Trường Văn, phóng viên đài RFA
Tại cuộc hội thảo về “Báo cáo kết quả khảo sát 5 năm đầu gia nhập WTO của Trung Quốc” do Viện khoa học Xã hội Việt Nam phối hợp với Ban Chỉ đạo Chương trình hỗ trợ kỹ thuật hậu gia nhập WTO, tổ chức vào ngày 18 tháng 5 vừa qua tại Hà Nội, các hội thảo viên đều có nhận định là bài học thành công của Trung Quốc là kinh nghiệm quý đối với Việt Nam.

Để tìm hiểu thêm, Trường Văn phỏng vấn giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Hữu Chiếm, Trưởng khoa Quản lý Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên thuộc trường Đại học Cần Thơ về lãnh vực chuyên môn của ông. Trước hết, giáo sư Nguyễn Hữu Chiếm phát biểu:
Giáo sư Nguyễn Hữu Chiếm: Về tình hình của môi trường Đồng bằng sông Cửu Long đặc biệt là việc nuôi cá tra hiện tại thì việc gia nhập WTO mình cũng học được nhiều ở Trung Quốc vì họ đi trước mình 10 năm do đó có nhiều bài học mình học tập được nhưng nói chung thực hành cũng không dễ.
Có nhiều khi mình nói Thái Lan, mình nói Trung Quốc nhưng cuối cùng nhìn tới nhìn lui do nguồn kinh phí do lực bất tòng tâm nhiều khi mình không giải quyết được. Rất tiếc đó là bài học nguy hiểm cho mình trong giai đọan tới nhưng cuối cùng mình cũng đi dậm chân giống hệt như là của các nước khác như Trung Quốc, như thành phố Hồ Chí Minh hiện tại của chúng ta.
Do đó tôi nghĩ rất là khó nhưng để học được bài học kinh nghiệm của mình thì bây giờ trong sản xuất thì cần phải liên kết giữa kinh tế, xã hội và môi trường. Đó là cái mình biết. nếu kinh tế phát triển, môi trường không phát triển, xã hội không phát triển cũng chết. Do đó cái kiềng 3 chân đó đòi hỏi phải gắn kết rất chặt chẻ.
Các nhà khoa học, các người làm chuyên môn đều hiểu biết điều đó nhưng mà điều kiện kinh tế bây giờ quá mạnh so với 2 điều còn lại đó là môi trường và xã hội.
Trong điều kiện gia nhập WTO tôi cũng có nói với các nhà lãnh đạo trong ĐBSCL là bây giờ làm bất kỳ chuyện gì mà nếu trong giai đọan tới, khi gia nhập nếu chất lượng của mình không riêng gì về lãnh vực nông nghiệp mà tất cả các mặt hàng khác, nếu mình làm không có nghĩ đến cái kiềng 3 chân mà tôi mới vừa trình bày thì mình sẽ rối rắm nhất là về chất lượng của sản phẩm làm ra thí dụ như là sản phẩm cá hoặc là lấy cái sản phẩm do công nghiệp mình đưa ra nhưng mà một nước nó nhập hàng của mình thì họ cũng phải xem quá trình thực hiện của mình, sản phẩm làm ra có ảnh hưởng môi trường hay không thì nó mới mua.
. Tôi quan tâm cái đó. Bên cạnh những cái chất lượng và kể cả những người sử dụng những nhân công đó. Ngân hang thế giới khi mà cho tiền mình thì họ không những chỉ ký họ cho mà họ đánh giá lại xem là tiền mình đem về có thực hiện đúng những tiêu chí của mình hay không, có thực sự phục vụ cho con người và bảo vệ môi trường hay không.
Thành ra điều đó mình phải hết sức cẩn thận, chất lượng phải đưa lên hàng đầu trước. Làm cái gì phải chú trọng đến chất lượng. Chất lượng sẽ quyết định vấn đề môi trường.
Trường Văn: Thưa giáo sư, giáo sư nói là các nước đều chú trọng đến vấn đề sản xuất của mình có làm tổn hại đến môi trường hay không tức là họ có thể cử người sang Việt Nam để xem về qui trình công nghệ, hay qui trình nuôi con này, trồng cây kia có phải không?
