Việt Nam và WTO (V)
2005.11.27
Tiến sĩ Trần Văn Hiển - Nguyễn An
Thưa quý thính giả, Việt Nam đã nộp đơn xin gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO cả thập kỷ trước. Tuy nhiên, việc trở thành hội viên của tổ chức quốc tế này mới chỉ trở nên cấp thiết trong đôi ba năm trở lại đây, khi nền kinh tế đã có những bước phát triển tốt song song với yêu cầu hội nhập vào thế giới ngày càng cấp thiết hơn.
Để tìm hiểu quá trình Việt Nam xin gia nhập WTO cùng những vấn đề liên quan đến việc gia nhập ấy, ban Việt ngữ đài Á châu tự do đã thực hiện một loạt cuộc trao đổi với Tiến sĩ Trần Văn Hiển, giáo sư đại học và CPA ở tiểu bang Texas, Hoa Kỳ. Giáo sư Hiển hàng năm đi công tác ở Việt Nam cho đại học của ông.
Trong buổi phát thanh trước, ông Hiển trình bày về tổ chức WTO và tiến trình xin gia nhập tổ chức quốc tế này? Chủ đề cuộc trao đổi kỳ này là, ‘Việc gia nhập WTO sẽ giúp Việt Nam như thế nào trong vịêc hiệu chính những khó khăn của nền kinh tế’. Mời quý thính giả theo dõi cuộc trao đổi giữa BTV Nguyễn An của ban Việt ngữ và giáo sư Hiển.
Bài 5: Việc gia nhập WTO sẽ giúp gì cho nền kinh tế Việt Nam?
Nguyễn An: Khi thấy Việt Nam thiết tha muốn gia nhập WTO, nhiều ngừơi đã cho rằng gia nhập WTO là một chiếc đũa thần giúp Việt Nam giải quyết mọi nan đề trong nền kinh tế của mình. Giáo sư nghĩ sao?
Trần Văn Hiển: Tôi không nghĩ là gia nhập WTO sẽ là một đũa thần. Sự gia nhập này mở một chương sử mới cho Việt Nam. Chương này có đẹp hay xấu là tùy vào Việt Nam.
Các bạn nên nhớ là Kampuchia và Cuba đã là thành viên của WTO, nhưng cái nghèo vẫn bám sát họ. Do đó gia nhập WTO không phải là cây đũa thần hay liều thuốc tiên.
Việt Nam đang đối đầu với rất nhiều thử thách kinh tế trầm trọng, và sự gia nhập WTO chỉ có thể giải quyết một vài thử thách bé mà thôi.
Việt Nam đang đối đầu với rất nhiều thử thách kinh tế trầm trọng, và sự gia nhập WTO chỉ có thể giải quyết một vài thử thách bé mà thôi.
Những thử thách
Nguyễn An: Vậy theo ông, những thử thách đó là gì?
Trần Văn Hiển: Việt Nam đang đương đầu với hai nhóm thử thách rất lớn, gần và xa như sau:
Những thử thách gần gồm có:
- Làm sao để giữ được thị trường beó bở sẵn có của Việt Nam như Hoa Kỳ và Liên Hiệp Âu Châu. - Làm sao bảo vệ những công ty quốc doanh từ sự cạnh tranh khốc liệt sau khi gia nhập WTO. - Làm sao cho thế giới công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trưòng. - Làm sao tạo được công ăn việc làm cho 1 đến 1 triệu rưỡi người trẻ mỗi năm.
Nguyễn An: Bây giờ xin nói đến những thách xa.
Trần Văn Hiển: Những thử thách xa hay lâu dài là làm sao tạo được môi trường tốt cho sư phát triển kinh tế bền vững ở trình độ cao. Chứ đi làm gia công cho Đài Loan hay Nam Hàn mãi thì không khá được. Những thử thách xa gồm có:
- Làm sao tạo được một môi trường pháp lý lành mạnh mà một đại đa số người trong và ngoài nước chấp nhận. Môi trường này cần có luật pháp rõ ràng, và sự thi hành luật đúng đắn.
Cấu trúc chính quyền đương thời của Việt Nam là trung ương nắm hầu hết mọi quyền. Một cấu trúc khác cho những nước đông dân và đa dạng là hệ thống chính quyền liên bang, trong đó địa phương có rất nhiều quyền về kinh tế, và trung ương chỉ lo những việc đại sự như chính sách tiền tệ, quốc phòng, đối ngoại, v.v...
