Việt Nam dự tính tăng phí bệnh viện từ năm 2006
2005.10.13
Thanh Trúc, phóng viên đài RFA
Bộ y tế Việt Nam đề nghị chính phủ tăng chi phí bệnh viện bắt đầu năm 2006 để tiến tới việc thu viện phí vừa đúng vừa công khai, giải quyết vấn đề phí ngầm, đồng thời nâng cao chất lượng chữa trị cho người bệnh. Thanh Trúc hỏi ý kiến một hai người trong nước để tìm hiểu suy nghĩ của họ về chuyện này.
Trong đề nghị tăng viện phí trình lên chính phủ hôm thứ Tư, Bộ y tế Việt Nam cho rằng đã tới lúc nên điều chỉnh giá tiền bệnh viện mà bệnh nhân phải trả vì nếu cứ giữ mức phí thấp như hiện nay thì vô tình tạo bao cấp không đúng đối với người có khả năng tài chánh, trong lúc người có hòan cảnh khó khăn thì chịu dịch vụ thấp.
Chi phí ngầm
Mục đích thứ hai của việc tăng viện phí là giúp người bệnh không còn phải lo lắng về mặt phí ngầm để mong được cung cấp dịch vụ tốt hơn.
Nếu được chính phủ chấp thuận thì kế hoạch tăng viện phí sẽ được áp dụng từ ngày 1 tháng Giêng 2006 trở đi.
Phát biểu về tin mới nhất này, từ thành phố Hồ Chí Minh, bác sĩ Giang, giải thích là thực tế thì chế độ chữa trị trong các bệnh viện ở Việt Nam phần lớn được bao cấp, có nghĩa là: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Tóm lại qua giải thích của bác sĩ Giang thì tuy có nhiều trường hợp người dư dã bỏ tiền ra mua dịch vụ tốt hơn khi vào nhà thương để điều trị, nhưng việc tăng viện phí để giải quyết vấn đề phí ngầm cũng là điều không có lợi nói chung cho tất cả mọi người nhất là trong lúc này.
Bạn nghĩ gì về việc này? Nên hay không nên tăng viện phí? Xin email về Vietnamese@www.rfa.org
Tăng thêm gánh nặng
Một cư dân cũng ở thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ với đài Á Châu Tự Do rằng tăng viện phí là tăng thêm gánh nặng đối với người bệnh ít tiền mà không có bảo hiểm y tế, bởi thực chất tiền nhập viện để được chữa trị ở Việt Nam đắt chứ không rẻ: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Về khoản gọi là phí ngầm, người phụ nữ này cho biết: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Theo Bộ y tế Việt Nam, nếu viện phí không được điều chỉnh đúng mức thì không phù hợp với chính sách bảo hiểm y tế mới, mà hậu quả là quĩ bảo hiểm y tế thì kết dư lớn trong khi bệnh viện không đủ thu nhập để chi cho những dịch vụ khám và chữa bệnh.
Bộ Y tế Việt Nam còn cho hay là hiện có khoảng 600 dịch vụ khám và chữa bệnh mới phát sinh mà chưa có qui định về mức thu.
Những bài liên quan
- Giải Nobel Y Học 2005 và tìm hiểu thêm về bệnh viêm loét dạ dày
- Nguy cơ thiếu đói của nông dân ở những vùng bị ảnh hưởng bão số 7
- Cần có một giải pháp chiến lược cho đồng ruộng bị nhiễm mặn do vỡ đê
- Dinh dưỡng (phần 2)
- Ðại dịch cúm 1918 do Virus cúm gia cầm gây nên
- Đường truyền HIV từ mẹ sang con
- Trồng dứa Cayenne: Nông dân thua lỗ
- Dinh dưỡng và sức khoẻ
- Trận lũ kinh hoàng qua lời kể của một cư dân tại Nghĩa Lộ
- Tỉnh Yên Bái bị ảnh hưởng mạnh bởi trận cuồng phong số 7.
- Lần đầu tiên liên doanh 6 công ty cổ phần xây dựng Nhà Máy Nước Thủ Đức
- Chim cò bị tàn sát ở vùng Đồng Bằng sông Cửu Long
- Mô hình nuôi cá rô phi giúp người nghèo kiếm thêm thu nhập
- Vì sao người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long không muốn di tản tránh lũ?
- Lợi hay hại đối với sản phẩm bao bì tự phân huỷ sinh học
- Cư dân Sài gòn và Hà Nội khiếu nại về nước dùng nhiễm bẩn
- Mức lương tối thiểu tăng không theo kịp vật giá thị trường
- Trả lời thính giả, Lá lách có nhiệm vụ gì?
- Tỷ lệ người bị bệnh nan y ngày càng tăng tại Việt Nam
- Hoa Kỳ dự định triệu tập hội nghị cấp cao phòng chống cúm gia cầm