Phái đoàn Việt Nam trả lời chất vấn tại Liên Hiệp Quốc

0:00 / 0:00

Ỷ Lan, phóng viên đài RFA

Tường trình về việc phái đoàn Việt Nam của Hội đồng quốc gia về Thăng tiến Phụ nữ trả lời chất vấn của Uỷ ban Liên Hiệp Quốc về loại trừ sự kỳ thị đối với phụ nữ. Trong phiên họp suốt ngày thứ Tư 17 tháng Giêng dành cho phái đoàn Việt Nam trả lời chất vấn của các chuyên viên Liên Hiệp Quốc thuộc Uỷ ban CEDAW.

CEDAWWeb200.jpg
CEDAW - Convention on the Elimination of All Forms of Discrimination against Women

Từ diễn văn cho đến trả lời chất vấn, phái đoàn Việt Nam trả lời bằng tiếng Việt sau đó thông dịch viên của Bộ ngoại giao dịch sang tiếng Anh để các thông dịch viên của Liên Hiệp Quốc dịch các ngoại ngữ thông dụng tại Liên Hiệp Quốc.

Bà Hà thị Khiết trong bài diễn văn cho biết phúc trình hôm nay công chung lần thứ 5 và 6 trong thời gian 3 năm (200 đến 2003). Sau bài diễn văn là đến phần chất vấn của các chuyên gia Liên Hiệp Quốc thuộc Uỷ ban CEDAW.

Sau khi khen Việt Nam đã cho phép cả vợ lẫn chồng được có tên trong giấy chứng nhận sử dụng đất, rất nhiều chuyên gia trong Liên Hiệp Quốc quan tâm và hỏi sâu vào luật đất đai.

Một chuyên gia người Nam Phi hỏi “trường hợp giấy cũ chưa có tên hai người thì sử trí như thế nào?”. Bà Trần thị Mai Hương, Phó chủ tịch Uỷ ban Quốc gia vì Sự tiến bộ Phụ nữ Việt Nam trả lời:

“Chúng tôi đã báo cáo trong luật về đất đai và luật hôn nhân gia đình thì có quy định các tài sản chung của vợ và chồng, trong đó có cả đất ở và đất canh tác trồng trọt, nếu là chung của cả vợ chồng thì có cả vợ chồng cùng đứng tên.

Sau khi có quy định này và đi vào hiệu lực, thì những giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới, bắt đầu từ thời điểm luật có hiệu lực, khi đó việc đứng tên chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở, mà nếu là tài sản chung của cả hai vợ chồng, thì có cả tên của cả hai người.

Sau khi có quy định này và đi vào hiệu lực, thì những giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới, bắt đầu từ thời điểm luật có hiệu lực, khi đó việc đứng tên chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở, mà nếu là tài sản chung của cả hai vợ chồng, thì có cả tên của cả hai người.

Thế còn những giấy đã cấp rồi, đấy chính là vấn đề mà tôi nghĩ là các vị quan tâm, thì chính phủ đã có 1 nghị định hướng dẫn, thứ nhất là các gia đình có nhu cầu thì ra chính quyền và đề nghị cấp lại giấy có cả tên của cả hai người.

Thứ hai nữa là khuyến khích người dân và hướng dẫn cho các cán bộ địa chính là phải làm thủ tục đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Có một cái thực tế của chúng tôi là việc in ấn và cấp lại toàn bộ những giấy đã cấp ra rồi thành một vấn đề và cả về tài chính nữa. Và nó còn kéo theo việc phải thay đổi lại những sổ sách đã ghi chép lại về ruộng đất trứơc kia.

Thế cho nên có những thực tế hiện nay, những giấy đã cấp cũ nếu đồng bào dùng mà không có những giao dịch về ruộng đất và nhà ở thì không có vấn đề gì. Vấn đề thực tiễn là như vậy.

Hiện nay, Uỷ ban Quốc gia về Sự tiến bộ Phụ nữ chúng tôi vẫn đề nghị làm sao với sự nhận thức của người dân có hạn thôi.

Có nhiều người nói rằng tôi chẳng cần gì có tên của cả hai người, tôi chỉ cần có tên 1 người thôi, thế nhưng trách nhiệm của nhà nước, chúng tôi đề nghị là anh cứ phải cấp để cho người ta ý thức rõ quyền của người ta, và cho đến khi người ta dùng tờ giấy ruộng đất đó để đi cầm cố và vay tiền, cũng như bất kỳ các giao dịch khác thì bảo vệ được quyền của phụ nữ.”

(Xin theo dõi toàn bộ bài tường trình trong phần âm thanh bên trên)

Thông tin trên mạng:

- CEDAW - Convention on the Elimination of All Forms of Discrimination against Women