Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam lên tiếng ủng hộ người lao động tại Việt Nam
2006.03.25
Gia Minh, phóng viên đài RFA
Trước làn sóng đình công nổ ra tại Việt Nam trong thời gian gần đây, một nhóm hoạt động cho quyền con người Việt Nam, có trụ sở tại Quận Cam, bang California là Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam, vừa ra thêm bản lên tiếng ủng hộ cho người lao động tại Việt Nam.
Nhân dịp này, Đài Á Châu Tự Do chúng tôi, trao đổi với hai nhân vật có chức trách của tổ chức là Ông Lê Minh Nguyên, hiện là trưởng Ủy ban Phối hợp và ông Nguyễn Thanh Trang, phụ tá trưởng ban đặc trách vận động quốc tế về một số thông tin liên quan. Cuộc nói chuyện do Gia Minh điều hợp.
Gia Minh: Thưa ông Lê Minh Nguyên và ông Nguyễn Thanh Trang, lâu nay Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam có những hoạt động hỗ trợ gì cho người công nhân tại Việt Nam?
Ông Lê Minh Nguyên: MLNQVN lập ra để tranh đấu cho quyền con ngừơi tại Việt Nam; đặc biệt là 26 quyền căn bản của con người; trong đó có quyền lao động. Lâu nay thì những quyền về dân sự chính trị bị đàn áp khá nhiều nên chúng tôi tập trung vào mảng đó.
Riêng quyền kinh tế và lao động chúng tôi cũng có theo dõi. Vừa qua bùng phát đình công; khi mới bột phát thì chúng tôi có lên tiếng; nhưng lần đó là của một mình chúng tôi. Lần này thì có sự ủng hộ của nhiều người Việt cả trong và ngoài nước.
Gia Minh: Phản ứng sau lần lên tiếng thứ nhất thế nào?
Bạn nghĩ gì về việc này? Xin email về Vietweb@rfa.org
Ông Lê Minh Nguyên: Phản ứng tốt và thuận lợi. Báo chí ủng hộ; những người nhận đuợc bản lên tiếng đều khuyến khích làm sao bảo vệ cho người công nhân khi mà ở thế trên đe dưới búa: phía chính quyền và phía chủ tư bản ngoại quốc.
Ông Nguyễn Thanh Trang: Ngoài những công tác yểm trợ cho công cuộc bảo vệ nhân quyền, tự do tôn giáo; thì quyền lao động cũng đuợc quan tâm. Sau khi lên tiếng hôm ngày 29 tháng 1; thì chúng tôi tiếp tục theo dõi số phận của 100 công nhân bị bắt mà đến nay chưa biết họ ra sao.
MLNQVN thấy những cuộc đình công bùng nổ là do vượt quá sức chịu đựng của người công nhân. Phong trào đình công không chỉ ở miền nam mà đã lan ra khắp miền Trung và miền Bắc, như Hải Phòng. Đây là tình trạng mà mọi người Việt Nam yêu nước cần quan tâm giúp đỡ. Do vậy MLNQVN đã bàn với các nhà hoạt động dân chủ trong nước để đưa ra bản lên tiếng lần này.
Gia Minh: Hẳn khi đưa ra bản lên tiếng, MLNQVN cũng có những kế hoạch, đường hướng để giúp cho người lao động trong nước, xin cho biết về những hoạt động đó?
Ông Lê Minh Nguyên: Nhân ngày Nhân quyền Việt Nam vào ngày 11 tháng 5, 2006 tới đây chúng tôi sẽ tổ chức một cuộc hội thảo mời các vị am tường về quyền lao động quốc tế như Tổng Liên đoàn Lao động Hoa Kỳ, Bộ Lao động Hoa Kỳ, rồi những người nghiên cứu về luật lao động quốc tế.. để bàn thảo về quyền lao động đặc biệt tại những quốc gia đang phát triển; từ đó đưa ra những cải thiện thiết thực thế nào.
