Cuộc sống của người Việt trên Biển Hồ (phần 2)


2006.11.05

Nguyễn Bình, đặc phái viên RFA tại Phnom Penh

Tiếp tục tìm hiểu về cuộc sống và sinh hoạt của người Việt Nam tại Campuchia, hôm nay Nguyễn Bình, đặc phái viên của Ban Việt Ngữ đài Á Châu Tự Do, cùng quí thính giả đến viếng thăm cộng đồng người Việt trên Biển Hồ của xứ Chùa Tháp láng giềng.

VnCambodianPagoda200.jpg
Bên cạnh làng nổi của người Việt, còn có ngôi chùa được xây theo kiểu nhà sàng để tránh ngập nước khi mùa nước lớn, tên là chùa Vạn An Tự. PHOTO RFA/Nguyen Binh.[

Ông Trần Văn Tuyển, năm nay 64 tuổi, cùng khoảng trên 1.000 hộ gia đình người Việt khác tụ tập thành làng xóm trên Biển Hồ của nước láng giềng Campuchia, thuộc địa phận tỉnh Kampong Chhnang cho biết cuộc sống của ông đang lâm vào hoàng cảnh khó khăn.

Vợ chồng ông cùng với 3 đứa con quanh năm suốt tháng sống trên chiếc ghe nhỏ, bề ngang chưa đầy 2 mét.

Gia đình ông làm nghề đánh bắt cá trên Biển Hồ trên 20 năm nhưng vẫn chưa khấm khá, cộng thêm chính quyền địa phương gây khó khăn, nên ông dự định sẽ trở về Việt Nam trong nay mai.

Vào tháng Tư năm 2006, con trai ông Tuyển bị lính Campuchia bắn trúng vào đầu, gây thương tích nặng.

Bên cạnh làng nổi của người Việt, còn có ngôi chùa được xây theo kiểu nhà sàng để tránh ngập nước khi mùa nước lớn, tên là chùa Vạn An Tự. Sư Chủ tr̀ì trong chùa là Hòa thượng Thích Lệ Thành.

VnCambodiaVillage200.jpg

Hòa thượng Thích Lệ Thành cho biết đa số người Việt ở đây theo đạo Phật, nhưng cũng có một số theo đạo Tin Lành. Còn Mục sư Lâm thì cho biết người theo đạo Tin Lành ở đây nhận được sự thông cảm của những người đồng đạo bản xứ.

Tỉnh Kampong Chhnang, cũng là nơi có đông người Việt cư trú trước năm 1970. Có một số người ở đây quên cả quê quán của tổ tiên ở Việt Nam như trường hợp Hòa thượng Thích Lệ Thành nhưng vẫn không được nhập quốc tịch Campuchia.

Theo dòng câu chuyện:

- Cuộc sống của người Việt trên Biển Hồ (phần 3)

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.