Ngành đường mía Việt Nam trong thời gian hội nhập WTO

Gia Minh, phóng viên đài RFA

Suốt những tuần đầu tháng 11 vừa qua, giá mía trong nước tiếp tục giảm, trong khi đó đường từ Thái Lan vẫn tiếp tục từ biên giới Tây Nam nhập lậu vào Việt Nam.

OldwomanSugar150.jpg
Nguyên nhân sau xa vì do quy họach xây dựng nhà máy đường tại những vùng không thể phát triển nguồn nguyên liệu mía. AFP PHOTO

Trước tình hình đó, Gia Minh hỏi chuyện ông Phạm Quang Vinh, giám đốc Nhà máy đường Phụng Hiệp ở Cần Thơ về những thông tin liên quan. Trước hết ông cho biết công tác vượt qua những khó khăn của ngành trong thời gian qua.

Ông Phạm Quang Vinh: Nói chung thứ nhất về vốn liếng chúng tôi khắc phục cách đây mấy năm rồi và từ khi cổ phần thì nay làm ăn có lãi.

Về vùng nguyên liệu thì đủ cung cấp cho nhà máy chạy, chất lượng tăng vì công tác khuyến nông giúp cho bà con giống mới. Năng suất ép tăng lên, công suất hiện nay là 2000 tấn mía cây ngày.

Gia Minh: Hợp đồng ký với nông dân thế nào?

Ông Phạm Quang Vinh: Chúng tôi ký bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Giá này bảo đảm cho nông dân sản xuất có lãi.

Gia Minh: Việc phá vỡ hợp đồng thế nào?

Xét về mặt thị trường thì cao hơn thế nhưng thực tế sản xuất thì chi phí Việt Nam không cao. Đường nước ngoài có giá thấp khi nhập vào Việt Nam nhờ vào điều tiết vĩ mô của nhà nước, như Thái thì dân trong nước của họ ăn đường giá cao, còn nhà nước dùng lợi nhuận để bù cho xuất khẩu. Chính phủ Thái có hỗ trợ cho nhân dân giá mía.

Ông Phạm Quang Vinh:Trước đây thôi nhưng vừa qua thì tỷ lệ thực hiện là 90%.

Gia Minh: Còn 10% thì vì sao?

Ông Phạm Quang Vinh:Họ đốn mía sớm và không bán cho nhà máy.

Gia Minh: Ở vùng ĐBSCL tình trạng nhập lậu đường Thái Lan ảnh hưởng thế nào sản xuất và tiêu thụ của nhà máy?

Ông Phạm Quang Vinh:Nguyên nhân nhập lậu là do cung cầu trong nước, cung chưa đáp ứng cầu nên giá trong nước cao. Hiện nay thì các nhà máy đang vào vụ nên đường nhập lậu không vào được.

Gia Minh: Làm thế nào để khắc phục việc giá đường trong nước cao hơn đường nhập?

Ông Phạm Quang Vinh: Xét về mặt thị trường thì cao hơn thế nhưng thực tế sản xuất thì chi phí Việt Nam không cao. Đường nước ngoài có giá thấp khi nhập vào Việt Nam nhờ vào điều tiết vĩ mô của nhà nước, như Thái thì dân trong nước của họ ăn đường giá cao, còn nhà nước dùng lợi nhuận để bù cho xuất khẩu. Chính phủ Thái có hỗ trợ cho nhân dân giá mía.

Gia Minh: Khi gia nhập WTO thì công ty chuẩn bị gì rồi?

Ông Phạm Quang Vinh: Chúng tôi xác định khi hội nhập phải chịu cạnh tranh. Về nguyên liệu chúng tôi phải đổi giống để nông dân làm ra chi phí thấp, về công nghệ từng bước cải tiến, công suất cũng phải tăng lên. Trước hết là cạnh tranh trong nước còn xuất khẩu thì xét sau, chắc hai ba năm nữa mới làm được.

Gia Minh: So với đường Thái thì chất lượng đường nhà máy hiện thế nào?

Ông Phạm Quang Vinh: Cũng tương đương nhau thôi, vì công nghệ của các nước hiện giống giống nhau, ngọi trừ các đường cao cấp. Chất lượng thì không đáng ngại, gia nhập WTO thì có lộ trình giảm thuế, cho nên đến khi thuế bằng 0 thì chúng tôi có đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường Việt Nam.

Gia Minh: Cám ơn ông.