Tình trạng thiếu nhân công, mối bận tâm của nhiều doanh nghiệp
2007.03.29
Gia Minh, phóng viên đài RFA
Tình trạng thiếu nhân công đang là mối bận tâm của nhiều doanh nhiệp cả nhà đầu tư nước ngoài cũng như công ty trong nước. Vào khi mà nhiều người cần công ăn việc làm và nhà sản xuất cần công nhân thế nhưng dường như hai phía chưa gặp nhau để gắn bó quyền lợi bởi đối với nhiều công nhân Việt Nam hiện nay nếu có cơ hội họ sẵn sàng ‘dứt áo ra đi’ tìm công việc mới.

Thời điểm sau Tết Nguyên đán, khi nhiều công nhân về quê ăn tết và rồi không trở lại nơi làm việc cũ khiến nhiều cơ sở sản xuất thiếu nhân lực sản xuất phải chạy đôn chạy đáo kiếm người.
Điều này được một công nhân may ở Hóc Môn xác nhận: “Công nhân nghỉ về quê rồi ở lại luôn. Nhưng nếu họ lên trễ xin vào làm thì cũng được nhận lại.”
Nhu cầu tuyển dụng
Theo đánh giá của giới cung ứng nguồn lao động thì vào quí một năm nay nhu cầu tuyển lao động tăng 20% so với cùng kỳ năm ngóai. Thống kê của các trung tâm tuyển dụng lao động cho thấy số đặt hàng lao động nào cũng tăng chừng vài ngàn người.
Thực tế cho thấy trong giai đọan hiện nay nguồn lao động tại những nhà máy dệt may hay da giày phải làm việc cật lực mà lương không cao mấy so với họat động trong ngành dịch vụ nên nhiều công nhân tại các nhà máy luôn tìm cơ hội nhảy sang công việc với mức lao động bỏ ra có thể tương đương nhưng lương lại cao hơn.
Vấn đề lương được cho là nguyên nhân chính khiến người lao động có thể bỏ giữa chừng một công việc để sang làm cho một nơi khác. Anh Lê Trí Tuệ, một người theo dõi sinh họat của công nhân tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh, Bình Duơng, Đồng Nai nơi tập trung đa số các khu công nghiệp và chế xuất của cả nước cho biết về vấn đề lương:
Lao động giá rẻ chỉ thích hợp cho những ngành với hàm lượng công nghệ thấp nhưng nay thì các nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào những ngành công nghệ cao hơn nên họ mong muốn có nguồn lao động có chất lượng hơn nữa.
“Nói chung mức luơng thấp trong khi vật giá tăng liên tục nên đời sống công nhân khó khăn. Chủ thì cứ khất lần không tăng lương nên vừa qua tại Bình Dương cả mấy ngàn công nhân đã đình công.”
Thực tế cho thấy do thiếu công ăn việc làm, nhiều thanh niên từ các vùng nông thôn lúc đầu lên thành phố dễ dàng chấp nhận một mức lương thấp nằm trụ lại được ở thành phố.
Động cơ
Sau một thời gian, khi đã quen nước quen cái, họ biết so sánh điều kiện làm việc và lương của những bạn công nhân khác ở những cơ sở khác cùng làm một lọai công việc thì họ bắt đầu có những đòi hỏi cao hơn; trong khi đó người sử dụng lao động vẫn chậm trễ trong việc cải thiện tiền lương và điều kiện làm việc. Đó là một động cơ để người lao động tìm cơ hội tìm việc mới.
Đó là không kể đến nhiều trường hợp, có những nơi mà điều kiện làm việc qua gian khổ như thông tin mà một người lâu nay có tình hiểu tình hình lao động tại phía bắc cho biết: “Ví dụ tại Làng thép Đa Hội, hai ba công nhân phải thay sức kéo trâu bò để chuyển hai tại thép nặng cả tấn.”
Nhưng đó là tình hình lao động giản đơn, nay sau khi Việt Nam tham gia Tổ chức Thương Mại Thế giới WTO, tình hình cạnh tranh và điều kiện có khác khiến các doanh nghiệp và nhà đầu tư bắt đầu chuyển huớng sản xuất nhắm vào các mặt hàng có hàm lượng chất xám cao.