Giáo sư Nguyễn Hữu Chiếm: Chắc là như vậy. Tôi nghĩ là họ sẽ đến vì các nước giàu rất chú trọng đến sức khỏe. Lúc đầy đủ về vật chất rồi thì họ nghĩ đến ăn cho ngon. Do đó là nếu trong chiến lược sắp tới của mình mà không chú trọng đến kim chỉ nam của mình là chất lượng thì mình sẽ không xuất hàng được nữa thì mình sẽ rối rắm.
Trường Văn: Thưa giáo sư, giống như các nước khi nhập hàng xuất khẩu của các nước khác thì họ chú trọng đến những shop may mặc không đủ điều kiện vệ sinh thì họ không nhận hàng của những công ty đó cũng như đối với những công ty dùng con nít trong sản xuất thì họ không nhận sản phẩm của các công ty này thành ra Viêt Nam phải quan tâm đến môi trường của các nơi sản xuất cũng như chất lượng phải không giáo sư?
Giáo sư Nguyễn Hữu Chiếm: Đúng. Tôi quan tâm cái đó. Bên cạnh những cái chất lượng và kể cả những người sử dụng những nhân công đó. Ngân hang thế giới khi mà cho tiền mình thì họ không những chỉ ký họ cho mà họ đánh giá lại xem là tiền mình đem về có thực hiện đúng những tiêu chí của mình hay không, có thực sự phục vụ cho con người và bảo vệ môi trường hay không.
Tôi cũng mới vừa làm đánh giá về các tiểu dự án cho mấy hộ sản xuất nông dân. Ngân hàng thế giới cho vay rồi ngân hàng cho lại người dân vay rồi đánh giá mấy nông hộ họ sản xúât, nuôi cá, nuôi heo, buôn bán nhỏ có ảnh hưởng đến môi trường hay không.
Trường Văn: Thành ra mối quan tâm lớn nhất của Việt Nam không những là về sản lượng làm ra mà tất cả các qui trình đều phải phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế phải không giáo sư?
Giáo sư Nguyễn Hữu Chiếm: Tôi nghĩ cái đó là cái hàng đầu của mình. Về lâu về dài có bền vững hay không là chỗ đó.
Trường Văn: Theo như giáo sư thì bây giờ làm sao thực hiện những cam kết đã ký khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới về mọi vấn đề.
Giáo sư Nguyễn Hữu Chiếm: Trước hết là nhà nước phải đứng ra để có luật, qui chế riêng về vấn đề chất lượng. Nhìn chung thì nhà nước Việt Nam cũng đang làm ráo riết việc đó. Ví dụ như vấn đề nước tương hổm rày như anh đã biết. Nhưng mà còn nhiều lắm, còn nhiều chuyện phải làm dữ lắm.
Đặc biệt là tôi có đề nghị chính phủ phải dành ưu tiên làm chính sách là một, thứ hai nữa là phải chuyển dịch về chuyện chất lượng đó.. Nhà nước phải chỉ đạo làm chuyện đó mới được. Tức là nhà nước phải công minh. Giống như là một dự án, chương trình thì phải có phần đánh giá dự án, hay là lập cái audit thì mọi chuyện mới xong xuôi được, mới giải quyết tốt được.
Do đó nhà nước phải là người đứng ra làm chính sách cho chặt đồng thời cũng là người kiểm sóat và quản lý chất lượng đầu ra và đầu vào. Tại vì tư nhân thường thường họ chạy theo lợi nhuận kinh tế trước mắt.
Nếu hàng không đạt yêu cầu, nhà nước cấm không cho xuất thì lúc nó nhà sản xuất họ tự cảm thấy là họ cần phải thay đổi tư duy, thay đổi qui trình sản xuất làm sao để đưa ra chất lượng tốt nhất.
Trường Văn: Xin cám ơn giáo sư nhiều lắm đã dành thì giờ cho chúng tôi.