Thực trạng về “tự do internet” ở Việt Nam


2006.12.15

Trà Mi, phóng viên đài RFA

Tự do internet tại Việt Nam không chỉ là mối quan tâm của các tổ chức nhân quyền và cộng đồng quốc tế, của người dân trong nước khao khát thông tin, mà nó đã thật sự trở thành là một thách thức rất lớn đối với nhà cầm quyền Hà Nội.

InternetPolice150.jpg
Việt Nam tăng cường kiểm soát các cửa hàng Internet đang hoạt động trong nước. AFP PHOTO/HOANG DINH NAM

Trong khi nhà nước luôn khẳng định ở Việt Nam có tự do internet, thì dân chúng vẫn ca thán rằng quyền tự do truy cập net của họ bị giới hạn rất nhiều vì các hoạt động kiểm soát gắt gao của chính quyền. Thực trạng về “tự do internet” ở Việt Nam ra sao? Mời quý vị cùng Trà Mi tìm hiểu.

Internet ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam. Ước tính hơn 15% dân số thường xuyên truy cập và sử dụng mạng lưới thông tin toàn cầu. Trong số này, đa phần là giới trẻ.

“Món ăn tinh thần” hàng ngày

Đối với không ít người trẻ trong nước, internet đã trở thành một “món ăn tinh thần” hàng ngày không thể thiếu, vì những lợi ích thiết thực mà nó mang lại, không những đối với kiến thức của mỗi người, mà còn cho sự phát triển chung của xã hội, như lời tâm sự của một trí thức trẻ tên Tâm ở miền Trung:

“Hầu như ngày nào tôi cũng lên truy cập internet. Nó đã quen thuộc với thói quen tiếp cận thông tin của tôi.”

Đối với cuộc sống của những người trẻ đã quen thuộc với net rồi thì internet cực kỳ quan trọng. Nó đã giúp khơi dòng mọi thông tin, không chỉ về mặt xã hội mà còn về mọi lĩnh vực, là nơi trao đổi kiến thức rất dễ dàng trong học thuật lẫn trong đời sống.

Trong điều kiện Việt Nam cho tới tận thời điểm này, rõ ràng là không. Có một số trang web vẫn bị lọc, tường lửa ngăn cản. Dịch vụ internet ở Việt Nam thì theo lệnh nhà nước, bắt khách hàng phải trình chứng minh nhân dân, giấy tờ tuỳ thân trước khi vào truy cập net.

Lợi ích trước mắt của internet đối với Việt Nam, phải nói đến điều kiện của nước mình trong bối cảnh độc đảng cai trị. Chúng ta thấy rõ rằng trước khi có internet, người dân bấy lâu chỉ được tiếp xúc với các thông tin qua hệ thống tuyên truyền, báo đài của đảng.

Người dân bắt buộc phải nghe, và thậm chí phải theo. Internet xuất hiện đã khiến mọi việc thay đổi hẳn. Nó đã giúp xoá tan cái được gọi là “một chiều”. Người đọc tiếp cận được rất nhiều nguồn thông tin quốc tế khác nhau, chẳng hạn như BBC, CNN.

Người truy cập net ở Việt Nam có thật sự cảm thấy được tự do tìm hiểu các thông tin họ mong muốn hay không? Người bạn trẻ thường xuyên truy cập internet thẳng thắn bộc bạch:

“Trong điều kiện Việt Nam cho tới tận thời điểm này, rõ ràng là không. Có một số trang web vẫn bị lọc, tường lửa ngăn cản. Dịch vụ internet ở Việt Nam thì theo lệnh nhà nước, bắt khách hàng phải trình chứng minh nhân dân, giấy tờ tuỳ thân trước khi vào truy cập net.”

Trong khi những người sử dụng net như anh bạn thanh niên này than phiền là bị hạn chế quyền tự do tìm hiểu thông tin, thì phía chính quyền vẫn luôn khẳng định là đã mở rộng tự do internet rất nhiều mà bằng chứng được đưa ra là số lượng các dịch vụ internet trong nước ngày càng gia tăng, người dân được phép truy cập vào các trang web nước ngoài.

