Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA
11 sáng ngày mai, cuộc gặp gỡ được xem là lịch sử giữa Ðức Giáo Hoàng Biển Ðức Thứ 16 và Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng sẽ diễn ra ở Vatican.

Tiếp tục loạt bài tìm hiểu dư luận, hôm nay chúng tôi xin gửi đến quý thính giả cuộc nói chuyện giữa Ðài Á Châu Tự Do với ông Trần Phong Vũ, một nhà phân tích tôn giáo được nhiều người trong cũng như ngoài nước biết đến.
Ngoài chức năng chủ biên nguyệt san Diễn Đàn Giáo Dân, ông còn là tác giả một số sách biên khảo về Công Giáo như “Thánh Thể, Trung Tâm Đời Sống Giáo Hội”, “Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Vĩ Nhân Thời Đại”. Cuộc phỏng vấn do Nguyễn Khanh thực hiện.
Nguyễn Khanh: Trước hết thay mặt cho quý thính giả xin cám ơn ông đã bỏ thì giờ để nói chuyện với chúng tôi. Câu h ỏiđầu tiên của chúng tôi là theo ông thì trong bối cảnh nào Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam đã có bước đột phá chính trị qua quyết định viếng thăm Ðức Giáo Hoàng?
Trần Phong Vũ: Tôi nghĩ rằng cái bối cảnh của một đất nước, một chế độ cho dầu vẫn còn mang cái vỏ là Xã Hội Chủ Nghĩa như Việt Nam hiện nay, nhưng khi vì xu thế không thể đảo ngược với trào lưu chung và phải mở ra với cộng đồng thế giới - mà sự gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới (WTO) mới đây là một điển hình - thì bắt buộc họ phải hành xử như thế thôi.
Ðiều Hà Nội rất cần ngay trong lúc này là chứng tỏ cho thế giới thấy là họ có quan hệ bình thường với mọi quốc gia, nhất là những thế lực biểu tượng cho tình thần, cho niềm tin tôn giáo.
Thế nên, việc Thủ Tướng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng sang thăm Vatican và triều yết Ðức Giáo Hoàng Biển Ðức Thứ 16 là chuyện phải xảy ra. Tôi nghĩ như vậy.
Điều hiển nhiên, theo tôi, mục tiêu lớn nhất mà Hà Nội muốn nhắm đến trong cuộc diện kiến vị lãnh tụ tinh thần tối cao của thế giới Công Giáo tại Vatican là để củng cố thế đứng của chế độ trên trường quốc tế.
Nguyễn Khanh: Như thế, theo ông đâu là mục tiêu lớn nhất mà phái Việt Nam nhắm đến trong chuyến viêng thăm này?
Trần Phong Vũ: Điều hiển nhiên, theo tôi, mục tiêu lớn nhất mà Hà Nội muốn nhắm đến trong cuộc diện kiến vị lãnh tụ tinh thần tối cao của thế giới Công Giáo tại Vatican là để củng cố thế đứng của chế độ trên trường quốc tế.
Dĩ nhiên chúng ta cũng không thể loại trừ mưu toan của họ là nhằm thu phục lòng tin của 7 triệu người công giáo ở Việt Nam. Câu hỏi được đặt ra là nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội có đạt được mưu tính này hay không thì lại là chuyện khác.
Chính sách của Vatican
Nguyễn Khanh: Thế còn phía Tòa Thánh Vatican thì sao? Liệu có thể coi biến cố sắp xảy ra là một sự thay đổi về chính sách của Tòa Thánh đối với chế độ cộng sản Việt Nam hay không?
ÐÁP: tôi không nghĩ như thế. Chúng ta đừng quên chủ trương bất di dịch của Giáo Hội Công Giáo là mưu tìm phúc lợi cho con người, nói chung, trong đó có người công giáo, bất kỳ là Việt Nam hay bất cứ nơi nào trên thế giới.
Cũng vì thế trong hơn 3 thập niên qua, Tòa Thánh Vatican đã luôn tìm mọi dịp để bắt nhịp cầu với Việt Nam, trực tiếp là với tập thể công giáo. Trong thời gian đó, có tới 14 phái đoàn đại diện Tòa Thánh đến Việt Nam. Ðến để làm gì?
Trước hết là để bảo đảm đời sống đức tin của người công giáo, kế đến là phát triển tính người ở một chế độ được coi là kẻ thù của dân chủ, tự do, của tôn giáo, tín ngưỡng. Thủa sinh thời, Ðức Giáo Hoàng Gioan Phao Lồ Ðệ Nhị từng nhấn mạnh “phúc lợi con người là đường đi, là mục tiêu hàng đầu” mà Giáo Hội Công Giáo phải nhắm tới.
