Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam trao tặng giải thưởng cho kỹ sư Đỗ Nam Hải và giáo sư Nguyễn Chính Kết
2006.12.12
Đỗ Hiếu, phóng viên đài RFA
Lễ công bố và trao tặng giải thưởng Nhân quyền 2006 đã được tổ chức tại thành phố Westminster, Nam California vào chủ nhật vừa qua, đúng vào dịp kỷ niệm lần thứ 58 Ngày Nhân Quyền Quốc Tế.
Qua cuộc trao đổi với đài chúng tôi, giáo sư Nguyễn Thanh Trang, phó Trưởng Ban Phối Hợp Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam, một thành viên ban tổ chức đã cho biết thêm các chi tiết.
Đỗ Hiếu: Thưa giáo sư, hàng năm Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam đều có trao tặng giải thưởng cho các nhà đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam, vậy năm nay ai được nhận lãnh giải thưởng đó, và vì sao nhân vật ấy được tuyển chọn?
Giáo sư Nguyễn Thanh Trang: Năm nay, Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam đã chọn hai nhân vật đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam dựa vào các tiêu chuẩn mà mạng luới vẫn thường xuyên theo dõi, đó là kỹ sư Đỗ Nam Hải và giáo sư Nguyễn Chính Kết. Hai nhà đầu tranh vì dân chủ này rất can trường và bất bạo động. Họ dấn thân hy sinh bất chấp sự nguy hiểm đến tính mạng.
Anh Đỗ Nam Hải là tấm gương sáng cho tuổi trẻ Việt Nam trong công cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ nơi quê nhà.
Nhân vật thứ 2 được giải thưởng nhân quyền, giáo sư Nguyễn Chính Kết là người đã hưởng ứng lời kêu gọi đấu tranh do linh mục Nguyễn Văn Lý đưa ra và ông mạnh dạn góp tiếng nói trong công cuộc vận động để chống áp bức, bất công từ phía nhà cầm quyền Hà Nội.
Đỗ Hiếu: Thưa giáo sư, năm nay buổi lễ trao tặng giải nhân quyền diễn ra như thế nào ?
Năm nay, Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam đã chọn hai nhân vật đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam dựa vào các tiêu chuẩn mà mạng luới vẫn thường xuyên theo dõi, đó là kỹ sư Đỗ Nam Hải và giáo sư Nguyễn Chính Kết. Hai nhà đầu tranh vì dân chủ này rất can trường và bất bạo động. Họ dấn thân hy sinh bất chấp sự nguy hiểm đến tính mạng.
Giáo sư Nguyễn Thanh Trang: Mỗi năm, lễ trao tặng giải thưởng Nhân Quyền diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm ngày Quốc Tế Nhân Quyền, 10 tháng 12 hàng năm. Địa điểm tổ chức thường là một hội trường thuộc thành phố, hay tòa soạn báo Người Việt. Năm nay, lễ trao giải thưởng được tổ chức tại phòng khánh tiết của thành phố Westminster, chủ nhật vừa qua. Đó là những nơi mà đồng hương có thể đến tham dự dễ dàng và đông đủ.
Đỗ Hiếu: Trong những năm trước, Mạng Lưới Nhân Quyền đã trao tặng giải cho các nhân vật đấu tranh nào khác ở quốc nội ?
Giáo sư Nguyễn Thanh Trang: Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam bắt đầu lập ra và trao giải thưởng nhân quyền để vinh danh các nhà đấu tranh dân chủ trong nước. Kể từ lúc ban đầu, tức là vào năm 2002, hai vị lãnh đạo tinh thần là Hòa Thượng Thích Quảng Độ và Linh Mục Nguyễn Văn Lý được trao giải thưởng Nhân Quyền.
Qua năm 2003, bốn nhà đấu tranh dân chủ, nhân quyền trẻ tuổi tại Việt Nam được tuyển chọn để trao giải Nhân Quyền, là ký giả Nguyễn Vũ Bình, luật gia Lê Chí Quang, bác sĩ Phạm Hồng Sơn và nhà báo Nguyễn Khắc Toàn. Đến nay, ký giả Nguyễn Vũ Bình vẫn còn ngồi tù, sức khỏe của anh yếu kém, nên anh cần phải được chữa trị và chăm sóc đúng mức.
Năm 2004, giải thường Nhân Quyền được trao cho cựu đại tá Phạm Quế Dương và bác sĩ Nguyễn Đan Quế. Năm 2005, các nhà đấu tranh cho nước được tuyển chọn là Cụ Lê Quang Liêm, Linh Mục Phan Văn Lợi và Thượng Tọa Thích Tuệ Sĩ.
Đỗ Hiếu: Như vậy, hai ông Phương Nam Đỗ Nam Hải và Nguyễn Chính Kết đã không thể đến Hoa Kỳ nhận lãnh giải thưởng được, thì Mạng Lưới Nhân Quyền giải quyết ra sao?
Giáo sư Nguyễn Thanh Trang: Từ khi thành lập giải Nhân Quyền cho đến nay thì không một người nào đoạt giải, mà được phép sang Hoa Kỳ để nhận lãnh. Thông thường thì các vị ấy nhờ một người khác đại diện cho mình đến Calfornia nhận lãnh giải thưởng.
Năm nay kỹ sư Đỗ Nam Hải nhờ giáo sư Nguyễn Ngọc Bích nhận giải dùm và giáo sư Nguyễn Chính Kết cử nhà văn Trần Phong Vũ nhận giải thưởng thay cho anh.
Đỗ Hiếu: Xin cám ơn Giáo sư Nguyễn Thanh Trang Phó Trưởng Ban Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam đã dành cho Đài Á Châu Tự Do chúng tôi cuộc phỏng vấn hôm nay.
Những bài liên quan
- Đại sứ Mỹ chỉ trích việc chính quyền Campuchia ngăn cấm các cuộc biểu tình ôn hòa
- Nhân ngày Quốc tế Nhân quyền, bàn về nhân quyền ở Việt Nam
- Phương tiện tranh đấu mới của các nhà dân chủ Việt Nam
- 10 ngàn người Campuchia tham dự mít-tinh kỷ niệm Ngày Quốc tế Nhân quyền
- Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền Liên Hiệp Quốc
- Các nhà tranh đấu trong nước tuyên bố thành lập Ủy ban Nhân quyền Việt Nam
- Thông cáo báo chí của Ủy ban Nhân quyền Việt Nam
- Liên minh Dân chủ Nhân quyền VN tổ chức hội luận trên diễn đàn Paltalk
- Sinh hoạt tôn giáo và dân chủ tại Việt Nam sau khi Hoa Kỳ lấy tên ra khỏi danh sách CPC (phần 2)