Vẫn còn bị hạn chế

Đây phải chăng là những dấu hiệu chứng tỏ vòng vây siết chặt internet ở Việt Nam đã phần nào được nới lỏng? Anh Tâm cho biết thêm:

Thật sự đúng là như thế, nhưng còn rất nhiều nguồn thông tin bổ ích, quý giá khác bị hạn chế rất nhiều. Các trang web nói về nền dân chủ trên thế giới rất hay, nhưng ở Việt Nam người dân không tiếp cận được vì nhà nước không cho phép như trang web của đài RFA.

Các trang web này chỉ cần nói khác với đường hướng của nhà nước hoặc đưa ra những giải pháp không nằm trong chính sách của đảng cầm quyền ở Việt Nam thì ngay lập tức bị lọc ra, bị cấm đoán. Tôi muốn nói đến số lượng các trang web đó mới là quan trọng. Lấy một ví dụ để dễ so sánh giữa 2 nền tự do về internet giữa Việt Nam với nước khác.

Các trang web nói về nền dân chủ trên thế giới rất hay, nhưng ở Việt Nam người dân không tiếp cận được vì nhà nước không cho phép như trang web của đài RFA. Các trang web này chỉ cần nói khác với đường hướng của nhà nước hoặc đưa ra những giải pháp không nằm trong chính sách của đảng cầm quyền ở Việt Nam thì ngay lập tức bị lọc ra, bị cấm đoán.

Vừa rồi, tôi có dịp đi Campuchea, ngay thủ đô Phnompenh của xứ bạn, tôi thấy có một áp phích quảng cáo rất lớn, quảng cáo về BBC ở tầng số 100 MGz ở Phnompenh. Tôi nhìn vào bảng quảng cáo này hết sức ngỡ ngàng vì ở đất nước tôi chưa bao giờ thấy dám quảng cáo cho một đài nước ngoài một cách công khai, chính thức như vậy.”

Quả thật so với Trung Quốc, chính quyền Việt Nam hiện nay có chút cởi mở hơn trong vấn đề tự do internet. Vào cuối những năm 90, khi internet bắt đầu được người dân trong nước chú ý, việc truy cập net ở Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế.

Dần dà, nhận ra vai trò quan trọng của internet đối với đà phát triển kinh tế-xã hội trong thời đại kỹ thuật số, Hà Nội một mặt tỏ ra quan tâm nhiều hơn đến việc phát triển “nền dân trí công nghệ thông tin”, thế nhưng mặt khác, vẫn nỗ lực kiểm duyệt thông tin gắt gao hầu ngăn chặn các thông tin bất lợi.

Vì internet là phương tiện giúp mọi người vượt ra khỏi những giới hạn và mở rộng tầm mắt với thế giới bên ngoài, cho nên chính mạng lưới này đã trở thành cầu nối cho các làn sóng yêu chuộng dân chủ, những tiếng nói đối lập trong và ngoài nước. Đó cũng là lý do vì sao nhà nước luôn tìm cách ngăn cản hoặc giới hạn các nhà bất đồng chính kiến tiếp cận với internet.

Không ít trường hợp bị sách nhiễu, bắt bớ, giam cầm chỉ vì đương sự dám công khai bày tỏ tư tưởng chính trị trên mạng. Luật sư Nguyễn Văn Đài, một người hoạt động dân chủ tại Hà Nội, nhận xét về tự do internet ở Việt Nam:

“Đối với quan điểm của tôi, một người hoạt động dân chủ tại Việt Nam, những điều chính phủ nói rằng trong nước có tự do internet là hoàn toàn không chính xác. Bản thân tôi cũng như rất nhiều người hoạt động cho tự do- dân chủ- nhân quyền Việt Nam, đều bị cắt internet. Họ không cho phép chúng tôi được kết nối với thế giới bên ngoài.

Hơn nữa, đối với các tiệm net công cộng, họ đều dùng phần mềm khoá chặn những trang net có nội dung trái chiều với các thông tin chính phủ cộng sản Việt Nam đưa ra. Như vậy không thể nói ở Việt Nam có tự do thông tin được.