Ông Nguyễn Thanh Trang: Sau khi ra bản lên tiếng, MLNQVN sẽ phát động gây quỹ để ủng hộ cho công nhân Việt Nam; đặc biệt là những người bị ảnh huởng do đình công như bị đánh đập, sa thải…
Gia Minh: Sau khi đưa ra đuợc những điều cần cải thiện thì làm sao có thể chuyển tải cho phía Việt Nam?
Ông Lê Minh Nguyên: Chuyển tải về Việt Nam thì có nhiều phương pháp. Chính phủ Hoa Kỳ có những tổ chức ủng hộ cho nhân quyền và lao động quốc tế thì chúng tôi sẽ làm việc với họ.
Đối với chính quyền thì chúng tôi không hy vọng gì nhiều nhưng chúng tôi hy vọng là quyền lực nằm trong tay người công nhân, khi hiểu đuợc vấn đề thì họ tự tin hơn và thấy việc đòi hỏi của họ đúng đến đâu. Kiến thức là quyền lực để bảo vệ cho họ.
Gia Minh: Làm sao chuyển tải cho người công nhân để họ có thể hiểu cặn kẻ quyền của họ?
Ông Nguyễn Thanh Trang: Chúng tôi có tiếp xúc với một số nhân vật vận động về dân chủ-nhân quyền trong nước, và chúng tôi có chương trình sẽ có những giáo sư và luật sư giúp cho người công nhân về Công ước Quốc tế để họ thấy họ có quyền gì; rồi giúp họ thấy rằng Việt Nam là thành viên của LHQ và cần tuân thủ những công ước quôc tế.
Khi mà người công nhân thấy đuợc rõ như thế thì họ đứng lên tranh đấu, vì không ai tranh đấu thay cho họ đuợc. Đó là bài học ở Đông Âu, đặc biệt tại Ba Lan, người công nhân đã đứng lên đòi hỏi quyền của họ một cách chính đáng.
Gia Minh: Cám ơn ông Lê Minh Nguyên và ông Nguyễn Thanh Trang.
Những bài liên quan
- Ý kiến của một công nhân về nguyên nhân của các cuộc đình công
- Nỗ lực cuối cùng giúp những người Việt tại Philippines bị Hoa Kỳ từ chối
- Vũ Nguyễn Hà Anh đoạt giải nhất cuộc thi do Glamour Fair và A La Carte tổ chức
- Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 16-3-2006)
- Việt Nam sẽ áp dụng mức lương tối thiểu chung cho cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước
- Những khó khăn và thuận lợi của các NGO Mỹ gốc Việt khi về làm việc ở trong nước (phần 2)
- Chloe Đào, giấc mơ đã thành sự thật
- Những khó khăn và thuận lợi của các NGO Mỹ gốc Việt khi về làm việc ở trong nước (phần 1)
- Hội nghị về phụ nữ do NGO tổ chức tại New York
- Nhận định về làn sóng đình công tại Việt Nam (phần 3)
- Nhận định về làn sóng đình công tại Việt Nam (phần 2)
- Nhận định về những cuộc đình công xảy ra hàng loạt tại Việt Nam (phần 1)
- Vai trò của liên đoàn lao động tại Việt Nam
- Nguyên nhân của làn sống đình công lan rộng trên toàn quốc
- Cộng đồng người Việt tại Úc biểu tình phản đối việc bắt giữ HT Thích Quảng Độ
- Giới báo chí được nhắc nhở phải “thông tin có liều lượng” về các cuộc đình công
- Vì sao những vụ đình công qui mô lớn gần đây liên tục xảy ra?
- Câu chuyện hai chị em làm hôn thú giả sang Đài Loan và bị sa vào ổ mãi dâm
- Doanh nhân trong nước nhận xét gì về tình trạng đình công lãn công hiện nay?
- Chủ tịch Trần Đức Lương xin lỗi các doanh nghiệp Nhật Bản về việc công nhân đình công