Tổ chức Nhân Quyền quan ngại về cuộc sống của trẻ em bụi đời trước ngày khai mạc APEC ở Hà Nội

Đỗ Hiếu, phóng viên đài RFA

Tổ Chức Nhân Quyền Human Rights Watch vừa ra thông báo cho hay, trong thời gian chuẩn bị thượng đỉnh APEC, Hà Nội đang ráo riết ruồng bắt trẻ bụi đời, đưa các em về trại tập trung, để tạo bộ mặt khang trang với khách nước ngoài, đến từ 21 nền kinh tế trên địa cầu.

ChildrenBegger200.jpg
Bé trai kéo bố đi xin trên đường phố Hà Nội hôm 2-5-1999. AFP PHOTO

Để tìm hiểu thêm chi tiết, đài chúng tôi hỏi chuỵên bà Sophie Richardson, phó giám đốc đặc trách Châu Á của Human Rights Watch. Đỗ Hiếu phỏng vấn, Thanh Trúc chuyển ngữ.

Đỗ Hiếu: Vì sao Human Rights Watch quan tâm đặc biệt tới số hàng vạn trẻ bụi đời không nơi nương tựa ở Việt Nam hiện giờ, thưa bà ?

Bà Sophie Richardson: Human Rights Watch chúng tôi lưu ý công luận quốc tế sau khi đã dành thời gian nghiên cứu, tìm hiểu sự thật, tiếp xúc với nhân chứng và từ đó nắm đầy đủ bằng chứng cho thấy sự đối xử khắc khe từ chánh quyền Hà Nội đặc biệt là dành cho trẻ em bụi đời. Các em cho biết là bị bỏ đói, hành hạ và bị giam giữ không khác gì những phạm nhân người lớn.

Trước những hội nghị quốc tế diễn ra ở Hà Nội thì hầu như tình trạng ruồng bắt, giam cầm, vét sạch còn bi đát hơn ngày thường, và tệ trạng đó xảy ra từ bao nhiêu năm rồi. Bởi các lý do vừa trình bày, chúng tôi thấy cần phải gấp rút lên tiếng tức khắc hầu tránh việc đàn áp, bắt bớ trẻ con tái diễn, trước khi khai mạc APEC ở Hà Nội.

Tuy nhiên, dù có cố gắng lên tiếng và can thiệp thì qua báo cáo do nhân viên đánh đi từ Việt Nam cho hay là công an đang ráo riết rà soát các nẻo đường Hà Nội để truy bắt trẻ bụi đời, mà tổng số có thể lên tới trên 1,300 em.

Human Rights Watch chúng tôi lưu ý công luận quốc tế sau khi đã dành thời gian nghiên cứu, tìm hiểu sự thật, tiếp xúc với nhân chứng và từ đó nắm đầy đủ bằng chứng cho thấy sự đối xử khắc khe từ chánh quyền Hà Nội đặc biệt là dành cho trẻ em bụi đời. Các em cho biết là bị bỏ đói, hành hạ và bị giam giữ không khác gì những phạm nhân người lớn.

Đỗ Hiếu: Bà có thể tóm luợc một số trường hợp điễn hình do RSF ghi nhận về số phận và cuộc sống kém may mắn của trẻ em bụi đời ?

Bà Sophie Richardson: Báo cáo của chúng tôi được đúc kết sau khi đã nắm đầy đủ bằng chứng , sự kiện, tài liệu về những gì đả xảy ra tại những trại tập trung được đặt cho cái tên hấp dẫn người nghe là "Trung tâm bảo vệ xã hội".

Một số trẻ bụi đời sau khi may mắn thóat ngục tù ấy kể lại cho nhân viên tổ chức chúng tôi là các em bị ngược đải, đánh đập tàn nhẩn, bị nhốt chung buồng với can phạm người lớn. Mỗi ngày sống chặt chội trong nhà giam giam suốt 23 giờ đồng hồ, và chỉ được ra ngoài hít thở không khí hai lần, mỗi lần đúng 30 phút. Đền trong buồng giam thắp sáng ngày đêm vì lý do an ninh. Mấy chục người chỉ có chỗ đi vệ sinh duy nhất.

Hoàn cảnh sinh sống nơi ấy thật là kinh khủng, các em thường xuyên thiếu ăn, thiếu thuốc men, không được dạy dổ, học hành hay giả trí vui đùa gì cả. Nhiều trẻ bụi đời một khi được ra khỏi trại giam thì thân tàn ma dại, tồi tệ hơn ngày chúng mới đạt chân đến đây.

