Mối lo Trung Quốc và bài toán Việt Nam phải tìm cách giải
2007.08.03
Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA
Tạp Chí Câu Chuyện Thời Sự hàng tuần. Kỳ này Ban Việt Ngữ sẽ phỏng vấn Giáo Sư Nguyễn Mạnh Hùng về mối lo Trung Quốc và bài toán Việt Nam phải tìm cách giải. Cuộc phỏng vấn do Nguyễn Khanh thực hiện. Nguyễn Khanh: ai cũng bảo chuyện mới xảy ra ở Trường Sa là chuyện phải quan tâm. Giáo sư quan tâm ở mức độ như thế nào?

Giáo Sư Nguyễn Mạnh Hùng: Việc Trung Quốc gần đây bắn vào tàu đánh cá và giết hại ngư dân Việt Nam trong vùng biển tranh chấp là hành động đáng quan tâm, nhất là đối với Việt Nam. Đây là những hành động leo thang kèm theo áp lực buộc Việt Nam phải nhân nhượng trong vấn đề lãnh hải cùng một lúc đe doạ khiên các công ty dầu ngoại quốc (như BP và Conoco) phải ngưng khai thác dầu khí trong vùng thuộc chủ quyền Việt Nam.
Đây có thể là những bước đầu thử nghiệm lấn dần quyền kiểm soát vùng biển phụ cận để bao vấy các các đảo hiện thuộc chủ quyền Việt Nam rồi lấn chiếm khi có cơ hội, như trường hợp đảo Hoàng Sa năm 1974.
Nguyễn Khanh: Giáo Sư mới nhắc đến Hoàng Sa. Chúng ta rút tỉa được bài học gì qua kinh nghiệm Hoàng Sa?
Giáo Sư Nguyễn Mạnh Hùng: Kinh nghiệm Hoàng Sa cho thấy sự quan trọng của tương quan lực lượng và ý đồ lâu dài của Trung Quốc.
Về tương quan lực lương thì năm 1974 là thời điểm đúng một năm sau khi toàn bộ quân Mỹ rút khỏi Việt Nam, chính quyền Nixon thi hành chính sách “giảm bớt hiện diện” quân sự của mình (lowering profile) ở Á châu, và luật lệ Mỹ cấm không cho can thiệp trong vùng trời hay trên đất liền ở Đông Dương. Hạm đôi Mỹ lúc đó ở ngoài khơi cũng không can thiệp dù đã được Việt Nam Cộng Hòa yêu cầu cứu người bị thương trên biển. Việc này chắc chắn không xẩy ra trước khi Mỹ rút khỏi Nam Việt Nam.
Về ý đồ của Trung Quốc thì Trung Quốc đã chuẩn bị từ lâu để lợi dụng thời cơ tân công chiếm đảo khi Nam Việt Nam bị Mỹ bỏ rơi và bị dồn vào thế phải đối đầu với một lực lượng hải quân và không quân lớn hơn gấp bội, trong khi đó thì Bắc Việt đang phải nhờ vào Trung Quốc nên không dám phản đối. VNCH thật ra cũng đã chuẩn bị trước nhưng ở trong cảnh tứ đầu thọ địch, thù trong là Bắc Việt, và giặc ngoài là Trung Quốc.
Bạn nghĩ gì về việc này? Xin email về vietweb@rfa.org
Tôi còn nhớ, cách đó ít lâu tướng công binh Nguyễn Văn Chức cho tôi biết là ông mới thăm Hoàng Sa về để chuẩn bị xây sân bay ở đó. Rõ rệt lúc ấy chưa có sư hiện diện của Trung Quốc trên đảo. Thế mà khi một toán quân Việt Nam đổ bộ lên đảo trong cuộc hải chiến bất đắc dĩ năm 1974, họ đã gặp ngay quân Trung Quốc (trước đó có thể nguỵ trang là các ngư dân), rồi bị vây và bị bắt.
Và Trung Quốc đã hành đông rầt dã man, bất chấp luật lệ chiến tranh, xả súng bắn vào các chiến sĩ VNCH bị đắm tầu phải sang các thuyền nhỏ hoặc đang bơi trên biển.
Trung Quốc và Trường Sa
Nguyễn Khanh: Có phải Giáo Sư muốn nói là sớm muộn gì Trung Quốc cũng sẽ chiếm Trường Sa?