Người Việt Nam chỉ có thể truy cập vào các trang web có nội dung không đề cập đến vấn đề dân chủ nhân quyền, hay các vấn đề nhạy cảm khác. Ở Việt Nam hầu hết mọi người rất khó có thể tìm hiểu truy cập các thông tin đối lập với chính quyền cộng sản.”

Biện pháp đối phó

Trước những trở ngại từ phía chính quyền như vậy, những nhà tranh đấu dân chủ trong nước có những biện pháp gì hầu đối phó với sự kiểm duyệt gắt gao ấy? Luật sư Đài chia sẻ:

Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin hiện nay, mặc dù chính quyền kiểm soát gắt gao, dùng tường lửa ngăn chặn, thế nhưng chúng tôi vẫn có thể vượt đựoc qua tất cả những trở ngại đó. Chúng tôi dùng voicechat chẳng hạn.

“Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin hiện nay, mặc dù chính quyền kiểm soát gắt gao, dùng tường lửa ngăn chặn, thế nhưng chúng tôi vẫn có thể vượt đựoc qua tất cả những trở ngại đó. Chúng tôi dùng voicechat chẳng hạn.

Với phần mềm Skype, các cuộc trao đổi của chúng tôi hầu như được giữ bí mật, tương đối an toàn. Còn những trao đổi qua email thường an ninh có biện pháp ngăn chặn hay có những bản sao chép.”

Quan điểm được chính phủ Việt Nam đưa ra cho rằng tự do internet là người dân được phép truy cập bất cứ thông tin nào họ mong muốn, ngoại trừ các nội dung xấu, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Ý kiến của những người ủng hộ nhân quyền trước luận điểm này ra sao? Luật sư Đài, nhà tranh đấu dân chủ và cũng là người am tường về luật pháp khẳng định:

“Đã gọi là tự do thông tin thì người ta phải hiểu tự do đó một cách rộng rãi hơn, tức là người dân có thể được tiếp cận với tất cả thông tin trong và ngoài nước, trừ những thông tin kích động bạo lực, sử dụng võ lực, hay ảnh hửơng xấu đến đời sống thanh thiếu niên.

Còn những thông tin nói về tự do dân chủ, đấu tranh một cách ôn hoà, bất bạo động thì chúng tôi cho rằng hoàn toàn hợp lý và người dân Việt Nam có quyền tiếp cận để hiểu biết hơn về những gì đang xảy ra ở thế giới bên ngoài và cả trong nước mà báo chí không đựoc phép đưa tin.

Những thông tin đó hoàn toàn không có hại cho an ninh quốc gia, không có hại cho người dân vì khi họ biết được những thông tin đó, họ sẽ có sự hiểu biết, đánh giá, nhận xét rộng rãi hơn, đúng hơn về những gì đang diễn ra trên đất nước Việt Nam và họ biết được quyền của họ ra sao.

Còn việc chính phủ cho rằng các thông tin đó gây hại cho an ninh quốc gia, tôi cũng đọc kỹ luật lệ an ninh quốc gia Việt Nam. Những điều họ nói hoàn toàn không chính xác bởi vì an ninh quốc gia là một điều rất lớn, nó ảnh hưởng đến sự tồn vong của một dân tộc hay ảnh hửơng đến chiến tranh hay hoà bình.

Còn những việc liên quan đến việc cầm quyền của một đảng thì nên nhớ rằng an ninh của một đảng không phải là an ninh của cả một quốc gia. Khái niệm đó rất khác nhau, nhưng những người cộng sản luôn đồng hoá giữa an ninh của đảng cộng sản với an ninh quốc gia là một. Tôi cho rằng quan niệm đó không đúng và không chính xác.”

Trước những áp lực từ quốc tế trong giai đoạn hội nhập cùng với sự tiến bộ của khoa học trong thời đại công nghệ thông tin, người ta tin tưởng rằng “bức tường lửa” của chính quyền sẽ dần dần bị vô hiệu hoá, không đủ sức tiếp tục ngăn cản người dân Việt Nam tiếp xúc với thế giới dân chủ, tự do bên ngoài:

“Internet tại Việt Nam bị khống chế thế này thế kia, nhưng tôi tin rằng thời gian rồi sự giới hạn này cũng sẽ bị phá vỡ chứ không thể vĩnh cửu.”

Trà Mi tường trình từ Washington.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.