Trà Mi, phóng viên đài RFA
Biện pháp phòng bệnh hữu hiệu tại các nước đang phát triển và có nhiều cư dân sinh sống ở nông thôn như Việt Nam đôi khi chỉ đơn giản là giữ vệ sinh đôi bàn tay. Rửa tay sạch, nghe tưởng chừng như dễ dàng, nhưng nhiều người chưa coi đó là một thói quen cơ bản, cần thiết, hầu bảo vệ sức khoẻ cho cá nhân và cho cộng đồng.

Thống kê trong nước cho thấy cứ 10 vụ nhiễm độc thực phẩm thì có 7 vụ do tay bẩn gây nên. Đó là chưa kể đến rất nhiều căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác do tay bẩn là thủ phạm.
Vệ sinh là đề tài đáng lưu tâm tại Việt Nam vì nó là nguyên nhân dẫn đến rất nhiều căn bệnh. Dù là những bệnh thường thấy như đau mắt hột, tiêu chảy hay các căn bệnh nguy hiểm như cúm gà, nhiễm trùng đường hô hấp, SARS (hội chứng hô hấp cấp tính nặng) đều có thể phòng ngừa được bằng phương pháp hết sức đơn giản là giữ gìn vệ sinh, nhất là đôi bàn tay.
Bàn tay, nếu không được lưu ý giữ sạch, sẽ biến thành cầu nối vận chuyển vô số vi khuẩn, chất bản, hoá chất độc hại từ môi trường vào cơ thể con người qua các tiếp xúc thông thường hàng ngày.
Thống kê mới công bố hồi cuối tháng rồi của Viện sốt rét-ký sinh trùng-côn trùng Trưng ương cho biết 60 triệu người Việt Nam đang mang giun sán trong mình. Như vậy, bình quân cứ 10 người thì hết 7-8 người bị nhiễm giun sán các loại.
Trong khi đó, theo ước tính của Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ, mỗi năm Việt Nam có khoảng 14 ngàn trẻ em tử vong vì bệnh tiêu chảy. Số này đáng lẽ được giảm đi rất nhiều nếu như thói quen rửa tay bằng xà phòng được lưu ý thực hành thường xuyên trong mỗi hộ gia đình Việt Nam.
Bị dơ bẩn, bị đau ốm. Em thấy bạn bè trong xóm cũng ít rửa tay khi ăn uống. Các bạn chơi bắn bi dơ tay xong không rửa mà cầm đồ ăn luôn. Con nít thành phố cũng sạch hơn dưới quê. Nó ăn mặc sạch sẽ, ít làm gì bẩn tay.
Ý thức của trẻ em…
Ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, đặc biệt là vệ sinh đôi tay đã được đưa vào giảng dạy trong học đường từ các cấp nhỏ, nhưng hiệu quả như thế nào? Để đi tìm câu trả lời, chúng tôi đã hỏi chuyện bé Trâm, 8 tuổi, học sinh lớp 3 của trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận nhất:
Bé Trâm: Cô giáo dạy trước và sau khi ăn cơm phải rửa tay.
Trà Mi: Cô dạy như thế nhưng ở nhà một ngày con rửa tay mấy lần?
Bé Trâm: Chỉ 2 lần thôi.
Trà Mi: Con có rửa tay trước khi cầm đồ ăn không?
Bé Trâm: Con lấy giấy chùi thôi chứ không rửa. Tại con lười.
Trà Mi: Con có biết lợi ích của việc rửa tay thường xuyên là gì không ?
Bé Trâm: Con chưa học nên chưa biết.
Trà Mi: Vậy cô giáo có nói cho con biết nếu như không rửa tay thường xuyên sẽ dễ mắc những bệnh gì không ?
Bé Trâm: Dạ không, con chỉ biết bệnh viêm gan A với bệnh giun thôi.
Trẻ em thành phố tuy không thực hành thói quen rửa tay nhưng ít ra cũng được giảng dạy và có hiểu biết tối thiểu về việc giữ gìn vệ sinh cá nhân. Thế còn trẻ ở các vùng nông thôn nghèo nàn thì sao? Hùng, một cậu học sinh lớp 6 ở tỉnh Long An cho biết:
Hùng: Em không thường rửa tay.
Tại vì quen rồi. Giờ muốn sửa lại cũng khó lắm.
Trà Mi: Em năm nay mấy tuổi?
Hùng: Em 13 tuổi, học lớp 6. Trong trường cô chưa dạy về môn giữ gìn vệ sinh.
Trà Mi: Em có biết nếu không rửa tay sạch thường xuyên sẽ dễ bị các căn bệnh gì không?
Hùng: Bị dơ bẩn, bị đau ốm. Em thấy bạn bè trong xóm cũng ít rửa tay khi ăn uống. Các bạn chơi bắn bi dơ tay xong không rửa mà cầm đồ ăn luôn. Con nít thành phố cũng sạch hơn dưới quê. Nó ăn mặc sạch sẽ, ít làm gì bẩn tay.
… và phụ huynh
Không đợi đến sách vở nhà trường, trẻ vẫn có thể hình thành và phát huy ý thức về sinh cá nhân nếu như được các bậc phụ huynh nhắc nhở và làm gương.
Thế nhưng, thực tế đáng buồn là ngay cả nhiều người lớn, không chỉ bà con nông thôn mà cả cư dân ở các đô thị sầm uất, văn minh như Sài Gòn, cũng chưa mấy ai ý thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh sạch sẽ đôi tay, cho nên không thực sự lưu tâm đến điều này.
Nói về thói quen rửa tay trong sinh hoạt hàng ngày, chị Thu, một bà nội trợ ở quận 8, TPHCM cho biết:
“Mình rửa tay ít lắm, ngày 2,3 lần thôi. Mỗi khi đụng tới đồ ăn mới rửa, trước và sau khi làm đồ ăn thì rửa tay rồi thôi. Nếu có đi ra đường, về nhà mới rửa vì bụi bặm ngoài đường còn ở trong nhà thì khi ăn cứ bới ăn thôi, ít rửa tay lắm.”
Tuy hiểu rằng đôi bàn tay dơ bẩn là nguyên nhân mang lại các căn bệnh truyền nhiễm cho cơ thể, nhưng nhiều người vẫn không tập được cho mình thói quen vệ sinh bàn tay. Nguyên nhân vì sao?
Chị Thu tâm sự: "Tại vì quen rồi. Giờ muốn sửa lại cũng khó lắm."
Rửa tay sạch được ví von như một loại “vaccine” hữu hiệu giúp con người có thể ngừa được rất nhiều bệnh tật. Kết quả các cuộc nghiên cứu cho thấy nếu áp dụng phương pháp rửa tay bằng xà phòng đúng cách sẽ giúp giảm đi phân nửa số căn bệnh truyền nhiễm như tiêu chảy, nhiễm trùng hô hấp và đường ruột.
Vệ sinh bàn tay quan trọng ra sao và rửa tay như thế nào mới đúng cách? Mời quý vị nghe ý kiến và những lời khuyên của giới chuyên môn trong chương trình kế tiếp.
Theo dòng câu chuyện:
- Rửa tay như thế nào mới được xem là đúng cách?
Thông tin trên mạng:
- Why Is Hand Washing So Important?
- How to Wash your hands in 6 easy steps