Giáo Sư Nguyễn Mạnh Hùng: Có thể hay không thì chưa biết vì còn tuỳ thuộc nhiều yếu tố, nhưng khó mà có thể nói rằng Trung Quốc không muốn chiếm lấy. Nên nhớ mục tiêu tối hậu của cuộc cách mạng Trung Hoa từ thời Tôn Dật Tiên qua đến Tưởng Giới Thạch rồi Mao Trạch Đông là dành lại độc lập cho người Hán và thu hồi phần lãnh thổ đã bị mất.
Ở trên lục địa thì trước hết là các nhương địa cho Đức, rồi Thượng Hải, rồi đến Hong Kong. Đến vùng Hải Sâm Uy (Vladivostok) nhưọng cho Sa Hoàng thì khựng lại vì Stalin không chịu trả.
Không những thế Stalin còn bác lời hứa của Lenin với Tôn Dật Tiên không chịu công nhân một phần lãnh thổ của Nga Xô là kết quả của những hiệp ước bất bình đẳng. Ở ngoài biền thì Trung Quốc đòi lại Macao, đòi sát nhập Đài Loan, tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Senkaku với Nhật rồi khựng lại khi Nhật làm dữ và được Hoa Kỳ ủng hộ vì Senkaku gần căn cứ Mỹ trên đảo Okinawa.
Trung Quốc còn đòi chủ quyển trên toàn bộ các đảo Trường Sa. Trong các nước tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Trường Sa –Trung Quốc, Việt Nam, Phi, Brunei, Malaysia—thì chỉ có hai nước, Việt Nam và Trung Quốc đòi chủ quyền trên toàn thể các đảo Trường Sa. Vì thế, Việt Nam là đối tượng quan trọng nhất đối với Trung Quốc, và Trung Quốc là mối đe doạ lớn nhất cho sự vẹn toàn lãnh thổ của Việt Nam.
Sách lược của Trung Quốc
Về ý đồ của Trung Quốc thì Trung Quốc đã chuẩn bị từ lâu để lợi dụng thời cơ tân công chiếm đảo khi Nam Việt Nam bị Mỹ bỏ rơi và bị dồn vào thế phải đối đầu với một lực lượng hải quân và không quân lớn hơn gấp bội, trong khi đó thì Bắc Việt đang phải nhờ vào Trung Quốc nên không dám phản đối. VNCH thật ra cũng đã chuẩn bị trước nhưng ở trong cảnh tứ đầu thọ địch, thù trong là Bắc Việt, và giặc ngoài là Trung Quốc.
Nguyễn Khanh: Nếu như vậy, thưa Giáo Sư, sách lược hiện tại của Trung Quốc là gì?
Giáo Sư Nguyễn Mạnh Hùng: Hiện tượng gọi là “nổi lên hoà bình” (peaceful rise) của Trung Quốc đã khiến Mỹ và Nhật phải quan tâm, cho nên các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã đổi tên cho nó là “phát triển hoà bình” (peaceful development).
Điều này có nghĩa là trong lúc này Trung Quốc không muốn tạo ra những cản trở và chống đối sự bành trướng quá lộ liễu của Trung Quốc. Cả tương quan lực lượng lẫn công luận thế giới chưa thuận tiện. Đối với Hoa Kỳ, Trung Quốc muốn tạo ra một “sự đã rồi” (fait accompli), khi muốn phản ứng thì đã muộn.
Để xoa dịu sự chống đối của các quốc gia Đông Nam Á, một mặt Trung Quốc tuyên bố chủ quyền của mình trên toàn thể quần đảo Trường Sa là “bất khả tranh chấp” (undisputable), mặt khác đề nghị tạm gác vấn đề chủ quyền sang một bên để cùng hợp tác trong việc thăm dò và khai thác tài nguyên.
Nhưng chia chác ra sao khi Trung Quốc vẫn đòi chủ quyền trên toàn thể quần đảo Trường Sa? Đây là một điều không ổn. Trên thực tế, có nhiều chỉ dấu cho thấy Trung Quốc tìm cách “chia để trị” các quốc gia Đông Nam Á, như trường hợp dụ Phi Luật Tân khai thác chung, buộc VN phải đi theo và nhương bộ dần.
Tuy đồng ý với tuyên ngôn chung với ASEAN là không nước nào tìm cách thay đối nguyên trạng, trên thực tế Trung Quốc tiếp tục từng bước thay đổi nguyên trạng, giải thích rộng rãi để nới rộng vùng kiểm soát của mình. Các hành động gần đây đối với Việt Nam minh chứng cho điều này.