Các cha mẹ bị mất con không bao giờ biết hiện chúng ra sao? Sinh sống bằng cánh nào, tại sao lại bổng dưng mất biến?

Đỗ Hiếu: thế Tổ Chức Human Right Watch có kế hoạch thiết thực gì để cứu giúp, bảo vệ trẻ bụi đời, giúp các em thóat khỏi hoàn cảnh khổ đau hiện giờ không?

Bà Sophie Richardson: Chúng tôi rất hy vọng là sau khi đánh động lương tâm thế giới về cuộc sống hẩm hiu, cơ cực của trẻ bụi đời ở Việt Nam, thì các tổ chức nhân đạo quốc tế và ngay cả nhà nước Việt Nam sẽ sớm có chương trình cứu tế, bảo vệ và giúp đỡ trẻ bụi đời thiết thực hơn.

Nên nhớ rằng Việt Nam là quốc gia thứ 2 trên thế giới ký kết vào công ước liên hiệp quốc bảo vệ quyền lợi thiếu nhi. Hà Nội cũng công bố trên giấy tờ rõ ràng về dự án, công trình, chính sách nhằm nâng cao sinh hoạt của trẻ em. Tuy nhiên, có lẽ đây chỉ là lý thuyết, chứ thực tế thì trái ngược hẵn với những gi Hà Nội tuyên truyền.

Đỗ Hiếu: Tổ Chức có khuyến cáo hay lưu ý nhà cầm quyền Hà Nội về cách đối xử của họ đối với giới trẻ thiếu thốn mọi bề này không?

Bà Sophie Richardson: chúng tôi đã nhiều lần trực tiếp đặt vấn đề này với Hà Nội đồng thời khuyến cáo họ phỉ giúp đỡ, chăm sóc, bảo vệ trẻ em kem may mắn, cô đơn, tật bệnh. Hà Nội có hứa với tổ chức chúng tôi là sẽ tìm hiểu căn kẻ và tìm biện pháp khắc phục.

StreetChildren200.jpg
Human Rights Watch quan ngại về số phận và cuộc sống của trẻ em bụi đời trước những ngày khai mạc APEC ở Hà Nội. AFP PHOTO

Về phần chúng tôi thì chúng tôi yêu cầu Hà Nội chấp thuận cho các thanh tra độc lập đến tận nơi để quan sát, ghi nhận mọi chi tiết trong cuộc sống hàng ngày tai những trại giam thiếu nhi bụi đời, được Hà Nội gọi là trung tâm bảo vệ xã hội.

Ngoài ra tổ chức chúng tôi cũng đề nghị với nhà nước Việt Nam là phải xử lý nghiêm khắc những viên chức sai phạm, lạm dụng, đánh đập trẻ bụi đời.

Chúng tôi cũng khuyến cáo Hà Nội tạo điều kiện dể dàng cho các em được về sum họp gia đình, để hưởng một cuộc sống có tình thương, có sự an ủi, đùm bọc, quan tâm, lo lắng thực sự của các bậc làm cha mẹ, anh chị.

Đỗ Hiếu: Bà có nghĩ là một khi đã là thành viên WTO, hay trong vị thế nước chủ nhà đứng ra tổ chức hội nghị thượng đỉnh APEC, Hà Nội sẽ có kế hoạch thiết thực và nhân đạo hơn đối với hàng chục ngàn trẻ bụi đời khắp nước hay không?

Bà Sophie Richardson: Điều đó, chính là mối quan tâm hàng đầu và là nguồn hy vọng của tổ chức chúng tôi, vì một khi đã trở thành hội viên các định chế quốc tế, thì nhà nước Việt Nam phải thực thi đúng đắn những cam kết của họ trên các lãnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa , xã hội và chúng tôi mong rằng, chắc chắn các trẻ bụi đời ở Việt Nam sẽ có một đời bình an, thoải mái hơn hiện giờ.

Đỗ Hiếu: Xin cám ơn bà Sophie Richardson, phó giám đốc đặc trách Châu Á của Human Rights Watch đã dành cho Đài RFA chúng tôi cuộc trao đổi hôm nay.

Thông tin trên mạng:

- Vietnam: Street Children at Risk Before APEC Summit

- Việt Nam: Trẻ em bụi đời bị bức bách để chuẩn bị cho Hội Nghị Thượng Đỉnh APEC