Việt Nam và WTO (VI)
2005.11.28
Tiến sĩ Trần Văn Hiển - Nguyễn An
Việt Nam đã nộp đơn xin gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO cả thập kỷ trước. Tuy nhiên, việc trở thành hội viên của tổ chức quốc tế này mới chỉ trở nên cấp thiết trong đôi ba năm trở lại đây, khi nền kinh tế đã có những bứơc phát triển tốt song song với yêu cầu hội nhập vào thế giới ngày càng cấp thiết hơn.

Để tìm hiểu quá trình Việt Nam xin gia nhập WTO cùng những vấn đề liên quan đến việc gia nhập ấy, ban Việt ngữ đài Á châu tự do đã thực hiện một loạt cuộc trao đổi với Tiến sĩ Trần Văn Hiển, giáo sư đại học và CPA ở tiểu bang Texas, Hoa kỳ. Giáo sư Hiển hàng năm đi công tác ở Việt Nam cho đại học của ông.
Trong buổi phát thanh trước, cụôc thảo luận xoay quanh chuyện việc Việt Nam trở thành hội viên của WTO có thể giúp giải quyết các nan đề của nền kinh tế hay không. Chủ đề cuộc trao đổi kỳ này là, ‘Chủ trương của một số chính khách Hoa kỳ và vai trò của người Vịêt hải ngoại đối với việc gia nhập WTO của Việt Nam’. Mời quý thính giả theo dõi cuộc trao đổi giữa BTV Nguyễn An của ban Việt ngữ và giáo sư Hiển
Nguyễn An: Những chính khách Hoa kỳ quan tâm đến việc Việt Nam gia nhập WTO là những ai và lý do tại sao? (I)
Tiến sĩ Trần Văn Hiển: Hai chính trị gia Mỹ có nhiều quan tâm đến VN là thượng nghị sĩ John McCain, Cộng hoà của bang Arizona, và thượng nghị sĩ John Kerry, Dân chủ của bang Massachusetts. Họ có ảnh hưởng rất lớn đến chính sách VN của chính quyền Bush thứ nhất, Clinton, và Bush thứ hai.
Kerry bị coi là thân chính quyền Hà Nội, và không có đủ uy tín trong những vấn đề VN ở Mỹ. McCain là người uy tín nhất vì ông là cựu phi công bị bắn rơi và là tù nhân chiến tranh ở Hà Nội trên 5 năm. Ông giúp đỡ rất tận tâm hàng ngàn cựu sĩ quan Sài Gòn di dân qua Mỹ và giúp họ trong nhiều lãnh vực khác. Ông cũng là viên chức cao nhất của HK tiếp đón thủ tướng Phan Van Khải ở buổi tiệc tối tại Washington vào tháng 6, 2005.
Nguyễn An: Thượng nghị sĩ John McCain chủ trương ra sao về mối quan hệ song phương Mỹ Việt khi ông góp phần thúc đẩy hiệp định thương mại song phương ký bốn năm trứơc đây? Tiến sĩ Trần Văn Hiển: Thượng nghị sị McCain chủ trương là khuyến khích VN thay đổi để trở thành dân chủ hơn và người dân giầu có hơn. Tốc độ thay đổi là tùy ở VN. Nếu VN muốn dân chủ hóa và thị trường hóa, McCain sẽ là người bạn tốt, đáng tin cho VN trong sự thực hiện những thay đổi này. Không thì ông tránh xa.
Quốc gia nào có nhiều tổ chức kinh tế lớn với năng suất cao, sẽ là một quốc gia giàu có, còn ngược lại sẽ nghèo đói. Để tạo dựng được những tổ chức kinh tế lớn, giàu và mạnh, quốc gia phải có con người nhiều khả năng. Do đó, điều cực kỳ quan trọng cho mọi quốc gia là phải tạo ra được một môi trường lành mạnh cho sự phát triển con người trước. Con người với nhiều khả năng sẽ là động lực đẩy đất nước đi lên.
Ông là một trong những ủng hộ viên mạnh nhất cho hiêp định song phương Mỹ-Việt hay BTA. HK không bị thiệt thòi gì mấy khi buôn bán với VN. Vì khi mua hàng VN, HK sẽ mua ít đi từ những nước khác trong khu vực. Nhưng mậu dịch song phương này thay đổi VN rất nhiều.
Nguyễn An: Hịêp định song phương ấy đã đem lại cho Việt Nam những gì, cụ thể là những thay đổi tích cực nào?