Thêm vào đó, Trung Quốc dùng thế lực mềm (soft power) qua thương mại, viện trợ kinh tế, quan hệ chính trị để tao một khối địa phương dưới sự lãnh đạo của Trung Quốc.
Cuộc hội thảo ơ Bắc Kinh ngày 23/7/ 2007 nhằm nghiên cúư chiến lươc phát triển của vùng kinh tế vịnh Bắc Bộ, rồi Diễn Đàn hợp tác kinh tế Vinh Bắc Bộ mở rộng ở Nam Ninh ngày 26-27/7/2007 nhằm tạo khu mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN, cả trên bộ trên không lẫn trên biển, tất cả chỉ nhằm mục đích tạo một khu vực Thịnh Vượng Chung dưới sự chỉ huy của Trung Quốc.
Việt Nam cần phải làm gì?
Trong trường hợp phải đương đầu với một nước lớn, trên lý thuyết, một nước nhỏ có hai chọn lựa chính: hoặc là phải theo đuôi (bandwagonning), chịu phần đàn em, hoặc phải dựa vào một nước khác hay một nhóm nước khác để quân bình lực lượng, tạo đôi lưc (balancing) với nườc đe doạ mình.
Nguyễn Khanh: Trước một tình huống khá khó khăn, hay phải nói là rất khó khăn thì đúng hơn, thì theo Giáo Sư Việt Nam phải làm gì?
Giáo Sư Nguyễn Mạnh Hùng: Trong trường hợp phải đương đầu với một nước lớn, trên lý thuyết, một nước nhỏ có hai chọn lựa chính: hoặc là phải theo đuôi (bandwagonning), chịu phần đàn em, hoặc phải dựa vào một nước khác hay một nhóm nước khác để quân bình lực lượng, tạo đôi lưc (balancing) với nườc đe doạ mình.
Ngay cả các cường quốc khi bị yếu thế cũng phải áp dụng giải pháp này, như Trung Quốc và Nga Xô liên minh với nhau chống Mỹ thời chiến tranh lạnh, Trung Quốc và Mỹ liên kết với nhau để chống sự bành trướng ảnh hưởng của Nga sang Đông Nam Á từ cuối thập niên 1970 cho đến cuối thập niên 1980, rồi trong thời hậu chiến tranh lạnh, Nga và Trung Quốc áp lại với nhau để phá thế độc tôn của Mỹ. Giải pháp thứ hai bảo vệ được chủ quyền nhiều hơn nhưng không phải nước nào cũng có thể làm như thế.
Giờ này, đứng trên quyền lợi dân tộc, có lẽ ít ngưòi trong số các nhà lãnh đạo Việt Nam không ý thức rằng được mối nguy cho sự vẹn toàn lãnh thổ của Việt Nam, đặc biệt là Trường Sa, đến từ Trung Quốc, nhưng sự chọn lựa của họ rất bị hạn chế.
Sự lựa chọn hạn chế
Nguyễn Khanh: Xin ngắt lời Giáo Sư ở đây. Hạn chế như thế nào? Ở chỗ nào? Cái gì hạn chế sự chọn lựa của Việt Nam?
Giáo Sư Nguyễn Mạnh Hùng: Trước hết, Việt Nam ở ngay sát Trung Quốc. Trung Quốc muốn giữ Việt Nam trong quỹ đạo của mình vì những lý do thực tiễn cũng như ý thức hệ và truyền thống.
Về quyền lợi thực tiễn, bât cứ một quốc gia lớn nào cũng muốn đóng vai trò đàn anh đối với các nước nhỏ ở xung quanh, muốn tạo cho mình một vòng đai an ninh (security belt), nghĩa là bựôc các nước nhỏ phải theo mình hoặc ít nhất cũng không đươc theo quốc gia có khả năng cạnh tranh với mình, như trương hợp Nga Xô đối với các quốc gia Đông Âu trong thời chiến tranh lạnh. Trung Quốc đối với Việt Nam thì cũng thế. Về lý do truyền thống, Trung Quốc quen với vai trò bá chủ từ xưa khi mà Việt Nam phải triều cống Trung Quốc.
