Phỏng vấn Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Tư Pháp về khả năng gia nhập WTO của Việt Nam

Gia Minh, phóng viên đài RFA

Hồi đầu năm, Hà Nội thường nói đến mục tiêu sẽ gia nhập Tổ chức Thương Mại Thế giới WTO vào cuối năm 2005. Thế nhưng gần đây có ý kiến đoan quyết mục tiêu ấy sẽ không đạt được. Phó thủ tướng Vũ Khoan của Việt Nam lên tiếng bào chữa cho là không thể gia nhập tổ chức này với bất cứ giá nào.

HoangPhuocHiep150.jpg
Ông Hoàng Phước Hiệp, một thành viên trong đoàn đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam. Photo courtesy of VNexpress

Đến nay chỉ còn khoảng 4 tuần lễ nữa sẽ diễn ra Hội nghị Bộ trưởng WTO tại Hong Kong, thì khả năng mà Việt Nam được kết nạp vào Tổ chức Thương Mại Thế giới xem ra càng khó thành hơn nữa.

Gia Minh hỏi chuyện Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Tư Pháp, ông Hoàng Phước Hiệp, một thành viên trong đoàn đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam. Trước hết ông cho biết một số điểm đạt được trong phiên đàm phán đa phương lần thứ 10 diễn ra ở Geneve vừa qua, cũng như những tồn tại chưa cho phép Việt Nam tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới ngay lúc này.

Vòng đàm phán thứ 10 có nhiều tiến triển tốt. Các nước có cam kết cho Việt Nam vào WTO, chỉ còn một số nước trong đó có Hoa Kỳ, Australia, New Zealand và một số nước khác nữa chưa kết thúc đàm phán được. Chúng tôi hy vọng trong thời gian tới sẽ sớm kết thúc.

Những khó khăn

Gia Minh: Những điểm khó nhất mà một số nước đưa ra mà Việt Nam chưa thể đồng ý là gì?

Hoàng Phước Hiệp: Vấn đề lớn nhất là mở cửa thị trường rộng rãi, thông thoáng hơn nữa. Nhưng chúng tôi thấy cộng đồng doanh nghiệp và người dân trong nước chưa thể đáp ứng ngay một lúc tất cả ý nguyện của các nước đang còn đàm phán. Nên chúng tôi phải lấy ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp trong nước.

Vấn đề lớn nhất là mở cửa thị trường rộng rãi, thông thoáng hơn nữa. Nhưng chúng tôi thấy cộng đồng doanh nghiệp và người dân trong nước chưa thể đáp ứng ngay một lúc tất cả ý nguyện của các nước đang còn đàm phán. Nên chúng tôi phải lấy ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp trong nước.

Gia Minh: Như vậy đó có phải là nguyên nhân chính khiến mục tiêu gia nhập WTO vào năm nay không đạt được?

Hoàng Phước Hiệp: Tôi nghĩ nếu như năm sáu nước còn lại đó mà kết thúc đàm phán thì năm nay đạt được mục tiêu.

Sang năm 2006

Gia Minh: Năm nay thì khó nhưng sang năm thì ra sao?

Hoàng Phước Hiệp: Bản thân tôi thì muốn sang năm Việt Nam được kết nạp vào WTO, vì vào càng sớm càng tốt để hội nhập cùng cộng đồng thương mại toàn cầu. Nhưng vào được hay không là phụ thuộc vào các đối tác đàm phán.

Gia Minh: Ông Phó thủ tướng Vũ Khoan nói là không thể vào WTO với bất cứ giá nào, vậy những điểm còn yếu nhất là gì và phải nỗ lực trong một thời gian không dài thì ra sao?

Hoàng Phước Hiệp: Đó là sức cạnh tranh của các hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp Việt Nam. Sức cạnh tranh đó có một vài điểm chưa đáp ứng được mức độ cạnh tranh quyết liệt hiện nay.

Gia Minh: Chỉ trong thời gian ngắn một hai năm thì làm sao có thể rút ngắn được.

Hoàng Phước Hiệp: Tôi thấy các doanh nghiệp có nhận thấy thách thức lớn như vậy trong quá trình gia nhập WTO và họ có chuẩn bị nhất định. Theo tôi họ phải cố gắng hơn nữa.

Bản thân tôi thì muốn sang năm Việt Nam được kết nạp vào WTO, vì vào càng sớm càng tốt để hội nhập cùng cộng đồng thương mại toàn cầu. Nhưng vào được hay không là phụ thuộc vào các đối tác đàm phán.

Những chuẩn bị

Gia Minh: Nói thì dễ nhưng họ cần có những biện pháp nào phải thực hiện ngay?

Hoàng Phước Hiệp: Vấn đề thâm nhập thị trường nước khác. Phải có kiến thức về pháp luật nước khác. Rồi sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Thế rồi phải chuẩn bị lực lượng cán bộ. Hiện có nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang đến giúp các doanh nghiệp trong nước.

Gia Minh: Trong thời gian qua, khi ra làm ăn với các doanh nhiệp nước ngoài thì nhiều doanh nghiệp Việt Nam gặp một số những vụ kiện, mà đặt biệt là kiện bán phá giá, vậy họ chuẩn bị cho những vụ kiện thế nào?

Hoàng Phước Hiệp: Theo tôi thì những vụ kiện diễn ra trong quá trình sản xuất kinh doanh thì không phải ngoại lệ, và tính đến nay có trên dưới 10 vụ như thế thì chưa nhiều. So với nước khác, với số dân trên dưới 100 triệu và có quan hệ kinh doanh với chừng 160 nước, như thế là quá ít.

Dù sao đi nữa những vụ kiện bán phá giá là những bài học, và bài học nào cũng phải trả giá và phải rút kinh nghiệm. Qua những vụ đó thì tôi thấy các doanh nghiệp Việt Nam chuyển hướng rất nhanh như vụ cá tra, cá basa; rồi vụ kiện tôm cũng là bài học hay cho các doanh nghiệp Việt Nam khi gặp những tình huống như thế. Và các doanh nghiệp Việt Nam sẽ khôn hơn, vững hơn khi gặp những vụ kiện như thế.

Gia Minh: Để cho khôn, vững hơn thì phải nắm vững luật, vậy luật Việt Nam đang được xây dựng ra sao?

Hoàng Phước Hiệp: Năm 2002 đã có pháp lệnh chống bán phá giá, chống trợ cấp mà doanh nghiệp rất quan tâm. Trong thời gian tới sẽ có những vụ kiện tiếp, qua những vụ kiện thì người ta khôn ra và pháp luật Việt Nam sẽ hoàn thiện hơn.

Gia Minh: Xin cám ơn ông.