Gia Minh, phóng viên đài RFA
Ngành mía đường Việt Nam vừa gượng dậy sau đợt phá sản của chương trình cách đây một thập niên. Đến nay ngành này lại phải đối đấu với thời kỳ hội nhập khi Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức Thương Mại Thế giới WTO.

Trước những tình thế mới, ngành mía đường Việt Nam đang có những đối sách ra sao? Gia Minh hỏi chyện ông Lê Văn Tam, chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam về những thông tin liên quan. Trước hết ông cho biết những công việc đã làm được trong việc cải tổ những nhà máy thua lỗ.
Ông Lê Văn Tam: Cơ bản đã hòan tất, như vậy đã 90% chuyển sở hữu từ doanh nghiệp nhà nước sang cổ phần.
Gia Minh: Còn 10% nữa thì ra sao?
Ông Lê Văn Tam:Hiện còn hơn 10% tiếp tục chuyển đổi, bốn nhà máy làm thủ tục phá sản: Quảng Bình, Quảng Nam, Trị An, Kon Tum. Nguyên nhân cơ bản là do không đủ nguồn nguyên liệu.
Gia Minh: Việc giải quyết nguyên liệu ra sao?
Ông Lê Văn Tam:Nói chung sau khi cổ phần hóa thì cổ đông tập trung vào vấn đề đó, và do quy họach đúng chổ, rồi quan hệ với nông dân cũng tốt.
Nhà nước có quyết định 28 để giải quyết nợ tồn đọng và chuyển đổi sở hữu. Nay nhà nước không cần nắm cổ phần chi phối nên nhà máy đã đổi mới sản xuất nên hòm hòm cũng đuợc trên 80%.
Gia Minh: Lâu nay sao không giải quyết được mối quan hệ? Ông Lê Văn Tam:Chủ ýếu là mối quan hệ sở hữu thôi. Vấn đề lớn hiện nay là do đuờng nhập lậu thôi.
Gia Minh: Để hội nhập WTO thì ngành lâu nay lo gì rồi?
Ông Lê Văn Tam:Nhà nước có quyết định 28 để giải quyết nợ tồn đọng và chuyển đổi sở hữu. Nay nhà nước không cần nắm cổ phần chi phối nên nhà máy đã đổi mới sản xuất nên hòm hòm cũng đuợc trên 80%.
Gia Minh: Các vùng nguyên liệu kèm các nhà máy trải dài từ bắc xuống nam có gì khác nhau không?
Ông Lê Văn Tam:Chênh lệch vĩ độ không có gì lớn, tuy nhiên như ở Đồng bằng sông Cửu Long có nước thì trồng trên liếp có chất lượng hơn, còn ở miền Trung – Tây nguyên người ta cũng phải có cách để cải tiến, chọn lọc giống mía phù hợp.
Gia Minh: Việc tham gia của các nhà khoa học đến đâu?
Ông Lê Văn Tam:Khi cổ phần hóa thì các ông chủ phải đi tìm các nhà khoa học để hợp tác. Giống mía có cải tiến, chữ đuờng cũng cao hơn.
Gia Minh: Kiến nghị của hội với cơ quan chức năng thế nào?
Ông Lê Văn Tam: Thứ nhất là yêu cầu nhà nước khuyến nông cho nông dân, và hỗ trợ những điều mà WTO không cấm như cơ sở hạ tầng. Cần từng bước từ nay đến nay cho đến 2008- 2009 thì chắc chắn sẽ giải quyết được.
Quyết tâm mạnh nhất cho thời gian tới là nguyên liệu và hợp tác giữa các nhà máy với nhau.
Gia Minh: Xin cám ơn.
Theo dòng câu chuyện:
- Họat động cải tổ của ngành mía đường trong thời gian hội nhập WTO (phần 2)