Về lý do ý thức hệ, thì Việt Nam là một nước cộng sản lớn thứ hai trong 4 hay 5 nước cộng sản còn sót lại. Trong lịch sử nhân loại, Cộng sản đang ở thế thoái trào. Chừng nào Trung Quốc chưa giải quyết được bài toán cộng sản lỗi thời thì Trung Quốc còn muốn giữ Việt Nam trong quỹ đạo của Trung Quốc. (Từ đầu năm nay, ở Trung Quốc đã có những thảo luận về cải tổ chính trị và ngay trong nội bộ đảng cũng có người đề nghị Trung Quốc nên bỏ chế độ cộng sản mà theo chế độ dân chủ xã hội áp dụng tại các nước Bắc Âu).
Trong khi Trung Quốc muốn giữ Việt Nam trong quỹ đạo của mình, thì chính sách ngoại giao của Việt Nam trong quá khứ đã củng cố thêm cho cái thế “theo đuôi” ấy. Việt Nam đã phải nhờ vả và theo Trung Quốc trong cuộc chiến tranh chống Pháp trong thập niên 40 và 50, rồi sau này trong cuốc chiến tranh chống Mỹ trong thập niên 60.
Trong khi Trung Quốc muốn giữ Việt Nam trong quỹ đạo của mình, thì chính sách ngoại giao của Việt Nam trong quá khứ đã củng cố thêm cho cái thế “theo đuôi” ấy. Việt Nam đã phải nhờ vả và theo Trung Quốc trong cuộc chiến tranh chống Pháp trong thập niên 40 và 50, rồi sau này trong cuốc chiến tranh chống Mỹ trong thập niên 60.
Đến cuối thập niên 80 đầu thấp niên 90 thì trước sự sụp đổ hàng loạt của các chế độ Cộng sản ở Đông Âu và Nga Xô, Việt Nam quyết định theo Trung Quốc để bảo vệ chế độ. Bây giờ thấy nguy, muốn bỏ chính sách “bandwagonning” để chuyển sang “balancing” không phải là dễ. Cân bằng quyền lực
Nguyễn Khanh: Giáo Sư nói Việt Nam đang bị Trung Quốc bao vây. Chọn lựa của Việt Nam thì Giáo Sư bảo là hạn chế. Như thế làm sao Việt Nam có thể cân bằng quyền lực?
Giáo Sư Nguyễn Mạnh Hùng: Muốn cân bằng quyền lực thì phải có thời và có thế. Trong thời chiến tranh lạnh, các quốc gia Đông Âu như Hungary và Tiệp Khắc đã có những cố gắng cải tổ để thoát vòng kiếm toả của Nga Xô (cuộc cách mạng Hung 1956, mùa Xuân Praha 1968) nhưng đều bị dẹp tan. Phải chờ đến khi Nga Xô tự cải tổ và suy yếu mới có cơ hội dành độc lập rồi gia nhập khối Minh Ước Băc Đai Tây Dương (NATO) để bảo vệ đốc lập của mình trước áp lực của Nga.
Việt Nam ở thế bất lợi hơn nhiều. Việt Nam là một thành viên của Hiệp Hội các quốc gia Đông Nam A (ASEAN), nhưng ASEAN không phải là một liên minh quân sự khắng khít có sự tham dự của Mỹ và một nhóm quốc gia có sự tương đồng về thể chế chính trị (dân chủ) như NATO.
ASEAN chỉ là một nhóm quốc gia đồng sàng dị mông, hổ lốn về phương diện chính trị, và dễ bị chia đê trị. Hoa Kỳ là quốc gia duy nhất có khả năng bảo trợ các nước nhỏ ởÁ châu (như Đài Loan, Nam Triều Tiên, Nhật Bản) đối đầu với Trung Quốc, nhưng giữa HK và ASEAN có một khoảng cách lớn; khoảng cách giữa HK và Việt Nam còn lớn hơn nữa.
Chính sách đựoc tuyên bố công khai của các nhà lãnh đạo Việt Nam bây giờ là muốn làm bạn với tất cả mọi quốc gia không phân biệt thể chế chình trị. Việt Nam đã siết chặt quan hệ vơi một số nước lớn quan tâm đến vùng Á châu Thái bình dương như Ấn Độ, Nhật Bản, Nga, và tim cách xích gần lại với HK.
Điều này tốt nhưng chưa đủ để thoát khỏi quỹ đạo Trung Quốc và đảm bảo được sư vẹn toàn lãnh thổ của mình.
Ngay trước mắt thì giải pháp tốt nhất vẫn là giải pháp ngoại giao với Trung Quốc đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của ASEAN và công luận thế giới để giải quyệt vấn đề tranh chấp một cách hoà bình, kể cả việc đặt vấn đề với Liên Hiêp Quốc khi bị ép, và yêu cầu Toà án Quốc tế thụ lý dù biết chắc Toà án sẽ bác vì sự chống đối của Trung Quốc.
