo na našich školách a jsou dnes součástí naší společnosti. Někteří se stali našimi osobními přáteli. Osud Vietnamu nám není lhostejný.
Věříme, že váš hlas nebude umlčen. I když Charta 77 po listopadu 1989 formálně ukončila svoji činnost, rádi vám vyjadřujeme naši podporu jako jednotlivci. Přejeme vám, aby vaše úsilí vedlo k nastolení svobody dřív, než se to podařilo nám v Chartě 77.
V Praze 23. května 2006 Podepsáni: Zdeněk Bárta, Jan Bednář, Jiří Bednář, John Bok, Jiří Boreš, divadelní technik, Jiří Dienstbier, Jan Zeno Dus, Přemysl Fialka, fotograf, Karel Freund, Václav Havel, Jiří Holba, buddholog, Jaroslav Hutka, písničkář, Mikolas Chadima, Heřman Chromý, Helena Klímová, Václav Malý, katolický biskup, David Němec malíř, Ondřej Němec fotograf, Martin Palouš, Petr Pithart, Věra Roubalová, František Rudl, chemik, Jan Ruml, publicista a advokátní koncipient, Jan Schneider, podnikatel, Vojtěch Sedláček, podnikatel, Karol Sidon, vrchní rabín, Jan Sokol, vysokoškolský učitel, děkan FHV UK Praha, Jan Štern publicista a mluvčí Charty v r. 1986, Jan Šabata nakladatel, Jaroslav Šabata, politolog, Anna Šabatová, Jiřina Šiklová, Václav Trojan, programátor, Trinkewitze, Petr Uhl, novinář, Jan Urban, vysokoškolský učitel, Jiří Vančura, Václav Žák.
Za správnost podepsáni strážci odkazu Charty 77: Rudolf Battěk, politik a sociolog Jiří Gruntorád Dana Němcová, psycholožka
Các tin, bài liên quan
- Tham nhũng tại Việt Nam
- Ngày càng nhiều người trẻ tham gia vào tiến trình dân chủ hóa Việt Nam
- Cựu trung tá Trần Anh Kim bị làm khó dễ khi ra Hà Nội gặp gỡ các nhà dân chủ
- Nội dung những buổi công an làm việc với giáo sư Trần Khuê, Nhà văn Hoàng Tiến và Luật sư Nguyễn Văn Ðài
- Công an bất ngờ khám nhà ông Hoàng Minh Chính vào tối thứ Bảy 27-5
- Ông Nguyễn Khắc Toàn bị từ chối không cho đi ra khỏi phường
- Nhân quyền tại Việt Nam theo phúc trình của Ân xá Quốc tế
- Việt Nam hoàn toàn có đủ tri thức và kinh nghiệm để xây dựng một chế độ dân chủ, đa đảng
- Phỏng vấn ông Lý Tống sau khi được phóng thích nhưng bị bắt trở lại
- Human Rights Watch chỉ trích Việt Nam đàn áp Phong Trào Dân Chủ trong nước
- Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam lần thứ 12 tổ chức tại quốc hội Hoa Kỳ
- Kỷ niệm năm thứ 12 ngày Nhân quyền cho Việt Nam
- Phỏng vấn ông Cù Huy Hà Vũ về việc ra ứng cử Bộ trưởng Thông tin- Văn hóa
- Hội thảo về quyền tự do ngôn luận trong các chế độ độc tài
- Quyền thành lập Hội qua cái nhìn của Luật sư Đặng Dũng
- Chuyển động mở đường cho dân chủ ở Việt Nam
- Ðại hội đồng lần thứ 34 Hiệp Hội Nhân Quyền Quốc Tế nhóm họp tại Đức
- Nhà văn Dương Thu Hương: “Mâu thuẫn làm cuộc sống phát triển”
- Làm gì để giúp Việt Nam tránh khỏi thân phận nhược tiểu?
- Luật sư Nguyễn Văn Ðài bị công an Hà Nội làm khó dễ
- Hiến pháp Việt Nam không quy định chỉ duy nhất có 1 đảng CS được tồn tại và phát triển
- Ủy viên đối ngoại của EU yêu cầu Việt Nam trả tự do cho 5 tù nhân chính trị
- Ông Trần Ðại Sơn qua đời tại Hà Nội
- Ủy viên đối ngoại của EU sẽ đề cập đến vấn đề nhân quyền khi gặp Thủ tướng Phan Văn Khải
- Tôn chỉ và đường hướng của báo nguyệt san Tự Do Ngôn Luận