Tiến sĩ Trần Văn Hiển: Về phưong diện kinh tế, Việt Nam xuất cảng qua Mỹ tăng vọt từ vài trăm triệu dollars năm 2001 lên đến 5,7 tỉ năm 2004, và tạo được hàng triệu việc làm cho người dân.
Về phưong diện thay đổi Việt Nam, BTA thay đổi như sau: 1. Tự do kinh doanh cho người dân hơn. VN làm đạo luật đầu tư trong nước vào năm 2001 cho phép tư nhân nhiều quyền KT hơn, và người dân được phép buôn bán với người nước ngoài lần đầu tiên. Từ đạo luật này, hơn 50.000 công ty tư nhân đã được giấy phép kinh doanh. 2. Khu vực quốc doanh không còn kỳ thị người nước ngoài. Người nước ngoài thường phải trả giá cao hơn người trong nước. Nhờ BTA, giá cho người nước ngoài và trong nước giống nhau. 3. Đạo luật Jackson-Vanik giúp người dân được tự do đi nước ngoài. Người dân VN bây giờ có thể xin hộ chiếu hay passport một cách nhanh chóng để đi ra nước ngoài. 10 năm trước, passport chỉ dành cho viên chức cao cấp. 4. Lệ thuộc vào nền KT HK hơn. VN xuất 13% của GDP qua HK vào năm 2004, và nền KT bắt đầu lệ thuộc vào nền KT HK. Vì sự lệ thuộc này, HK có thể làm áp lực VN nhượng bộ khi đàm phán gia nhập WTO.
Nguyễn An: Ngoài khuyến VN thay đổi, theo giaó sư thì chính quyền HK còn có những quan tâm gì khác về Việt Nam?
Tiến sĩ Trần Văn Hiển: Sau sự sup đổ của Liên Sô và VN rút quân ra khỏi Cam Bốt vào 1991, chính quyền HK không còn coi nước CS VN là một mối đe dọa cho hoà bình khu vực. Kế đó đó, sự kiện Sep/11 ở New York thay đổi suy nghĩ của HK. HK cần thêm bạn và ít thù để chống khũng bố. HK cần cộng tác của mọi nước luôn cả VN trong sự chống khủng bố. Sau cùng là sự bành trướng của Trung Quốc làm chính quyền HK quan tâm hơn về vị trí chiến lược của VN trong sự đương đầu với Trung Quốc trong tương lai.
Những sự kiện trên đã đưa đến việc HK trao đổi quân sự với VN, viện trợ 5 triệu dollars một năm cho giáo dục thạc sĩ tiến sĩ trong 20 năm tới, viện trợ chống AIDS. Thêm vào đó, tổng thống Bush đã nhận lời viến thăm Hà Nội vào tháng 12, 2006. Những điều này cho thấy, những lối suy nghĩ về VN từ thời chiến tranh lạnh như cô lập VN đã không còn nữa.
Chính quyền Mỹ đang quên quá khứ và bắt đầu hướng đến tương lai. Sự bang giao hai nước có phát triển tốt hay không còn tuỳ vào Hà Nội có muốn quên quá khứ hay không, và có thay đổi để trở thành bạn đồng tâm đồng tình với HK hay không. Nhiều viên chức Hà Nội tuyên bố là quên quá khứ, nhưng TV trong nước hàng ngaỳ vẫn có những chương trình moi móc lại quá khứ. Thêm vào đó sự khác biệt về ý thức hệ giữa hai nước vẫn còn rất rộng lớn, và hai nước rất khó thành bạn tâm đầu trong những năm tháng tới. Do vậy, những cộng tác phi KT giữa hai nước hiện giờ chỉ là sự tìm hiểu nhau mà thôi.
Nguyễn An: Những người Việt hải ngoại có vai trò gì không trong những thay đổi theo hứơng tích cực cho đất nứơc Việt Nam?
Người Việt Nam rất thông minh và chịu khó, nhưng nước Việt Nam rất nghèo. Sự nghèo khó này cho thấy là yếu tố con người ở Việt Nam vẫn còn rất kém. Đây là lỗi chung của xã hội vì đại đa số các nước Á châu và Phi châu là thế.