Trong khi đó, chắc chắn rằng các nhà lãnh đạo quân sự Việt Nam đã phải có kế hoạch phòng thủ các hòn đảo hiện dưói quyền kiểm soát của mình và bảo vệ chúng đến cùng để hỗ trợ cho cố gắng ngoại giao.
Cuối cùng thì vẫn phải tìm cho ra một đối lực khả tín. Nhưng nó phải bắt đầu bằng việc củng cố nội lực. Trước hết phải có sự thống nhất ý chí giữa các nhà lãnh đạo có quyến lực nhất ở trong nước về mối đe doạ của quốc gia, về sách lược đối phó, và giá phải trả cho sách lược ấy.
Sau đó phải tạo được một sự đoàn kết trong ngoài. Sự ủng hộ của gần 3 triệu người Việt ở khắp các quốc gia trên thế giới tạo một áp lực công luận thế giới đáng kể chống lại những xâm phạm trầm trọng đến chủ quyền Việt Nam.
Xây dựng được một ASEAN thuần nhất hơn về phương diện chính trị và dân chủ hơn Trung Quốc cũng là một yếu tố khuyến khích Hoa Kỳ dấn thân sâu đậm hơn với miền đất này, ngoài chính quyền lợi của Hoa Kỳ phải bảo vệ tự do lưu thông trên mặt biển, tránh biến vùng biển phía Nam Trung Quốc (South China Sea) thành một “cái hồ Trung Quốc” (a Chinese Lake).
Trong chiều hướng này, việc ASEAN quyết định lập một uỷ ban nhân quyền khu vực, bất chấp phản đối của Miến Điện và đòi chính phủ Miến trả tự do cho lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi là một khởi đầu đáng khuyến khích.
Ðoàn kết trong ngoài
Nguyễn Khanh: Giáo Sư mới nói đến chuyện đoàn kết trong ngoài, gọi đó là điều chính phủ Việt Nam phải làm ngay trong lúc này. Câu hỏi cuối cùng của chúng tôi liên quan đến điều đó. Thưa Giáo Sư, làm sao để đoàn kết trong ngoài?
Giáo Sư Nguyễn Mạnh Hùng: Chính quyền Việt Nam đã cố những cố gắng về vấn đề này nhưng kết quả không được bao nhiêu vì không có những bước đi đột phá làm xúc động lòng người. Sau chiến tranh, muốn có sự hoà giải giữa các chiến sĩ mà người Mỹ gọi là “peace of the braves” thì phải tìm cách hoà giải bình đẳng và thành thật với nhưng người chiến sĩ đích thực chứ không phải những người theo đuôi mình.
Ngày xưa Cách Mạng Mùa Thu có sự hưởng ứng nhiệt tình của tuyệt đại đa số nhân dân Việt Nam vì nó dựa vào tình đoàn kết dân tộc chống ngoại xâm. Khi cần, Hồ Chí Minh đã giải tán đảng Cộng Sản, viết Hiến Pháp dân chủ đa nguyên, lập chính phủ liên hiệp để đoàn kết toàn dân trong mục tiêu chung chống Pháp. Tình tự dân tộc và việc đối xử công bằng với mọi người là yếu tố chính tạo đoàn kết quốc gia.
Nguyễn Khanh: Xin cám ơn Giáo Sư Nguyễn Mạnh Hùng cho buổi thảo luận hôm nay.
Các tin, bài liên quan
- Hội nhập trong và ngoài
- Chiều hướng quân sự Trung Quốc dưới nhãn quan tư lệnh lực lượng Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương
- Vụ hải quân Trung Quốc bắn ngư dân Việt Nam theo nhận định của Tiến sĩ Nguyễn Văn Canh
- Ý kiến của hai sĩ quan cao cấp thuộc Hải Quân VNCH về vụ Trung Quốc bắn chìm tàu ngư dân Việt Nam
- Hà Nội thảo luận về việc tàu ngư dân Việt Nam bị hải quân Trung Quốc bắn chìm
- Vai trò của Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam đối với những ưu tư của đồng bào
- Hà Nội lên tiếng về vụ hải quân Trung Quốc bắn ngư dân Việt Nam
- Hải quân Trung Quốc bắn bị thương 5 ngư dân Việt Nam
- Trận tứ kết ASIAN CUP 2007 giữa Việt Nam và Iraq