- Làm sao thu thuế được từ người giầu để xây dựng hạ tầng cơ sở vững mạnh.
- Làm sao tìm được một mô hình kinh tế thích hợp cho Việt Nam. Sự tốn kém cao và năng suất thấp của khu vực kinh tế quốc doanh cho thấy mô hình kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa không thích hợp cho Việt Nam.
- Làm sao công nghiệp hóa vùng quê và vùng xa để tăng trưởng GDP. Nên nhớ là người 54 triệu nông dân có thu nhập chỉ được 185 dollars một năm cho từng đầu người, và họ là những người nghèo nhất của thế giới.
- Làm sao nâng cao yếu tố con người để người dân Việt Nam đủ khả năng sản suất ở trình độ cao.
- Làm sao hạn chế sự tăng trưởng dân số vì Việt Nam quá đông dân, nhưng Việt Nam rất ít đất.
- Làm sao thay đổi được cấu trúc của chính quyền cho thích hợp với sự phát triển kinh tế của một nước đông dân và đa dạng như Việt Nam. Cấu trúc chính quyền đương thời của Việt Nam là trung ương nắm hầu hết mọi quyền.
Một cấu trúc khác cho những nước đông dân và đa dạng là hệ thống chính quyền liên bang, trong đó địa phương có rất nhiều quyền về kinh tế, và trung ương chỉ lo những việc đại sự như chính sách tiền tệ, quốc phòng, đối ngoại, v.v... Từ thời Pháp thuộc đến gìờ, Việt Nam chưa có được một cấu trúc chính quyền nào thích hợp cho sự phát triển kinh tế bền vững ở trình độ cao.
Những chuẩn bị
Nguyễn An: Trong sự chuẩn bị vào WTO, chính quyền Việt Nam đã, đang và sắp làm gì và những chuẩn bị này sẽ đem lợi gì đến cho Việt Nam?
Cái mà chính quyền Việt Nam lo âu nhất là sự xâm nhập khu vực kinh tế quốc doanh từ đầu tư nước ngoài. Những công ty này có thể bị thua lổ nặng hơn, và chính quyền không có đủ tiền để trợ cấp. Thêm vào đó, khu vực kinh tế quốc doanh là một trong những cột trụ của chế độ. Nếu cột trụ này yếu đi hay bé đi, sự ổn định của chế độ có thể bị nguy cơ.
Trần Văn Hiển: Chính quyền Việt Nam đã, đang và sắp làm một số việc như sau:
- Việt Nam đàm phán với thành viên của WTO để biết họ đòi Việt Nam thay đổi về luật pháp và quy định như thế nào. Việt Nam phải thay đổi luật và quy định cho phù hợp với sự đòi hỏi của WTO. Mục đích chính là vào WTO càng sớm càng tốt để không bị mất thị trường béo bở về tay những thành viên của WTO.
- Việt Nam đàm phán với thành viên WTO khó nhất là Hoa Kỳ, và cố gắng xin hoãn lại sự xâm nhập vào khu vực kinh tế quốc doanh.
- Việt Nam đang cố gắng thay đổi môi trường đầu tư cho người nước ngoài để thu hút đầu tư tạo được việc làm cho những người trẻ.
- Việt Nam đang cổ phần hóa khu vực kinh tế quốc doanh để được thế giới công nhận là Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Một điều rất quan trọng mà Việt Nam chưa làm là minh bạch hóa chính quyền. Việt Nam hiện giờ chưa có biện pháp chống tham những hữu hiệu nào, ngoại trừ báo chí trong nước kêu ầm ĩ cả lên—tham nhũng, tham nhũng, và tham nhũng ở mọi nơi.
Lo ngại của Việt Nam
Nguyễn An: Phải chăng khi Việt Nam được nhận vào WTO, thì vấn đề các doanh nghiệp nhà nước đã phải giải quyết xong, vì đó là một trong những đề tài phải thương thảo với các đối tác?
Trần Văn Hiển: Việt Nam không phải giải quyết xong vấn đề cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, nếu những doanh nghiệp này không phải xuất hàng đi nước khác. Cuba vẫn là một nước xã hội chủ nghĩa hơn Việt Nam nhiều, nhưng đâu có phải thay đổi hết đâu, vì Cuba không buôn bán mấy với thế giới bên ngoài. Tuy nhiên buôn bán với nước ngoài đem lợi nhuận nhiều nhất, và những công ty quốc doanh lớn hiện giờ không muốn mất những cơ hội này.
