Cuộc chiến Việt Nam dưới cái nhìn của sử gia Tạ Chí Đại Trường (phần I)
2005.04.25
Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA
Người viết sử nhìn cuộc chiến Việt Nam như thế nào? Đó là vấn đề mà Ban Việt Ngữ chúng tôi đặt ra trong cuộc nói chuyện với ông Tạ Chí Đại Trường, một sử gia được các nhà nghiên cứu sử của hai miền Nam và Bắc Việt Nam trọng nể.
Ông Tạ Chí Đại Trường năm nay gần 70 tuổi và đã dành hơn 40 năm trời để nghiên cứu về lịch sử Việt Nam. Đây là phần đầu của cuộc nói chuyện giữa Nguyễn Khanh với Sử gia Tạ Chí Đại Trường. Mời quý vị theo dõi.
Nguyễn Khanh: Với cái nhìn của một người viết sử thì ông nhận định thế nào về cuộc chiến Việt Nam?
Tạ Chí Đại Trường: Cuộc chiến Việt Nam trong 30 năm từ 1945 – 1975. Khởi đầu của nó là đúng với ý nguyện của dân Việt là tranh đấu cho nền độc lập của đất nước. Khởi đầu như vậy thì không ai phản bác cả.
Bạn nghĩ gì về vấn đề này? Xin email về Vietnamese@www.rfa.org
Tất cả những người quốc gia, người cộng sản đều làm công việc đó. Nhưng sự thành công thì nằm ở người cộng sản, vì lẽ đó mà nó trở nên phức tạp hơn.
Trong cuộc tranh đấu đó thì phải công nhận rằng người quốc gia yếu thế hơn, và người cộng sản có những ưu điểm để mà lãnh đạo cuộc chiến thành công.
Người cộng sản đúng trong tâm trạng khởi đầu là muốn lấy lại cho nền độc lập của Việt Nam, nhưng sự thực là họ còn muốn đi xa hơn nữa là tổ chức Việt Nam thành một nước đi theo xã hội chủ nghĩa...
Xin theo dõi toàn bộ cuộc phỏng vấn trong phần âm thanh bên trên.
Những bài liên quan
- Câu chuyện của Trung tá Hạnh Nhơn, cựu nữ quân nhân VNCH
- Sinh hoạt ca nhạc hải ngoại, tưởng niệm 30 tháng 4
- Ba mươi năm kinh tế học
- Hai mươi năm thành lập Phong Trào Hưng Ca Việt Nam
- Cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt: biến cố 30-4 đã gây đau khổ cho hàng triệu người VN
- Thuyền nhân Việt Nam trở lại thăm đảo Galang, Indonesia
- Thuyền nhân Việt Nam trở về thăm lại đảo Bidong
- Những biến cố lịch sử trong ngày cuối tháng Tư năm 1975
- Hành trình biển Đông
- 'My Journey Home', cuộc hành trình về thăm quê hương của ký giả Andrew Lam