Đại biểu Quốc Hội VN: nên chấm dứt quản lý người dân bằng hộ khẩu
2005.05.14
Nam Nguyên, phóng viên đài RFA
Chế độ quản lý con người bằng hộ khẩu ở Việt Nam có thể sắp được cải tổ. Trong phiên họp hiện nay ở Ba Đình Hà Nội, các đại biểu quốc hội Việt Nam đã phê bình chính phủ là không tôn trọng quyền tự do cư trú và hạn chế quyền dân sự của người dân bằng hình thức Sổ Hộ Khẩu.

Hộ khẩu và chính sách quản lý con người qua đó, được nhà nước cộng sản áp dụng từ năm 1954 ở miền Bắc và ở miền Nam từ năm 1976 sau khi đất nước thống nhất. Hộ khẩu thực chất chỉ là một cuốn sổ ghi chú những người cùng cư trú chung tại một căn nhà, một hộ gia đình.
Nhà nước Việt Nam căn cứ vào đó để quản lý dân số, tình trạng cư trú, thực tế phân bổ dân cư để đề ra các chính sách kinh tế thích hợp. Nhưng nếu quan niệm đó được chính quyền các các cấp hiểu theo nghĩa này, thì đã chẳng xảy ra những chuyện người dân phải chạy chọt nhiều cây vàng để nhập hộ khẩu về thành phố.
Lá bùa hộ mạng
Bao nhiêu năm qua hộ khẩu gần như là lá bùa hộ mạng, mà nếu không có nó người dân không thể có cơ hội thực hiện quyền cư trú, quyền làm việc, kết hôn hợp pháp, sở hữu tài sản, nói chung là mọi thứ cần thiết của cuộc sống.
Một người dân ở TP.HCM cho biết: “ Không có hộ khẩu không thể chứng giấy tờ khi mua bán xe cộ nhà cửa xin việc làm, đăng ký kết hôn…chẳng khác nào sống ngoài vòng pháp luật không làm được cái gì cả.”
Không có hộ khẩu không thể chứng giấy tờ khi mua bán xe cộ nhà cửa xin việc làm, đăng ký kết hôn…chẳng khác nào sống ngoài vòng pháp luật không làm được cái gì cả.
Trong kỳ họp thứ bảy quốc hội khoá 11 đang diễn ra ở Hà Nội , nhân khi thảo luận dự án luật dân sự sửa đổi, nhiều đại biểu quốc hội tỏ ra bức xúc về vấn đề quản lý hộ khẩu trên toàn quốc. Dù rằng quốc hội Việt Nam gồm các đại biểu do đảng cử dân bầu, nhưng ý kiến của các vị đại biểu mà phần lớn là cán bộ viên chức nhà nước, cũng có nhiều sự kiện đáng lưu tâm.
Theo Tin Nhanh Việt nam, đại biểu Phạm Chuyên, đương kim giám đốc công an thành phố Hà Nội, nhìn nhận rằng chính quyền Việt Nam quản lý người dân theo cách thức đối phó, thông qua hộ khẩu, hoặc các hình thức KT 3, KT 4. Ông Phạm Chuyên cho rằng, tất cả những qui định về hộ khẩu đã và đang hạn chế quyền dân sự của người dân.
Chế độ KT3
Chế độ KT 3, dành cho những người nhập cư từ địa phương khác, mà không được chính thức nhập hộ khẩu tại nơi đến. Người cư trú theo diện KT 3 thực tế không được hưởng các quyền về nhân thân của mình kể cả quyền có tài sản.
Trên nguyên tắc diện KT 3 có thể được nhập hộ khẩu sau 5 năm cư trú liên tụcvà phải có việc làm ổn định. Tuy vậy trên thực tế việc nhập hộ khẩu cho tới hiện nay vẫn là một rào cản khó lòng vượt qua đối với nhiều người dân Việt Nam.
Nói vậy không phải vậy, dân nhập cư về Saigon đông lắm…quốc hội đề nghị nới lỏng quản lý hộ khẩu…nhưng đi vào thực tế mới thấy không phải dễ…dân các tỉnh nhập hộ khẩu Saigon đâu có dễ, có nhà cửa việc làm ổn định cũng chưa chắc
Một nữ công dân TP.HCM nhận xét: “Nói vậy không phải vậy, dân nhập cư về Saigon đông lắm…quốc hội đề nghị nới lỏng quản lý hộ khẩu…nhưng đi vào thực tế mới thấy không phải dễ…dân các tỉnh nhập hộ khẩu Saigon đâu có dễ, có nhà cửa việc làm ổn định cũng chưa chắc …có người hộ khẩu Bến Tre vào diện KT 3 ở Saigon 10 năm cũng chưa cho nhập hộ khẩu…”
Tại sao, một chính sách quản lý kéo dài nửa thế kỷ nay mới được quốc hội phê phán yêu cầu sửa đổi, và đề nghị ghi vào bộ luật dân sự. Theo lời đại biểu quốc hội thiếu tướng công an Phạm Chuyên, phương thức quản lý nhân khẩu của Việt Nam đã lạc hậu, thậm chí còn gây khó khăn cho người dân.
Ông Phạm Chuyên nhấn mạnh rằng, ngày nay cơ quan nhà nước không thể đặt mục tiêu quản lý cao hơn mục tiêu vì quyền lợi chính đáng của người dân.
Con đường nào để quản lý dân sự?