Tiến sĩ Trần Văn Hiển: Đối với những Việt Kiều muốn tích cực trong sự thay đổi VN, thì WTO là một cơ hội ngàn vàng để giúp VN có một chính quyền pháp trị hơn, minh bạch hơn, hợp lý hơn trong sự quản lý KT và đối xử vói mọi người dân như nhau để đưa đến dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ như nhà nước VN thường nói. Đây là một số đề nghị của tôi:
1. Học hỏi về nền kinh tế và hệ thống làm việc của chính quyền VN. Nhận diện những lãnh vực có nhiều khuyết điểm về pháp lý, minh bạch và công bằng. 2. Tạo những uỷ ban phi chính phủ, bất vụ lợi giúp VN làm đúng theo quy luật WTO. Những uỷ ban này sẽ giúp chính quyền VN tạo một môi trường lành mạnh và công bằng cho mọi người dân và mọi lảnh vực KT. 3. Tư vấn chính quyền VN nên làm gì để luật pháp và quy luật được đầy đủ, minh bạch và công bằng như phương tây. 4. Làm việc với các chính quyền nước sở tại và giúp họ tạo nên những quy luật WTO tốt cho VN trong sự pháp lý hóa, minh bạch hóa, hợp lý hóa và công bằng hóa chính quyền VN. 5. Quan tâm đến tình hình Việt Nam, nói chuyện với bạn bè thân nhân xem chính quyền có giữ lời hứa với WTO hay không. Nếu không, báo cáo sự thất hứa càng sớm càng tốt. Sự thất hứa sẽ đưa đến một chính quyền tham nhũng và bất công hơn. 6. Hướng dẩn những Việt Kiều khác nơi nào an toàn và thành công cho đầu tư ở VN, nơi nào nguy hiểm cần tránh xa. 7. Học dùng WTO để bảo về quyền lợi đầu tư khi luật pháp VN không bảo vệ được quyền lợi của Việt Kiều. 8. Giúp khu vực KT tư nhân trong nước thành khu vực KT lớn nhất trong nước và người dân VN làm chủ nền KT VN.
Vừa rồi là cuộc trao đổi giữa BTV Nguyễn An của ban Việt ngữ và Tiến sĩ Trần Văn Hiển về Tổ chức Thương mại thế giới WTO, là bài thứ sáu của loạt bài phân tích kinh tế về Việt Nam và WTO. Chủ đề thảo luận kỳ tới sẽ là, ‘Những vấn đề đặt ra sau khi Việt Nam đã đựơc vào WTO’, mong quý thính giả đón nghe.
Cũng xin nhắc rằng ý kiến của giáo sư Hiển không nhất thiết phản ánh quan điểm của ban Việt ngữ đài Á châu tự do, và chúng tôi hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp thêm. Xin gửi E mail về vietnamese@www.rfa.org hay gọi điện đến 202 530 7775.
Chúng tôi hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp thêm. Xin gửi E mail về Vietnamese@www.rfa.org hay gọi điện đến 202 530 7775
Những bài liên quan
- Việt Nam và WTO (V)
- Việt Nam và WTO (IV)
- Việt Nam và WTO (III)
- Việt Nam và WTO (II)
- Việt Nam và WTO (I)
- Peter Drucker - Cha đẻ của môn Quản trị học
- Việt Nam hy vọng sẽ sớm được thu nhận vào WTO
- Hội Nghị thượng đỉnh APEC năm nay có gì lạ?
- Phỏng vấn Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Tư Pháp về khả năng gia nhập WTO của Việt Nam
- Vòng đàm phán Doha và vấn đề trợ cấp nông nghiệp của Liên minh Châu Âu
- Nguy cơ Đại dịch
- Việt Nam cho phép các cơ sở khoa học và công nghệ được phép hoạt động chính danh
- Dự luật đầu tư trong quốc hội Việt Nam (I)
- Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ
- Chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước của chính phủ Việt Nam
- Việt Nam sẽ gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm tới
- Việt Nam chưa muốn đặt mục tiêu cho thời gian gia nhập WTO
- Việt Nam trong Trật tự Trung Quốc
- Giới đầu tư quan ngại trước dự luật đầu tư mới của Việt Nam
- Việt Nam có thể chia sẻ những kinh nghiệm và cần học hỏi những gì từ các nước khác?
- Đầu cơ Nhà đất tại Việt Nam
- Việt Nam chưa thể gia nhập WTO tại hội nghị các nước thành viên ở Hồng Kông
- Mẫu mực Trung Quốc
- Vấn đề cải tổ ngân hàng và doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam (IV)
- Vấn đề cải tổ ngân hàng và doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam (III)