Vì thế theo tôi, sự kiện Vatican đón một vị Thủ Tướng Cộng Sản sang triều yết Ðức Giáo Hoàng Biển Ðức 16 không có nghĩa là Tòa Thánh thay đổi chinh sách đối với Hà Nội.

Nguyễn Khanh: Nghe ông nói, tôi có cảm tưởng là ông nghĩ chuyện thiết lập bang giao giữa Việt Nam và Tòa Thánh Vatican sẽ không xảy ra???
Trần Phong Vũ: Tôi nghĩ vấn đề thiết lập bang giao giữa Việt Nam và Tòa Thánh Vatican có thể xảy ra, chuyện còn lại là sớm hay muộn mà thôi. Dựa vào cung cách hành xử thường dựa vào Bắc Kinh của Hà Nội thì từ lâu người ta vẫn nghĩ rằng sở dĩ Việt Nam không thiết lập quan hệ với Vatican chỉ vì không dám qua mặt quan thày Trung Cộng.
Cũng vì thế chúng ta hãy kiên nhẫn chờ xem kết quả cuộc yết kiến Ðức Giáo Hoàng Biển Ðức Thứ 16 mà ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng thực hiện vào ngày 25 tháng này.
Nguyễn Khanh: Ông vừa nói đến Bắc Kinh. Muốn hỏi ông tại sao trong khi Hà Nội nhích lại gần với Vatican thì mối liên hệ giữa Bắc Kinh và Tòa Thánh vẫn tiếp tục giá lạnh?
Trần Phong Vũ: Chúng ta đừng quên vị thế và hoàn cảnh hoàn toàn khác nhau giữa hai Giáo Hội Công Giáo Trung Hoa và Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Trong khi ở Hoa Lục, Chính Quyền Bắc Kinh đã lập được một giáo hội tự trị mà họ khống chế, cho dù là thiểu số, thì ở Việt Nam dù đã dồn hết sức lực trong suốt mấy chục năm qua, Hà Nội vẫn chưa hoàn toàn nắm được một vị Giám Mục nào, ngoài một số Linh Mục quốc doanh, quy tụ chung quanh cái gọi là Ủy Ban Ðoàn Kết Công Giáo Yêu Nước.
Vì thế giữa Vatican và Hà Nội vẫn có những trao đổi thường xuyên, nhưng chúng ta cũng đừng quên là hiện nay, vấn đề Giáo Hội Công Giáo Trung Hoa vẫn đang được Tòa Thánh đặc biệt quan tâm.
Theo bản tin của hãng thông tấn Zenit loan báo mà tôi mới đọc được hôm Chủ Nhật 21 tháng Giêng vừa qua cho biết là Tòa thánh Vatican có triệu tập một phiên họp quan trọng, rất có thể Ðức Giáo Hoàng Biển Ðức sẽ có thư riêng gửi các nhà lãnh đạo của Bắc Kinh.
Đức giáo hoàng sẽ sang thăm VN?
Tôi nghĩ rằng mới đây khi Ðức Giáo Hoàng Biển Ðức Thứ 16 sang thăm quốc gia Hồi Giáo Thổ Nhĩ Kỳ giữa những dấu hiệu dữ nhiều lành ít, thì Ngài cũng không ngần ngại nhận lời sang thăm Việt Nam, nếu được mời.
Nguyễn Khanh: Ông có nghĩ đến triển vọng Ðức Giáo Hoàng Biển Ðức đến thăm Việt Nam trong tương lai hay không?
Trần Phong Vũ: Tôi nghĩ rằng mới đây khi Ðức Giáo Hoàng Biển Ðức Thứ 16 sang thăm quốc gia Hồi Giáo Thổ Nhĩ Kỳ giữa những dấu hiệu dữ nhiều lành ít, thì Ngài cũng không ngần ngại nhận lời sang thăm Việt Nam, nếu được mời.
Và nếu điều này xảy ra thì tôi nghĩ không chỉ tạo thuận lợi cho các tín đồ Công Giáo Việt Nam, mà còn góp phần tích cực vào những nỗ lực vận động, đấu tranh cho tự do, dân chủ, bao gồm cả tự do tôn giáo trên đất nước chúng ta.
Nguyễn Khanh: Ông nghĩ chuyến viếng thăm này có thể thành hình nội trong năm nay không?
Trần Phong Vũ: Chuyện này còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố. Yếu tố thời gian, lúc nào thì ngay bây giờ chúng ta chưa có thể nắm bắt được. Chắc chắn cả hai bên, cả Tòa Thánh Vatican lẫn Chính Phủ Hà Nội còn phải cân nhắc, phải dự tính, và phải dựa vào một số điều kiện khác nữa mà ngay lúc này, chúng ta chưa thể nắm chắc được.
Nguyễn Khanh: Xin cám ơn ông Trần Phong Vũ cho buổi nói chuyện hôm nay.