Việt Nam trong bản phúc trình Triển vọng 2007 của Ngân hàng Phát triển Á châu


2007.05.05

Lê Dân, phóng viên đài RFA

Vào cuối tuần này, Ngân hàng Phát triển Á châu tổ chức Hội nghị Thường niên tại cố đô Kyoto của Nhật Bản. Trong dịp này, ngân hàng công bố bản phúc trình về triển vọng năm 2007, ở phần ghi về Việt Nam có một số điểm đáng lưu tâm. Lê Dân xin lược thuật như sau để chúng ta cùng xem bè bạn quốc tế nghĩ gì vềtriển vọng của Việt Nam trong vài năm tới.

ADBKyoto200.jpg
ADB Kyoto 2007.

Bản phúc trình được Ngân hàng Phát triển Á châu ADB gởi trước cho các cơ quan truyền thông quốc tế hồi đầu tuần, nhưng kể từ thứ Sáu này, tất cả mọi người đều có thể tự đọc trên trang web của định chế tài chính khu vực này là www.adb.org.

Những thành quả đạt được

Văn bản dày 250 trang này kiểm điểm lại những thành quả và trở ngại cho việc phát triển châu Á trong năm qua, và phác họa những thành tựu có thể đạt được, cùng các khó khăn có thể gặp phải trong năm nay. Phần Việt Nam gồm có 5 trang.

Đoạn mở đầu, Ngân hàng Phát triển Á châu nhận xét kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2006 nhờ xuất khẩu tăng mạnh, sức tiêu thụ trong nước cũng tăng, nhưng mức lạm phát của đồng tiền cũng không giảm.

Việc trở nên thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO vào tháng Giêng năm 2007 cũng giúp Việt Nam phát triền và cải tổ theo chiều hướng kinh tế thị trường. ADB nhận định rằng, nếu việc cải tổ cơ cấu tiếp tục xúc tiến thì mức tăng trưởng kinh tế cho năm nay và năm tới chắc chắn sẽ khởi sắc hơn nữa.

Ba trang kế tiếp, Ngân hàng Phát triển Á châu ghi nhận từng thành quả Việt Nam đạt được trong năm qua, từ việc thị trường chứng khoán bùng nổ ngoài dự kiến, xuất khẩu liên tục tăng 23%, dự trữ ngoại hối lên đến kỷ lục 11 tỷ 400 triệu đôla, tương đương với 3 tháng rưỡi nhập khẩu.

Đoạn mở đầu, Ngân hàng Phát triển Á châu nhận xét kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2006 nhờ xuất khẩu tăng mạnh, sức tiêu thụ trong nước cũng tăng, nhưng mức lạm phát của đồng tiền cũng không giảm.

Những trở ngại

Song song là mức lạm phát cũng liên tục vào năm thứ 3 ở mức 7% và số thâm thủng ngân sách chiếm 5% tổng sản lượng nội địa GDP, tuy rằng đây là một tỷ lệ chưa cần phải báo động, mà đôi khi lại được xem là bình thường.

Nói chung, thì bản phúc trình thường niên của Ngân hàng Phát triển Á châu ADB nhìn nhận Việt Nam đã có nhiều nỗ lực và mức phát triển về nhiều mặt rất đáng ca ngợi. Chẳng hạn như việc chống tham nhũng, việc minh bạch hóa các hoạt động doanh nghiệp, đặc biệt là nỗ lực đẩy mạnh cải cách hành chánh.

Tuy nhiên, đoạn cuối của phần nói về Việt Nam, bản phúc trình của Ngân hàng Phát triển Á châu đã thẳng thắn nêu những trở ngại, khó khăn, có thể làm trì chậm công cuộc phát triển đất nước.

Trước hết, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội cho 5 năm 2006-2010 đã dự phóng mức tăng trưởng kinh tế hàng năm từ 7,5 đến 8% căn cứ trên tỷ lệ đầu tư với tổng sản lượng nội địa GNP là 40%.

Ngân hàng Phát triển Á châu ADB cho là mức đầu tư hiện nay tại Việt Nam đã cao, vấn đề là làm sao sử dụng, phát huy được hết hiệu quả của những món đầu tư ấy.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.