Chúng tôi hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp thêm. Xin gửi E mail về Vietnamese@www.rfa.org hay gọi điện đến 202 530 7775.
Cái mà chính quyền Việt Nam lo âu nhất là sự xâm nhập khu vực kinh tế quốc doanh từ đầu tư nước ngoài. Những công ty này có thể bị thua lổ nặng hơn, và chính quyền không có đủ tiền để trợ cấp. Thêm vào đó, khu vực kinh tế quốc doanh là một trong những cột trụ của chế độ. Nếu cột trụ này yếu đi hay bé đi, sự ổn định của chế độ có thể bị nguy cơ.
Nguyễn An: Thế giáo sư có thấy sự thay đổi của chính quyền Việt Nam để đáp ứng những thử thách xa chưa?
Trần Văn Hiển: Tôi chưa nhìn thấy chính quyền Việt Nam có những chính sách mới hay thay đổi lớn để đương đầu với những thử thách xa như môi trường pháp lý lành mạnh, xây dựng hạ tầng cơ sở vững mạnh, tìm được một mô hình kinh tế thích hợp hơn, công nghiệp hóa vùng quê và vùng xa, nâng cao yếu tố con người, hạn chế sự tăng trưởng dân số, và thay đổi cấu trúc của chính quyền cho thích hợp với sự phát triển kinh tế bền vững ở trình độ cao.
Chính quyền Việt Nam cần nhìn thấy được những thử thách xa này và có can đảm đương đầu với chúng. Sự chuẩn bị gia nhập WTO là một bàn đạp sẵn có để tiến lên và khuất phục những thử thách xa này. Chính quyền và người dân Việt Nam nên nắm lấy cơ hội ngàn vàng để tiếp tục con đường đổi mới và đem lại sự phồn thịnh cho đất nước.
Vừa rồi là cuộc trao đổi giữa BTV Nguyễn An của ban Việt ngữ và Tiến sĩ Trần Văn Hiển về Tổ chức Thương mại thế giới WTO, là bài thứ năm của loạt bài phân tích kinh tế về Việt Nam và WTO. Chủ đề thảo luận kỳ tới sẽ là, ‘Vai trò của ngừơi nước ngoài và ngừơi Việt hải ngoại đối với việc Việt Nam gia nhập WTO’, mong quý thính giả đón nghe.
Cũng xin nhắc rằng ý kiến của giáo sư Hiển không nhất thiết phản ánh quan điểm của ban Việt ngữ đài Á châu tự do, và chúng tôi hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp thêm. Xin gửi E mail về vietnamese@www.rfa.org hay gọi điện đến 202 530 7775.
Theo dòng sự kiện
- Việt Nam và WTO (IV)
- Việt Nam và WTO (III)
- Việt Nam và WTO (II)
- Việt Nam và WTO (I)
Những bài liên quan
- Việt Nam và WTO (IV)
- Việt Nam và WTO (III)
- Việt Nam và WTO (II)
- Việt Nam và WTO (I)
- Peter Drucker - Cha đẻ của môn Quản trị học
- Việt Nam hy vọng sẽ sớm được thu nhận vào WTO
- Hội Nghị thượng đỉnh APEC năm nay có gì lạ?
- Phỏng vấn Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Tư Pháp về khả năng gia nhập WTO của Việt Nam
- Vòng đàm phán Doha và vấn đề trợ cấp nông nghiệp của Liên minh Châu Âu
- Nguy cơ Đại dịch
- Việt Nam cho phép các cơ sở khoa học và công nghệ được phép hoạt động chính danh
- Dự luật đầu tư trong quốc hội Việt Nam (I)
- Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ
- Chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước của chính phủ Việt Nam
- Việt Nam sẽ gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm tới
- Việt Nam chưa muốn đặt mục tiêu cho thời gian gia nhập WTO
- Việt Nam trong Trật tự Trung Quốc
- Giới đầu tư quan ngại trước dự luật đầu tư mới của Việt Nam
- Việt Nam có thể chia sẻ những kinh nghiệm và cần học hỏi những gì từ các nước khác?
- Đầu cơ Nhà đất tại Việt Nam