Vậy thì trong tương lai nhà nước Việt Nam sẽ đi theo con đường nào để quản lý dân sự. Là giám đốc sở công an Hà Nội, đại biểu quốc hội Phạm Chuyên cho rằng Việt Nam nên tham khảo các nước phát triển, theo đó các nước quản lý con người rất nhẹ nhàng, chỉ cần một loại thẻ an sinh thôi.
Mỗi công dân có một số hiệu riêng gọi là số an sinh xã hội, đi theo mình cho tới khi chết. Khi công dân xin cấp số an sinh xã hội, mọi dữ kiện cá nhân được lưu vào máy điện toán. Chính quyền địa phương bất cứ nơi nào đều có thể truy cập dữ liệu đó.
Bạn nghĩ gì về vấn đề này? Xin email về Vietnamese@www.rfa.org
Tuy vậy ông Phạm Chuyên nhận định rằng, Việt Nam cần thời gian để tiến tới quản lý con người theo cách đó, vì cần đầu tư cả kỹ thuật lẫn con người, để có bộ máy quản lý bằng kỹ thuật cao, bằng công nghệ thông tin.
Đối với ý kiến của một số đại biểu quốc hội, trong đó có bà Nguyễn Thị Kim Thoa đơn vị Bình Dương, cho rằng người dân chỉ cần có chứng minh thư là đủ, thiếu tướng Phạm Chuyên nhận định, chứng minh thư nhân dân hiện nay chưa thể thay thế hoàn toàn cho hộ khẩu, vì loại thẻ đó chưa thể hiện đầy đủ các yếu tố cần thiết.
Hộ khẩu không còn hiệu quả
Ông Phạm Chuyên cho rằng, nên chuyển chứng minh thư nhân dân thành thế cư trú hoặc thẻ an sinh thì hộ khẩu không còn cần thiết nữa.
Trong một cuộc phỏng vấn của Nam Nguyên, ông Trần Anh Tuấn trưởng phòng công chứng số 3 ở TP.HCM, nhìn nhận một thực tế là một số công chứng viên thường đòi người dân xuất trình sổ hộ khẩu trong khi thủ tục công chứng không qui định bắt buộc.
Ông Trần Anh Tuấn tán dương các ý kiến của các đại biểu quốc hội tiến tới chấm dứt quản lý con người bằng chế độ hộ khẩu:
Điều đó quá tốt, qua đó người ta có thể mở rộng các quyền dân sự…nếu như có cách quản lý khác thay vì hộ khẩu, thì cách đó sẽ thể hiện được nơi cư trú của người dân…
“Điều đó quá tốt, qua đó người ta có thể mở rộng các quyền dân sự…nếu như có cách quản lý khác thay vì hộ khẩu, thì cách đó sẽ thể hiện được nơi cư trú của người dân…Phòng công chứng không cần hỏi vấn đề đó nữa…”
Rõ ràng là, trong xu thế hội nhập hiện nay nhà nước Việt Nam không thể tiếp tục áp dụng các qui định lạc hậu nhằm hạn chế các quyền cơ bản của con người. Chưa kể trên thực tế, chế độ hộ khẩu chỉ thích hợp với thời kỳ thực phẩm tem phiếu cùng lúc với sổ dầu, sổ gạo, sổ nhận tiền hàng quà biếu từ nước ngoài, các loại sổ này đã bị loại trừ ra khỏi đời sống xã hội theo sự phát triển chung.
Theo số liệu chính thức dân số Hà Nội 3 triệu người, nhưng trong đó có tới gần 400 ngàn người không có hộ khẩu. Còn ở TP.HCM nhân khẩu cư trú là 6 triệu người nhưng có tới 2 triệu người là dân nhập cư sống không hộ khẩu.
Xem ra việc các địa phương dùng hộ khẩu để làm rào cản ngăn cấm dân nhập cư không còn hiệu quả nữa. Người dân Việt nam đang trông chờ một sự cải tổ thích hợp, để họ có thể thực hiện quyền hiến định của mình, ít nhất là trên phương diện tự do cư trú.
Những bài liên quan
- Đọc giả nghĩ gì về chiến dịch chống tham nhũng ở Việt Nam?
- Giáo sư Nguyễn Thiện Tâm chỉ trích giới lãnh đạo đảng CSVN
- Mặt trái chiếc huân chương "Chiến Thắng"
- Ông Trần Đại Sơn nói về cuộc họp do ông Nông Đức Mạnh chủ trì vừa qua
- Nội dung bài khảo luận của đảng viên Cộng sản kỳ cựu Hoàng Tùng
- Nhà cách mạng lão thành Phạm Văn Xô và những lá thư gửi Bộ Chính Trị
- Thực hư trong dư luận về những lá thư kiến nghị gửi lên trung ương đảng
- Làm thế nào để “chữa trị căn bệnh” tham nhũng có hiệu quả?
- Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang bị những người xưng là thương binh đến xách nhiễu, đe dọa
- Nhà văn Hoàng Tiến cho biết diễn tiến và kết quả của Hội nghị Trung ương 11
- Giáo sư Trần Văn Hà chỉ trích đảng CSVN là một đảng cầm quyền toàn trị
- Ông Hoàng Minh Chính nhận định về bài phát biểu của ông Lê Đăng Doanh
- Thủ tướng Phan Văn Khải kêu gọi báo chí góp phần chống tham nhũng tiêu cực
- Tổ chức Minh bạch Quốc tế: Việt Nam đã khá hơn
- Nhận định của Giáo sư Trần Khuê về bài thuyết trình của TS Lê Đăng Doanh (I)