Trước xu thế hội nhập, Việt Nam cần có một đội ngũ luật sư giỏi


2006.07.27

Nam Nguyên, phóng viên đài RFA

Người Việt Nam có truyền thống rất ngại đáo tụng đình, ít muốn tranh chấp đụng chạm tới pháp luật. Thế nhưng trong một nền kinh tế tăng trưởng rất nhanh như hiện nay, xã hội Việt Nam cũng có nhiều nhu cầu mới về hoạt động liên quan tới tư pháp. Đội ngũ luật sư của Việt Nam hiện nay đã trưởng thành hay chưa cho nhu cầu ấy. Nam Nguyên trình bày vấn đề này.

TrialLawyer200.jpg
Các luật sư tham dự một phiên toà tại Sài Gòn. AFP PHOTO/HOANG DINH NAM

Phải tới năm thứ 31 sau khi thống nhất, trung tuần tháng 7 vừa qua Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mới ban hành được một bộ Luật qui định về hoạt động hành nghề luật sư gọi là bộ luật luật sư.

Vào khi các qui chuẩn về nghề luật sư được pháp lý hoá bằng luật, thì là lúc các giới chức có trách nhiệm trong nước nhìn thấy một lỗ hổng lớn, đó là sự kiện đội ngũ luật sư thiếu cả về chất lẫn lượng.

Thiếu luật sư

Với dân số 82 triệu người mà cả nước Việt Nam hiện nay chỉ có khoảng 4 ngàn luật sư hành nghề. Đây là con số chính thức được Thứ Trưởng Tư Pháp Hoàng Thế Liên đưa ra với báo chí ở Hà Nội nhân dịp Luật Luật Sư được ban hành hôm 19/7.

Ông Liên thêm rằng, đa số các luật sư tập trung ở Saigon và Hà Nội dẫn đến thực tế là nhiều tỉnh không có đủ số luật sư để thành lập Đoàn Luật Sư.

Nhưng từ giữa thập niên 1990 đến nay tình hình có tốt hơn, nhiều người muốn học luật. Hơn nữa trong thời đại hội nhập hiện nay Việt Nam cần rất nhiều luật sư. Lúc trước vì không có chuyên gia giỏi về luật thương mại quốc tế nên đã xảy ra hậu quả vụ Vietnam Airlines bị kiện bên Ý.

Theo những số liệu được công bố thì cứ hơn 20 ngàn ngừơi dân Việt Nam thì chỉ có một luật sư phục vụ. Mấy thập niên liền, hệ thống tư pháp ở Việt Nam mang nặng tính xã hội chủ nghĩa, vai trò luật sư chỉ là hình thức. Vì thế trường luật không phải là một chọn lựa ưu tiên đối với đa số sinh viên.

Nhưng ngày nay thực tế này đã đổi khác, một doanh nhân đã sống qua thời sinh viên ở TP.HCM nhận xét: “Lúc trước trong những năm 1980 cũng có trường luật nhưng ế lắm sinh viên không muốn học ngành này, vì chương trình đào tạo kém, học ra cũng không có việc làm.

Nhưng từ giữa thập niên 1990 đến nay tình hình có tốt hơn, nhiều người muốn học luật. Hơn nữa trong thời đại hội nhập hiện nay Việt Nam cần rất nhiều luật sư. Lúc trước vì không có chuyên gia giỏi về luật thương mại quốc tế nên đã xảy ra hậu quả vụ Vietnam Airlines bị kiện bên Ý.”

Phép mầu

Theo các giới chức chuyên môn, ít ra Việt Nam phải có được từ 18 tới 20 ngàn luật sư hành nghề, tức là gấp 5 lần con số 4 ngàn hiện nay. Không thể có phép mầu nào thực hiện được điều này một cách nhanh chóng, lộ trình đào tạo có thể mất hàng chục năm.

Luật sư Nguyễn Chiến thuộc Đoàn Luật Sư Hà Nội cho biết ý kiến của ông về hướng giải quyết sự thiếu hụt luật sư : “Chúng tôi tin tưởng với chính sách khuyến khích theo khu vực, miễn giảm học phí cho các cử nhân luật chưa có điều kiện tham gia đào tạo tại Học Viện Tư Pháp, lâu dần chúng tôi sẽ bù đắp sự thiếu hụt luật sư.

Hơn nữa trong xu thế hội nhập hiện nay, Việt Nam chuẩn bị gia nhập WTO, cần đội ngũ luật sư có đủ năng lực trình độ đáp ứng sự hội nhập đó, chúng tôi đang chú trọng đào tạo bổ xung bồi dưỡng nghiệp vụ cho các luật sư trẻ.”

Đáp câu hỏi là các trường đại học luật ở Việt Nam đã có sự phát triển theo kịp đà hội nhập của Việt Nam hay chưa. Để có được một luật sư chuyên nghiệp thì trước tiên phải có được một cử nhân luật với đầy đủ kiến thức đại học chuyên ngành.

Hơn nữa trong xu thế hội nhập hiện nay, Việt Nam chuẩn bị gia nhập WTO, cần đội ngũ luật sư có đủ năng lực trình độ đáp ứng sự hội nhập đó, chúng tôi đang chú trọng đào tạo bổ xung bồi dưỡng nghiệp vụ cho các luật sư trẻ.

Cải tổ

Luật Sư Nguyễn Chiến tỏ ra lạc quan về vấn đề này: “Xu hướng đào tạo của chúng tôi trong cải cách giáo dục nói chung sẽ phát triển đi lên, và sẽ khắc phục được những cái hạn chế trước đây.

Thậm chí các cử nhân vừa tốt nghiệp tham gia các khoá đào tạo cao học, hay các khoá đào tạo luật sư hay về kiểm sát, đào tạo các chức danh tại học viện tư pháp, thì chúng tôi đều có những đóng góp chung cho việc đào tạo của trường đại học, cũng như kỹ năng cho các luật sư những người đã từ cái nôi ấy ra được hoàn thiện hơn.”

Việt Nam ngày nay đã thể hiện rõ mong muốn hội nhập vào sân chơi chung của thế giới, chính phủ Việt Nam nỗ lực nhiều cho mục tiêu gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới. Khi đã vào được WTO, thì Việt Nam sớm muộn gì cũng tiến tới chỗ được công nhận là nền kinh tế thị trường.

Để đạt được mục đích đó, các chuyên gia trong nước nhận thức rõ là sẽ phải có sự cải tổ ở nhiều lãnh vực kinh tế xã hội chính trị. Nền tư pháp Việt Nam tất nhiên cũng sẽ có nhiều thay đổi theo trào lưu đó với các luật lệ đã được được ban hành. Thị trường nhân lực cho nghề luật sư, cho chuyên viên ngành luật rõ ràng sẽ có nhiều hứa hẹn.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.