Như ngành dệt may từng cho biết phải sản xuất các mặt hàng thời trang chứ không thể làm hàng giá rẻ như lâu nay thì mới có cơ hội đứng vững trên thương trường quốc tế. Lợi thế nhân công giản đơn, lao động rẻ của Việt Nam không còn sức thu hút các nhà đầu tư nước ngoài nay cần có lớp lao động có trình độ hơn.
Chính một chuyên gia kinh tế trong nuuớc là ông Lê Đăng Doanh cũng thừa nhận về điều này: “Lao động giá rẻ chỉ thích hợp cho những ngành với hàm lượng công nghệ thấp nhưng nay thì các nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào những ngành công nghệ cao hơn nên họ mong muốn có nguồn lao động có chất lượng hơn nữa.”
Theo đánh giá của Sở Lao động Thương binh Xã hội thành phố Hồ Chí Minh thì chỉ còn chừng ba năm nữa những ngành nghề sử dụng lao động phổ thông ở mức cao như dệt may, da giày… sẽ giảm từ hơn 32% xuống còn 17%. Và hẳn nhiên tỷ lệ này sẽ giảm theo thời gian.
Nghịch lý
Một nghịch lý hiện nay là nhiều thanh niên từ các tỉnh lẻ, nông thôn, vùng sâu vùng xa đổ xô về các thành phố lớn để làm việc họ phải lao động rất nhiều giờ và việc dành thời gian để học hỏi nâng cao tay nghề là chuyện hầu như không thể đối với nhiều bạn. Dù rằng tại một số công ty cũng có các lớp huấn luyện nhưng chủ yếu là để phục vụ cho công tác sản xuất của họ mà thôi.
Cơ quan chức năng lo lĩnh vực dạy nghề và đào tạo nghề thì cũng chưa có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng với một tầm nhìn xa bắt kịp phát triển của nền kinh tế.
Ông Emmanuel Jimenez, giám đốc Phát triển nguồn nhân lực Vùng Đông Á và Thái Bình Dương, thuộc Ngân Hàng Thế giới cho biết ở cấp chính phủ thì Việt Nam có những chương trình cho việc phát triển nguồn nhân lực cho thanh niên để họ có thể tham gia thị trường lao động cao cấp; thế nhưng số thanh niên nông thôn và vùng sâu vùng xa chưa có thể tiếp cận những khóa đào tạo đó.
Trong khi ấu thì hầu như, việc dạy nghề lâu nay bị coi là chắp vá, chay theo nhu cầu thị truờng: mỗi khi có ngành nào ăn khách thì người ta lao vào; nhưng đến lúc ngừoi học ra trường ngành đó trở nên lỗi thời không còn là ngành mà học ra là có việc ngay nữa.
Ông Lê Đăng Doanh chỉ ra yêu cầu cấp bách trong việc đào tạo lao động tại Việt Nam hiện nay: “Việc làm đầu tiên là phải nỗ lực đào tạo các nguồn nhân lực có chất lượng cao, có chuyê môn; đây là cản ngại lớn cho thu hút đầu tư.”
Nếu không tạo ra đựoc một môi trường lao động ổn định cho dân chúng và nhất là lớp thanh niên chiếm đến cả 70% dân số thì các nhà quản lý xã hội khó đạt được những mục tiêu phát triển xã hội bền vững khác.
Những bài liên quan
- Đã vào WTO, nhưng giá hàng ngoại vẫn còn cao
- Giấy phép con, một trở ngại lớn cho kinh doanh GameOnline
- Ngành mía đường Việt Nam có phải đang trước nguy cơ phá sản?
- Việt Nam cần có một Toà Bảo Hiến để bãi bỏ những dự luật vi hiến
- Công nhân nước ngoài tại Hoa Kỳ làm việc “Gần Như Nô Lệ”
- Câu hỏi về nguồn nhân công rẻ mạt được đặt ra khi phong trào đình công tăng cao
- Giấc mộng đi Mỹ, một phương thức lừa đảo xuất khẩu lao động
- Phỏng vấn bà Virginia Foote về quan hệ mậu dịch Mỹ-Việt
- Hàng chục ngàn công nhân Việt Nam tiếp tục đình công